Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
2.1.3. Sự cần thiết tăng cường quản lý NSNN tại kho bạc nhà nước
Hoạt động thu và sử dụng ngân sách nhà nước có sự phối hợp tham gia của 3 cơ quan bao gồm cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc và cơ quan thuế, giữa các cơ quan này có mối quan hệ rất chặt chẽ trong quá trình thu và chi NSNN. Cơ quan tài chính có nhiệm vụ lập dự toán thu và chi, cân đối giữa thu và chi để đảm bảo không thâm hụt ngân sách; cơ quan thuế thực hiện những chính sách
thuế và thực hiện việc thu thuế dựa trên dự toán của cơ quan tài chính; kho bạc nhà nước có vai trò tiếp nhận các khoản thu từ cơ quan thuế, nhận thông tin từ cơ quan tài chính về dự toán chi ngân sách và tiến hành giải ngân ngân sách theo dự toán. Như vậy, thực chất của quản lý NSNN tại kho bạc nhà nước là hoạt động quản lý ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước đóng vai trò là trung gian giữa cơ quan thu ngân sách và cơ quan thực hiện chỉ đạo chi ngân sách. Tăng cường quản lý NSNN tại kho bạc nhà nước có một số vai trò chủ yếu sau:
Đảm bảo hoạt động thu và chi ngân sách theo quy trình ngân sách giữa các cơ quan liên quan trong chu trình ngân sách. Đảm bảo cân đối giữa nguồn thu và các khoản chi từ ngân sách nhà nước. Thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động thu và chi ngân sách nhà nước. Phát hiện những bất cập trong hoạt động thu ngân sách và những khoản chi ngân sách không hợp lý để điều chỉnh cho phù hợp tránh thất thu và sử dụng lãng phí quỹ NSNN. Theo dõi và đánh giá hoạt động thu – chi ngân sách theo định mức để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở đảm bảo sự cân bằng giữa thu và chi ngân sách.Hoàn thiện hệ thống thông tin về thu và sử dụng ngân sách nhà nước. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong thu và chi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, giảm thiểu chi phí trong hoạt động thu (Lê Thị Hà, 2010).
KBNN tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN và phân chia chính xác các khoản thu cho NSNN các cấp theo đúng tỷ lệ được cấp có thẩm quyền quyết định đối với từng khoản thu. Kiểm soát các khoản chi, nhiệm vụ chi qua KBNN đảm bảo đúng luật, đúng quy trình và đúng đối tượng thụ hưởng.
+ Thực hiện tổng hợp số liệu, lập báo cáo thu, chi NSNN gửi cơ quan tài chính và cơ quan hữu quan theo chế độ qui định. Hạch toán kịp thời đầy đủ, đúng mục lục NSNN theo chế độ qui định. Phối hợp kiểm tra đối chiếu số liệu, lập báo cáo tình hình sử dụng NSNN trên địa bàn, phối hợp với các cơ quan thu, cơ quan tài chính và các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước đối chiếu thường xuyên, bảo đảm chính xác, đầy đủ kịp thời, xác nhận số liệu thu, chi NSNN theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN; tạo điều kiện cải tiến qui trình, thủ tục qua KBNN; hỗ trợ, kiểm tra hoạt động của cơ quan quản lý, cơ quan thu và đơn vị sử dụng NSNN khác (Đỗ Thị Thu Trang, 2013).