Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 42)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Phong nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm của tỉnh (thành phố Bắc Ninh) 13 km về phía Đông và có địa giới:

- Phía Bắc giáp với huyện Hiệp Hòa và Việt Yên tỉnh Bắc Giang. - Phía Nam giáp với huyện Từ Sơn, Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. - Phía Đông giáp với thành phố Bắc Ninh.

- Phía Tây giám với huyện Đông Anh và Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Hình 4.1. Bản đồ huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Yên Phong có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và xã hội. Cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A, con đường huyết mạch của cả nước 8km về phía Nam và cách sân bay quốc tế Nội Bài, cửa khẩu hàng không lớn nhất nước 14km về phía Tây. Phía Bắc có con sông Cầu là

con sông lớp, thượng lưu thông đến tỉnh Thái Nguyên, hạn lưu thông xuống tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Phòng làm cho Yên Phong có nhiều tiềm lực phát triển thương mại dịch vụ. Huyện Yên Phong có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.686,15ha. Với 14 đơn vị hành chính trong đó bao gồm 1 thị trấn và 13 xã.

3.1.1.2. Đặc điểm về khí hậu, địa hình và môi trường

- Về khí hậu. Địa bàn huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa; mùa đông lạnh, khô, độ ẩm thấp; mùa hè nắng nóng độ ẩm cao. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa ít mưa, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt động trung bình tháng từ 6-210C, lượng mưa bình quân mỗi tháng tầm 20-56mm. Bình quân một năm có 2 đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài 3 ngày.

Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm với lượng mưa trung bình tháng từ 100-312mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa chiếm 80% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ bình quân tháng từ 23,7-29,10C. Độ ẩm không khí trung bình năm 83%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%.

Nhìn chung, Yên Phong có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, có thể phát triển nền nông nghiệp đan dạng và phong phú.

- Về địa hình. Mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng. Địa hình toàn huyện được bao học và chia cắt bởi 3 con sông: sông Cầu bao bọc phía Bắc huyện, sông Cà Lồ bao phía Tây huyện và sông Ngũ Huyện Khê. Địa hình này có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, một đôi chỗ địa hình lại có dạng bậc thang, cao thấp xen kẽ nhau.

Về tài nguyên đất, theo số liệu từ Phòng Tài nguyên và Môi trường thì tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Phong năm 2015 là 9.686,15ha. Đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của sông Thái Bình, sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát. Toàn huyện có 3 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc màu, đất đồi núi đỏ vàng. Chi tiết diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp qua các năm trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Diện tích các loại đất qua các năm

Đơn vị tính: ha

STT Loại đất Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 9.686,15 9.686,15 9.686,15

1 Đất nông nghiệp 5.882,26 5.610,92 5.176,20

1.1 Đất lúa nước 5.386,76 5.151,51 4.800,14

1.2 Đất trồng cây lâu năm 27,11 25,81 24,81

1.3 Đất bằng trồng cây hàng năm 82,90 72,30 27,00

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 385,49 361,30 324,25

2 Đất phi nông nghiệp 3.776,42 4.054,84 4.497,57

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp 18,63 19,41 19,82

2.2 Đất quốc phòng 5,79 5,79 8,79

2.3 Đất an ninh 3,82 6,92 10,04

2.4 Đất khu công nghiệp 380,98 561,48 836,88

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 179,80 189,40 201,70

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 91,51 91,51 91,51

2.7 Đất di tích danh thắng 8,26 8,26 8,26

2.8 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 5,16 5,16 10,96

2.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 22,33 22,33 22,33

2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 99,75 101,72 103,35

2.11 Đất có mặt nước chuyên dùng 301,87 272,08 228,43

2.12 Đất phát triển hạ tầng 1.460,63 1.511,73 1.623,55

2.13 Đất ở tại đô thị 93,25 103,55 117,25

2.14 Đất ở tại nông thôn 859,79 887,25 921,25

3 Đất chƣa sử dụng 27,47 20,39 12,38

Nguồn: Báo cáo Ủy ban Nhân dân huyện Yên Phong, (2015)

- Về diện tích gieo trồng: Tổng diện tích gieo trồng của huyện năm 2015 là 11.090 ha. Trong đó diện tích lúa là 10.164 ha (trong đó, 38,5 % diện tích là

lúa lai và lúa chất lượng cao); năng suất bình quân 60,2 tạ/ha. Diện tích cây màu 925,7 ha. Chi tiết biến động diện tích gieo trong qua các năm trong.

- Thực trạng môi trường. Cảnh quan môi trường của Yên Phong mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc, chính điều đó tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.

Do sự phát triển kinh tế xã hội nên trong những năm vừa qua và những năm tới đây, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đã, đang và sẽ diễn ra nhanh chóng và là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, nó cũng nảy sinh mặt trái, đó là ô nhiễm môi trường và nguy cơ ô nhiễm môi trường. Ở bất cứ địa phương nào thì áp lực của các vấn đề xã hội lên đất đai và môi trường là không thể không có. Đối với Yên Phong những nguy cơ ô nhiễm môi trường rõ nét hơn và thể hiện ở những lĩnh vực sau:

- Do hoạt động của một số làng nghề đúc nhôm và nấu quặng kim loại gây ô nhiễm lớn.

- Đa phần ở các địa phương, rác được xử lý đưa và lấp xuống ao, thùng hoặc chôn lấp ngay tại vườn nhà. Nhiều địa phương chưa có bãi rác hoặc bãi rác chưa đúng quy cách về khoảng cách với khu dân cư, hướng gió, khoảng cách với nguồn nước ngầm.

- Tập quán dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chưa đúng, chưa khoa học. Hiện tượng dùng lạm phát thuốc, dùng thuốc không đúng theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật (BVTV) vẫn còn xảy ra phổ biến gây dư thừa hàm lượng thuốc BVTV trong đất, trong nông sản phẩm. Hiện tượng vứt bừa bãi vỏ chai, vỏ lọ, túi đựng thuốc BVTV ra ngoài đồng, xuống sông hồ còn xảy ra. Những hiện tượng đó đã gây phá vỡ cân bằng sinh thái đồng ruộng, làm mất đi hoặc giảm thiểu một số loài sinh vật tự nhiên.

- Việc hoạch định và bảo vệ hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư ở một số địa phương chưa tốt. Vẫn còn hiện tượng tự ý lấp ao, đầm thành đất ở làm tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước.

- Một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát trong khu dân cư với số lượng lớn, không có biện pháp xử lý chất thải triệt để đã gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện và đặc biệt là nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường được nâng cao là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của tỉnh, huyện Yên Phong đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế xã hội. Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Phong đã tạo điều kiện thuận lợi cùng với tỉnh đầu tư phát triển các cụm nghề và đa nghề. Kinh tế huyện phát triển với nhịp độ khá cao và hiệu quả do đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Huyện đã tăng dần tỉ trọng công nghiệp- xây dựng cơ bản và dịch vụ, tạo tiền đề cho sự phát triển của huyện trong thời gian tiếp theo.

Dân số: Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2014 thì dân số toàn huyện là 157.516 người với 32.255 hộ. Cư dân của huyện phân bố không đều và có mật độ dân số cao. Các xã có mật độ dân số cao như Văn Môn: 2.210 ngườ/km2, Yên Phụ: 1.819 người/km2; xã có mật độ dân số thấp nhất là Dũng Liệt: 939 người/km2. Chỉ tiêu phát triển dân số tự nhiên năm 2015 là 1,3 % (giảm 0,28 % so cùng kỳ năm 2014). Tỷ suất sinh năm 2015 là 16,57 % (giảm 2,91 % so với năm 2014), số người sinh con thứ ba: 368 (giảm 4,5 % so với năm 2014), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 10 %. Chi tiết biến động dân số qua các năm trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Sự biến động dân số qua các năm

TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015

1 Dân số toàn huyện Người 155.153 157.516 159.564

2 Số hộ gia đình Hộ 31.771 32.255 32.610

3 Số lao động Lao động 69.819 72.457 74.995

4 Số lao động nông nghiệp Lao động 61.441 61.589 61.496

5 Thu nhập bình quân Triệu

đồng/người/năm

27,7 36,8 42,54

Lao động và việc làm: Theo thống kê đến ngày 31/12/2015 thì tổng số lao động của huyện là 74.995 người, chiếm 47% tổng số dân, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp có tới 61.496, chiếm 82% số lao động. Trong những năm gần đầy, việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Đời sống dân cư và thu nhập: Đời sống dân cư được cải thiện và dần ổn định về nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động, đời sống nông thôn ngày càng được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện khá hơn. Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn thấp so với mức bình quân của toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 42,54 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành); tăng 5,74 triệu đồng (15,6 %) so với năm 2014. Với mức tăng như vậy thì đến năm 2020 đời sống của nhân dân huyện Yên Phong sẽ có những bước cải thiện đáng kể.

3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất của huyện

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, trong bối cảnh tình hình trong nước gặp không ít khó khăn, thách thức như: kinh tế sau suy thoái phục hồi chậm, thời tiết bất ổn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân. Mặt khác, năm 2015 là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn của đất nước. Trước tình hình đó, để đảm bảo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 được UBND tỉnh giao và Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ, HĐND huyện đã đề ra; UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, các địa phương kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, cùng sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở và sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân trong huyện, nên tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong năm 2015. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2015 của huyện đạt 8.410,82 tỷ đồng (giá hiện hành); tăng 10,1 % so với năm 2014. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) địa phương ước đạt 3.164,894 tỷ đồng (giá hiện hành); tăng 9,7 % so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông nghiệp 940,41 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 29,7 %; tăng 1,8 % so với năm 2014); khu vực CN-XD 982,894 tỷ đồng (chiếm 31,1 %; tăng 9,3 %

so với năm 2014); khu vực dịch vụ 1.241,59 tỷ đồng (chiếm 39,2 %; tăng 17 % so với năm 2014). Chi tiết biến động kết quả sản xuất kinh doanh trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Biến động kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Kết quả SXKD Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

1.164,4 1.185,18 3.164,894

Trong đó: - Nông nghiệp 167,8 219,742 940,41

- Công nghiệp - XD 666,4 558,928 982,894

- Dịch vụ 330,2 406,51 1.241,59

Nguồn: Báo cáo Ủy ban Nhân dân huyện Yên Phong, (2015)

Về giá giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp (theo giá hiện hành năm 2015) đạt 1.345,507 tỷ đồng; trong đó: trồng trọt 507,255 tỷ đồng (chiếm 37,7 %), chăn nuôi - thuỷ sản 734,113 tỷ đồng (chiếm 54,56 %), dịch vụ nông nghiệp 104,139 tỷ đồng (chiếm 7,74 %). Chi tiết theo các lĩnh vực như sau:

* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 11.090 ha (đạt 102,7 % kế hoạch). Tổng diện tích gieo cấy lúa 10.164 ha (đạt 99,7 % kế hoạch); trong đó có 3.574 ha lúa chất lượng cao (chiếm 35 % DT), 2.032 ha lúa năng suất cao (chiếm 20 % diện tích) và 4558 ha lúa thuần khác (chiếm 45 % DT). Năng suất lúa cả năm ước đạt 60,2 tạ/ha (tăng 1,8 tạ/ha so với năm 2014); tổng sản lượng thóc đạt 61.205 tấn, tăng 2,7 % so với năm 2014. Toàn huyện trồng được 925,7 ha cây màu các loại (giảm 70 ha so với năm 2014; bằng 92,5 % kế hoạch năm); thu mua được 410 tấn khoai tây cho người dân phục vụ Công ty Orion-KCN Yên Phong I. Công tác khuyến nông, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh thường xuyên được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Chương trình phủ xanh: Toàn huyện trồng được hơn 4.073 cây các loại (huyện: 402; khối xã, thị trấn: 2.741 cây; khối trường học: 930 cây với kinh phí hơn 350 triệu đồng).

* Chăn nuôi - thủy sản: Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung được duy trì: Đàn trâu 685 con (giảm 23 % so với năm 2014) và đàn bò 5.000 con (giảm 22,9 % so với năm 2014); lợn 48.790 con (giảm 18,4 % so với năm 2014),

đàn gia cầm 885.000 con (tương đương so với năm 2014). Các địa phương làm tốt công tác khử trùng tiêu độc môi trường; tích cực phòng chống nguồn lây bệnh cúm H7N9 xâm nhập; tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển, tiêu thụ, giết mổ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và tiêm phòng đại trà các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2015: đến nay, đã tiêm được 4.035.804 liều vacxin các loại. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 450,5 ha; tổng sản lượng ước đạt 3.051 tấn; năng suất ước đạt 67,7 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với năm 2014.

* Xây dựng nông thôn mới: Đôn đốc các xã tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo tập trung kinh phí xây dựng NTM với 03 xã đăng ký hoàn thành xây dựng NTM trong năm 2015 là Tam Giang, Thụy Hòa và Yên Trung (đã hoàn thiện hồ sơ gửi BCĐ tỉnh phê duyệt). Hướng dẫn các HTX trên địa bàn huyện thực hiện chuyển đổi mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012.

* Thủy lợi, phòng chống lụt bão: Tăng cường rà soát, kiểm tra công tác PCLB, xử lý vi phạm đê điều và hành lang công trình thủy lợi (sau 2 đợt ra quân, toàn huyện giải tỏa được 199 trường hợp vi phạm hành lang đê điều và công trình thủy lợi). Tổ chức vớt bèo rác trên các kênh tiêu cơ bản kịp thời, không xảy ra ngập úng nội đồng sau các cơn bão. Kiểm tra công tác đảm nhiệm tưới, tiêu phục vụ sản xuất và quản lý sử dụng kinh phí của các trạm bơm cục bộ tại 14 xã, thị trấn. Tiến hành thực hiện dự án tu bổ đê điều thường xuyên năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 42)