Tiết kiệm nhiên liệu từ việc sử dụng công trình khí sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 60)

Nội dung Có tiết kiệm tiền Không thay đổi

Mua nhiên liệu đun nấu 35 0

Mua điện 30 5

Nuôi lợn 35 0

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Các nội dung tiết kiệm nhiên liệu từ việc sử dụng khí sinh học gồm có mua nhiên liệu trong đun nấu (35 hộ); mua điện (30 hộ) và chăn nuôi lợn (35 hộ). Điều này cũng hợp lý vì qua quan sát các thiết bị sử dụng khí sinh học của hộ gia đình chủ yếu bao gồm: bếp khí sinh học, đèn KSH, nồi cơm khí sinh học, bình nước nóng chạy bằng khí sinh học, đèn sưởi vật nuôi (chủ yếu dùng vào mùa Đông và để úm gia cầm). Có 5 hộ không tiết kiệm được tiền mua điện do việc sử dụng khí sinh học không ảnh hưởng gì đến việc tiêu thụ điện năng của gia đình vì trước khi có công trình khí sinh học gia đình sử dụng các năng lượng khác để đung nấu mà không dùng điện năng và hơn nữa là việc sử dụng KSH để chạy máy phát điện tại huyện Yên Phong còn chưa được phổ biến do giá thành đắt đỏ và chi phí bảo dưỡng, thay thế cao.

Tiết kiệm từ việc sử dụng ít nhiên liệu cho nấu ăn và sinh hoạt gia đình

Số tiền tiết kiệm được từ năng lượng bao gồm tiết kiệm từ nhiên liệu và điện cho chiếu sáng, nấu cơm, sưởi, phát điện và đun nước tắm. Để tính toán số tiền tiết kiệm được bằng cách so sánh chi phí nhiên liệu trước và sau khi có công trình khí sinh học của 35 hộ có công trình. Chi tiết chi phí nhiên liệu qua điều tra có được của 5 nguồn nhiên liệu chính là: củi, than, than củi, phụ phẩm nông nghiệp và khí hóa lỏng (LPG) như ở bảng dưới đây:

Bảng 4.5. Chi phí nhiên liệu trƣớc và sau khi có công trình khí sinh học

Đơn vị tỉnh: Triệu đồng/năm

Nguồn năng lƣợng Số hộ Tổng chi phí trƣớc khi có công trình

Tổng chi phí sau khi có công trình Củi 18 36,72 20,52 Than 4 101,52 18,72 Than củi 1 49,68 13,68 Phụ phẩm nông nghiệp 10 25,92 11,52 LPG 18 71,28 11,88

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Từ kết quả điều tra trên, ta tính được số tiền tiết kiệm được hàng năm mỗi nguồn năng lượng và số tiền tiết kiệm trung bình hàng năm của các hộ có sử dụng nguồn năng lượng đó đã được tiết kiệm.

Tổng số tiền tiết kiệm được từ việc sử dụng năng lượng là 208,8 triệu đồng và số tiền tiết kiệm trung bình hàng năm của tất cả các hộ chăn nuôi có sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau là 104 triệu đồng/năm.

Theo kết quả tính toán từ các hộ có công trình KSH, 51% số hộ (18 hộ) tiết kiệm được 0,9 triệu tiền củi/năm và 51% số hộ (18 hộ) tiết kiệm được 3,3 triệu đồng mua LPG/năm nhờ sử dụng KSH. Chỉ có 1 hộ sử dụng than củi và tiến kiệm được 2 triệu đồng/năm và có 4 hộ sử dụng than trong đun nấu tiết kiệm được 4,6 triệu đồng/năm. Trong khi đó loại năng lượng tiết kiệm trung bình được số tiền ít nhất là phụ phẩm nông nghiệp với 0,8 triệu đồng/năm theo số lượng phản hồi từ 10 hộ chăn nuôi.

Bảng 4.6. Số tiền tiết kiệm trung bình hàng năm từ nhiên liệu

Đơn vị tỉnh: Triệu đồng/năm

Nguồn năng lƣợng Mức tiết kiệm trung bình theo phỏng vấn

Số lƣợng lƣợng hộ chăn nuôi phản hồi

Củi 0,9 18

Than 4,6 4

Than củi 2,0 1

Phụ phẩm nông nghiệp 0,8 10

LPG 3,3 18

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Từ đó ta tính được số tiền mà hộ chăn nuôi sử dụng công trình KSH tiết kiệm được từ nhiên liệu bằng cách tính tổng số tiết kiệm trung bình hàng năm của các hộ với các loại năng lượng khác nhau (104 triệu đồng/năm) chia cho tổng số hộ điều tra (35 hộ chăn nuôi). Kết quả thu được số tiền tiết kiệm được từ việc sử dụng khí sinh học vào khoảng 3 triệu đồng/năm/hộ chăn nuôi.

Hộp 1: Ý kiến trả lời của chủ công trình về tiết kiệm chi phí năng lƣợng

Hộ nhà chị Nguyễn Thị Hạnh, thôn Tiền Thôn, xã Văn Môn xây dựng công trình từ năm 2008, kiểu KT1 cỡ 12,1 m3 hiện đang nuôi 20 con lợn thịt và 4 con lợn nái cho biết ngoài việc sử dụng KSH trong đun nấu phục vụ gia đình còn dùng đèn sưởi để úm cho lợn con và chia cho các hộ dân lân cận sử dụng nhằm giảm việc sử dụng gas công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nên hàng tháng đã tiết kiệm được từ 150 - 200.000 đồng so với trước khi xây dựng công trình.

Lợi ích của việc sử dụng ít phân bón hóa học hơn

Điều tra cho thấy có sự sụt giảm 16% suất tiêu thụ phân bón hóa học. Giá phân bón hóa học trước và sau khi xây hầm cũng được điều tra tại hộ dân, tuy nhiên áp dụng giá hiện tại để ước tính lượng tiết kiệm.

Tính bình quân, mỗi hộ dân tiết kiệm 110 kg phân bón hóa học/năm đối với các hộ sử dụng phân bón hóa học với mức giá 10.014 đồng/kg, tương đương với 1,1 triệu đồng/năm.

Bảng 4.7. Thay đổi trong tiêu thụ phân bón hóa học

Hạng mục Đơn vị Trƣớc khi sử dụng công trình KSH Hiện nay % thay đổi

Sử dụng phân hóa học kg/năm 692 582 16

Giá của phân hóa học Đồng/kg 8.336 10.014 20

Chi phí của phân bón Triệu đồng/hộ 5,8 5,8 0

Tiết kiệm/hộ Triệu đồng/Hộ 1,1 1,1

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Công trình khí sinh học mang lại hiệu quả kinh tế khả quan. Tuy mức đầu tư ban đầu cao xong tuổi thọ của công trình cũng cao (khoảng từ 15-20 năm) nhưng nếu như tính khấu hao thì mức chi phí cho một năm là nhỏ và không đáng kể. Với chi phí trung bình cho mỗi m3

là 0,96 triệu đồng. Cỡ xây dựng trung bình của hộ dân là 11,40 m3

nên tổng chi phí đầu tư trung bình cho mỗi công trình KSH vào khoảng 10,94 triệu đồng. Chi phí đầu tư này chỉ bao gồm chi phí xây dựng của công trình KSH và các thiết bị phụ trợ như van chính, đường ống dẫn khí, bếp đun, bộ lọc sạch khí và đồng hồ đo áp suất khí, chưa tính chi phí xây dựng nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Số tiền mà hộ đã tiết kiệm được do tiết kiệm chất đốt vào khoảng 3 triệu đồng/năm. Các hộ chăn nuôi đã sử dụng phụ phẩm khí sinh học (chủ yếu là nước xả và váng) để ủ phân compost thay thế một phần phân bón hóa học cho cây trồng tiết kiệm được khoảng 1,1 triệu đồng/năm. Ngoài phần tiết kiệm được từ chi phí chất đốt và sử dụng phân bón hóa học các hộ có công trình KSH còn tăng thêm thu nhập do tiết kiệm thời gian đun nấu, thời gian vệ sinh chuồng nuôi làm tăng thời gian

lao động dẫn đến tăng thu nhập. Như vậy, nếu tính tổng giá trị tiết kiệm được từ một công trình KSH trong một năm là khoảng khoảng 4,1 triệu đồng nên hộ chăn nuôi chỉ cần 2-3 năm đầu sử dụng khí sinh học thì sẽ tiết kiệm đủ số vốn đầu tư ban đầu xây dựng công trình KSH.

Nhìn chung đầu tư xây dựng công trình KSH đã mang lại hiệu quả tốt đối với người chăn nuôi, các hộ chăn nuôi rất hài lòng khi sử dụng công trình KSH. Đây thực sự là một trong những tiến bộ khoa học – kỹ thuật quan trọng hỗ trợ cho các gia đình chăn nuôi ở quy mô nông hộ tập trung. Trong quá trình sử dụng công trình KSH, một số hộ chăn nuôi vẫn còn chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của nó như: xả khí thừa ra môi trường, không sử dụng phụ phẩm KSH trong trồng trọt và nuôi cá thương phẩm. Do vậy, các hộ chăn nôi cần khai thác triệt để hơn nữa và sử dụng công trình khí sinh học đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với khả năng có thể của hộ dân và khai thác hết công suất thiết kế của công trình KSH.

4.2.3. Ảnh hƣởng về xã hội

Thành viên của các hộ có hầm KSH đã tiết kiệm được thời gian làm việc hàng ngày. Có 31 hộ (89%) cho biết việc xây hầm KSH giúp họ tiết kiệm thời gian. Trong số các hộ trả lời rằng có tiết kiệm thời gian thì hầu hết là tiết kiệm từ hoạt động thu dọn phân chuồng 23 hộ phản ảnh (chiếm 66% tổng số hộ điều tra). Điều này cho thấy hầu hết các hộ có công trình KSH đã cho phân đưa trực tiếp qua bể nạp vào bể phân giải khi dọn rửa chuồng trại do đó nhanh hơn nhiều so với việc phải thu gom thành đống và vận chuyển phân chuồng ra nơi ủ khi chưa có công trình KSH. Các hoạt động tiết kiệm thời gian đứng thứ hai và ba là trong việc sử dụng năng lượng đó là hoạt động đun nấu 14 hộ chăn nuôi (40%) và kiếm củi hoặc phụ phẩm nông nghiệp (chiếm 34% tổng số hộ điều tra). Hai hoạt động tiếp theo có tiết kiệm được thời gian so với trước khi có công trình khí sinh học là làm sạch dụng cụ nhà bếp (6 hộ, chiếm 17%) và mua nhiên liệu (4 hộ, chiếm 11% tổng số hộ). Phản hồi về việc tiết kiệm thời gian trong các hoạt động khác nhau của hộ chăn nuôi được được trình bày ở hình 4.4.

Trung bình, một hộ có công trình KSH tiết kiệm được 82,42 phút (1,39 h/ngày). Có ba loại hoạt động tiết kiệm được thời gian nhiều nhất là đun nấu (28,04 phút/ngày), thu dọn phân (34,87 phút/ngày) và kiếm củi, phụ phẩm nông nghiệp (15,12 phút/ngày).

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Hình 4.4. Tỷ lệ % các hộ tiết kiệm thời gian trong các hoạt động khác nhau

Hộp 2: Ý kiến của ngƣời dân về vệ sinh chuồng trại

Bác Trương Đức Tăng ở thôn Phù Xã, xã Văn Môn cho biết kể từ ngày có công trình khí sinh học việc thu dọn phân chuồng thuận tiện và nhanh hơn rất nhiều so với trước kia giúp cho bác có nhiều thời gian tham gia các hoạt động trong thôn như là thành viên của Hội Cựu chiến binh, tham gia phong trào khuyến học của địa phương, ngoài ra khi có thời gian bác còn hỗ trợ gia đình trong hoạt động kinh doanh nhỏ.

Bảng 4.8. Thời gian tiết kiệm đƣợc của các hoạt động khác nhau

Hoạt động Số hộ với thời gian

tiết kiệm đƣợc

Thời gian tiết kiệm đƣợc đƣợc tính toán cho toàn bộ

hộ đƣợc khảo sát (phút/ngày/hộ)

Làm sạch dụng cụ nhà bếp 6 1,12

Đun nấu 14 28,04

Thu dọn phân 23 34,87

Kiếm củi hoặc thu gom phụ phẩm nông nghiệp

12 15,12

Mua nhiên liệu 4 3,27

Tổng 82,42

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi

Lợi ích về sức khỏe đối với trẻ em và phụ nữ từ việc sử dụng công trình KSH được quan sát thấy rõ vì đây là hai đối tượng thường xuyên sử dụng và vận hành công trình khí sinh học và cũng là nhóm có lợi ích nhiều từ việc sử dụng công trình. Cải tiến được ghi nhận ở mức tưng ứng là 23% và 14%. Cải tiến trong sức khỏe của nam giới được ghi nhận bởi 17% số hộ gia đình được điều tra. Sự cải thiện về sức khỏe vật nuôi cũng được công nhận bởi 20% số hộ gia đình được điều tra.

Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của công trình KSH đến sức khỏe của con ngƣời và vật nuôi

Hạng mục

Số lƣợng phản hồi % số hộ phỏng vấn

Tốt hơn thay đổiKhông Xấu hơn

Tốt hơn Không thay đổi Xấu hơn Sức khỏe phụ nữ 8 0 0 23 0 0 Sức khỏe trẻ em 5 0 0 14 0 0

Sức khỏe nam giới 6 0 0 17 0 0

Sức khỏe vật nuôi 7 0 0 20 0 0

Các tác động liên quan đến bệnh mắt và đường hô hấp cũng được điều tra. Có tương ứng 20%, 17%, 14% giảm bệnh về mắt, bệnh về hô hấp và bệnh về tiêu hóa. Tóm lại, 14% hộ khảo sát cho biết số lần đi khám bệnh của gia đình giảm đi.

Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của công trình KSH đến các loại bệnh

Hạng mục

Số lƣợng phản hồi % số hộ phỏng vấn

Có Không đổi Không hơnTốt Không đổi Không

Ít gặp phải vấn đề về mắt 7 28 0 20 80 0

Ít gặp phải vấn đề về hô hấp 6 29 0 17 83 0

Ít gặp phải vấn đề về tiêu hóa 5 30 0 14 86 0

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

4.2.4. Ảnh hƣởng về môi trƣờng

18/35 (51%) hộ có công trình KSH có nhà vệ sinh nối trực tiếp với bể phân giải của công trình KSH. Đối với những hộ không nối nhà vệ sinh với công trình, lý do không kết nối là vì nhà vệ sinh ở xa vị trí xây dựng công trình và họ đã xây nhà sinh có bể tự hoại cố định từ trước khi xây dựng công trình KSH.

Ảnh hưởng tới chăn nuôi và quản lý phân

Theo các hộ phản hồi, việc xây một công trình KSH chủ yếu tác động đến cách thức thu gom phân và phương pháp dọn dẹp chuồng trại chứ không có thay đổi đáng kể đến số giờ chăn thả, lượng phân thu gom và các hoạt động khác.

Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của việc sử dụng công trình KSH tới chăn nuôi và cách thức quản lý phân chuồng

Hoạt động chăn nuôi và quản lý phân

Số lƣợng phản hồi % số hộ khảo sát

Ít hơn thay đổiKhông Nhiều hơn Ít hơn thay đổiKhông Nhiều hơn

Số giờ chăn thả 1 34 0 3 97 0

Cách thức thu phân 35 0 0 100 0 0

Tần suất thu phân 26 7 2 74 20 6

Phương pháp dọn dẹp chuồng trại

35 0 0 100 0 0

Lượng phân thu gom 3 29 3 9 82 9

Thời gian chăn thả không bị ảnh hưởng bởi việc có công trình KSH và cách thức quản lý phân chuồng. Chỉ có 1 hộ phản hồi rằng thời gian chăn thả giảm đi. Phương pháp dọn dẹp và cách thức thu gom phân đều thay đổi so với trước khi có công trình KSH.

Tần suất thu phân gia tăng tại 2 hộ và giảm đi tại 26 hộ, điều này phụ thuộc và phương pháp thu thập phân của họ trước khi có công trình KSH. Trong khi đó, lượng phân thu gom được ít bị ảnh hưởng bởi công trình khí sinh học do nó phụ thuộc vào số lượng vật nuôi.

Ảnh hưởng tới môi trường sống của các hộ gia đình và vệ sinh chăn nuôi

Việc xây dựng công trình KSH mang lại tác động tích cực cho hộ gia đình và vệ sinh chăn nuôi. Theo kết quả điều tra 97% phản hồi cho biết có sự cải thiện về mức độ sạch của khuôn viên toàn gia đình và 100% phản hồi cải thiện về mức độ sạch của chuồng trại. Phản hồi về giảm mùi hôi thối từ chuồng nuôi, bụi, bồ hóng và khói tại khu vực đun nấu lần lượt là 97%, 94%, 97% và 100%. Chỉ có 1 hộ cho biết khuôn viên gia đình bẩn hơn nhưng thừa nhận rằng chuồng nuôi sạch sẽ hơn; bụi, bồ nóng và khói ít hơn kể từ khi sử dụng công trình KSH.

Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của công trình KSH đến vệ sinh môi trƣờng của hộ gia đình và chuồng nuôi

Hạng mục Số lƣợng phản hồi % số hộ khảo sát Ít hơn Không thay đổi Nhiều hơn Ít hơn Không thay đổi Nhiều hơn

Mức độ sạch của chuồng nuôi 0 0 35 0 0 100

Mức độ sạch toàn khuôn viên 0 1 34 0 3 97

Mùi hôi từ chuồng nuôi 34 1 0 97 3 0

Nấu ăn - Bụi 34 1 0 94 6 0

Nấu ăn - Bồ hóng 34 1 0 97 3 0

Nấu ăn - Khói 35 0 0 100 0 0

Hộp 3: Ý kiến của chủ công trình về môi trƣờng đun nấu

Chị Nguyễn Thị Vân, thôn Thọ Vuông, xã Đông Thọ cho biết gia đình xây dựng công trình KSH kiểu KT1 cỡ 9 m3

từ năm 2009 đến nay vẫn hoạt động tốt, gia đình sử dụng KSH để đun nấu nên nhà bếp rất sạch sẽ, thuận tiện. Bụi, bồ hóng và khói đã không còn xuất hiện trong bếp nhà nữa. Trước kia chị thường hay chảy nước mắt mỗi khi nấu ăn do khói bếp và rất ngại mỗi khi vào bếp, từ 6- 7 năm trở lại đây kể từ khi sử dụng bếp khí sinh học chị đã không còn mối lo vào bếp nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 60)