Công trình khí sinh học ở bên ngoài chuồng trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 69)

Bảng 4.8. Thời gian tiết kiệm đƣợc của các hoạt động khác nhau

Hoạt động Số hộ với thời gian

tiết kiệm đƣợc

Thời gian tiết kiệm đƣợc đƣợc tính toán cho toàn bộ

hộ đƣợc khảo sát (phút/ngày/hộ)

Làm sạch dụng cụ nhà bếp 6 1,12

Đun nấu 14 28,04

Thu dọn phân 23 34,87

Kiếm củi hoặc thu gom phụ phẩm nông nghiệp

12 15,12

Mua nhiên liệu 4 3,27

Tổng 82,42

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi

Lợi ích về sức khỏe đối với trẻ em và phụ nữ từ việc sử dụng công trình KSH được quan sát thấy rõ vì đây là hai đối tượng thường xuyên sử dụng và vận hành công trình khí sinh học và cũng là nhóm có lợi ích nhiều từ việc sử dụng công trình. Cải tiến được ghi nhận ở mức tưng ứng là 23% và 14%. Cải tiến trong sức khỏe của nam giới được ghi nhận bởi 17% số hộ gia đình được điều tra. Sự cải thiện về sức khỏe vật nuôi cũng được công nhận bởi 20% số hộ gia đình được điều tra.

Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của công trình KSH đến sức khỏe của con ngƣời và vật nuôi

Hạng mục

Số lƣợng phản hồi % số hộ phỏng vấn

Tốt hơn thay đổiKhông Xấu hơn

Tốt hơn Không thay đổi Xấu hơn Sức khỏe phụ nữ 8 0 0 23 0 0 Sức khỏe trẻ em 5 0 0 14 0 0

Sức khỏe nam giới 6 0 0 17 0 0

Sức khỏe vật nuôi 7 0 0 20 0 0

Các tác động liên quan đến bệnh mắt và đường hô hấp cũng được điều tra. Có tương ứng 20%, 17%, 14% giảm bệnh về mắt, bệnh về hô hấp và bệnh về tiêu hóa. Tóm lại, 14% hộ khảo sát cho biết số lần đi khám bệnh của gia đình giảm đi.

Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của công trình KSH đến các loại bệnh

Hạng mục

Số lƣợng phản hồi % số hộ phỏng vấn

Có Không đổi Không hơnTốt Không đổi Không

Ít gặp phải vấn đề về mắt 7 28 0 20 80 0

Ít gặp phải vấn đề về hô hấp 6 29 0 17 83 0

Ít gặp phải vấn đề về tiêu hóa 5 30 0 14 86 0

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

4.2.4. Ảnh hƣởng về môi trƣờng

18/35 (51%) hộ có công trình KSH có nhà vệ sinh nối trực tiếp với bể phân giải của công trình KSH. Đối với những hộ không nối nhà vệ sinh với công trình, lý do không kết nối là vì nhà vệ sinh ở xa vị trí xây dựng công trình và họ đã xây nhà sinh có bể tự hoại cố định từ trước khi xây dựng công trình KSH.

Ảnh hưởng tới chăn nuôi và quản lý phân

Theo các hộ phản hồi, việc xây một công trình KSH chủ yếu tác động đến cách thức thu gom phân và phương pháp dọn dẹp chuồng trại chứ không có thay đổi đáng kể đến số giờ chăn thả, lượng phân thu gom và các hoạt động khác.

Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của việc sử dụng công trình KSH tới chăn nuôi và cách thức quản lý phân chuồng

Hoạt động chăn nuôi và quản lý phân

Số lƣợng phản hồi % số hộ khảo sát

Ít hơn thay đổiKhông Nhiều hơn Ít hơn thay đổiKhông Nhiều hơn

Số giờ chăn thả 1 34 0 3 97 0

Cách thức thu phân 35 0 0 100 0 0

Tần suất thu phân 26 7 2 74 20 6

Phương pháp dọn dẹp chuồng trại

35 0 0 100 0 0

Lượng phân thu gom 3 29 3 9 82 9

Thời gian chăn thả không bị ảnh hưởng bởi việc có công trình KSH và cách thức quản lý phân chuồng. Chỉ có 1 hộ phản hồi rằng thời gian chăn thả giảm đi. Phương pháp dọn dẹp và cách thức thu gom phân đều thay đổi so với trước khi có công trình KSH.

Tần suất thu phân gia tăng tại 2 hộ và giảm đi tại 26 hộ, điều này phụ thuộc và phương pháp thu thập phân của họ trước khi có công trình KSH. Trong khi đó, lượng phân thu gom được ít bị ảnh hưởng bởi công trình khí sinh học do nó phụ thuộc vào số lượng vật nuôi.

Ảnh hưởng tới môi trường sống của các hộ gia đình và vệ sinh chăn nuôi

Việc xây dựng công trình KSH mang lại tác động tích cực cho hộ gia đình và vệ sinh chăn nuôi. Theo kết quả điều tra 97% phản hồi cho biết có sự cải thiện về mức độ sạch của khuôn viên toàn gia đình và 100% phản hồi cải thiện về mức độ sạch của chuồng trại. Phản hồi về giảm mùi hôi thối từ chuồng nuôi, bụi, bồ hóng và khói tại khu vực đun nấu lần lượt là 97%, 94%, 97% và 100%. Chỉ có 1 hộ cho biết khuôn viên gia đình bẩn hơn nhưng thừa nhận rằng chuồng nuôi sạch sẽ hơn; bụi, bồ nóng và khói ít hơn kể từ khi sử dụng công trình KSH.

Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của công trình KSH đến vệ sinh môi trƣờng của hộ gia đình và chuồng nuôi

Hạng mục Số lƣợng phản hồi % số hộ khảo sát Ít hơn Không thay đổi Nhiều hơn Ít hơn Không thay đổi Nhiều hơn

Mức độ sạch của chuồng nuôi 0 0 35 0 0 100

Mức độ sạch toàn khuôn viên 0 1 34 0 3 97

Mùi hôi từ chuồng nuôi 34 1 0 97 3 0

Nấu ăn - Bụi 34 1 0 94 6 0

Nấu ăn - Bồ hóng 34 1 0 97 3 0

Nấu ăn - Khói 35 0 0 100 0 0

Hộp 3: Ý kiến của chủ công trình về môi trƣờng đun nấu

Chị Nguyễn Thị Vân, thôn Thọ Vuông, xã Đông Thọ cho biết gia đình xây dựng công trình KSH kiểu KT1 cỡ 9 m3

từ năm 2009 đến nay vẫn hoạt động tốt, gia đình sử dụng KSH để đun nấu nên nhà bếp rất sạch sẽ, thuận tiện. Bụi, bồ hóng và khói đã không còn xuất hiện trong bếp nhà nữa. Trước kia chị thường hay chảy nước mắt mỗi khi nấu ăn do khói bếp và rất ngại mỗi khi vào bếp, từ 6- 7 năm trở lại đây kể từ khi sử dụng bếp khí sinh học chị đã không còn mối lo vào bếp nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)