Tình hình chung về sản xuất chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 56)

Những năm gần đây chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, chăn nuôi tại huyện vẫn mang tính chất nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi quy mô hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Một số sản phẩm mới như: gà công nghiệp, bò lai sin, lợn nạc, cá... đã dần mang tính sản xuất hàng hóa, nhưng quy mô nhỏ. Việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi diễn ra nhanh hơn so với ngành trồng trọt nhưng vẫn ở tốc độ thấp. Hiện nay, xu hướng chăn nuôi là giảm dần trâu bò do người dân bắt đầu đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng và tăng dần đàn bò, lợn, gia cầm. Các vật nuôi có giá trị cao chưa được sản xuất đại trà, việc tăng cao đàn gia cầm trong những năm gần đây đã đánh dấu một bước chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi nhưng chưa hình thành mô hình chăn nuôi trang trại và chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.

Bảng 4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện

Đơn vị tính: Con TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 1 Đàn trâu 1.610 1.599 1.588 2 Đàn bò 10.182 10.265 10.368 3 Đàn lợn 64.401 52.809 48.584 4 Gia cầm 715.532 799.250 879.175

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện (2015)

Toàn huyện có đàn trâu 1.588 con (giảm 0,7% so với năm 2014); đàn bò 10.368 con (tăng 1% so với năm 2014) trong đó bò lai sin chiếm 80% tổng đàn bò; đàn lợn 48.584 còn (giảm 8%), trong đó lợn có tỷ lệ nạc cao chiếm 80% tổng đàn lợn; gia cầm 879.175 còn (tăng 10%).

Qua số liệu và phân tích thực trạng chăn nuôi của huyện qua 3 năm 2013- 2015 có thể thấy rõ việc phát triển chăn nuôi gia cầm và bò đang diễn ra theo hướng tích cực và ngày càng chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản xuất của ngành. Việc áp dụng các thành tựu khoa học vào trong chăn nuôi cũng ngày càng phổ biến hơn bởi các hộ gia đình. Do vậy năng suất, chất lượng đang được nâng cao và dần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, việc hướng nông dân chăn nuôi theo hướng công nghiệp còn chậm. Việc chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, xóa dần tập trung chăn nuôi nhỏ, lẻ trong nông thôn còn chưa được áp dụng rộng rãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 56)