Khái quát tình hình phát triển ngành chăn nuôi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.Khái quát tình hình phát triển ngành chăn nuôi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc

HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Tình hình chung về sản xuất chăn nuôi

Những năm gần đây chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, chăn nuôi tại huyện vẫn mang tính chất nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi quy mô hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Một số sản phẩm mới như: gà công nghiệp, bò lai sin, lợn nạc, cá... đã dần mang tính sản xuất hàng hóa, nhưng quy mô nhỏ. Việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi diễn ra nhanh hơn so với ngành trồng trọt nhưng vẫn ở tốc độ thấp. Hiện nay, xu hướng chăn nuôi là giảm dần trâu bò do người dân bắt đầu đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng và tăng dần đàn bò, lợn, gia cầm. Các vật nuôi có giá trị cao chưa được sản xuất đại trà, việc tăng cao đàn gia cầm trong những năm gần đây đã đánh dấu một bước chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi nhưng chưa hình thành mô hình chăn nuôi trang trại và chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.

Bảng 4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện

Đơn vị tính: Con TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 1 Đàn trâu 1.610 1.599 1.588 2 Đàn bò 10.182 10.265 10.368 3 Đàn lợn 64.401 52.809 48.584 4 Gia cầm 715.532 799.250 879.175

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện (2015)

Toàn huyện có đàn trâu 1.588 con (giảm 0,7% so với năm 2014); đàn bò 10.368 con (tăng 1% so với năm 2014) trong đó bò lai sin chiếm 80% tổng đàn bò; đàn lợn 48.584 còn (giảm 8%), trong đó lợn có tỷ lệ nạc cao chiếm 80% tổng đàn lợn; gia cầm 879.175 còn (tăng 10%).

Qua số liệu và phân tích thực trạng chăn nuôi của huyện qua 3 năm 2013- 2015 có thể thấy rõ việc phát triển chăn nuôi gia cầm và bò đang diễn ra theo hướng tích cực và ngày càng chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản xuất của ngành. Việc áp dụng các thành tựu khoa học vào trong chăn nuôi cũng ngày càng phổ biến hơn bởi các hộ gia đình. Do vậy năng suất, chất lượng đang được nâng cao và dần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, việc hướng nông dân chăn nuôi theo hướng công nghiệp còn chậm. Việc chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, xóa dần tập trung chăn nuôi nhỏ, lẻ trong nông thôn còn chưa được áp dụng rộng rãi.

4.1.2. Tình hình chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra

Điều kiện kinh tế của các hộ điều tra đã được chia thành 4 cấp độ: nghèo, cận nghèo, trung bình và giàu có. Hai cấp độ đầu tiên là nghèo và cận nghèo được xác định thông qua việc hỏi hộ dân có thuộc danh sách hộ nghèo hay không trong khi hai cấp độ còn lại (trung bình và giàu có) được xác định qua tiêu chí thu nhập bình quân đầu người/tháng và bằng cách quan sát nhà ở của hộ gia đình. Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người để xác định hộ nghèo được tham chiếu theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015, gồm các tiêu chí về thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin). Các dịch vụ này đươ ̣c đo lường bằng 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Trong số các hộ có công trình KSH đã khảo sát chỉ có 1 hộ cận nghèo, 31 hộ bình thường và 3 hộ giàu có. Trong khi đó tất cả 35 hộ không có công trình KSH đều có điều kinh tế là bình thường.

Nguồn thu nhập của các hộ dân khác nhau nhưng thông thường là từ chăn nuôi (97% số hộ có công trình KSH), trồng trọt (77% số hộ có công trình KSH) và kinh doanh nhỏ (26% số hộ có công trình KSH). Đối với các hộ không có công trình KSH có nguồn thu từ chăn nuôi cũng là lớn nhất (94%), tiếp đến thứ hai là trồng trọt (89%), sau đó là từ lao động tự và và kinh doanh nhỏ. Như vậy là không có sự khác nhau nhiều về các hoạt động tạo ra thu nhập giữa hai nhóm hộ điều tra. Chi tiết các hoạt động tạo thu nhập cho hộ gia đình xem tại Hình 4.2.

Hình 4.2. Nguồn thu nhập chính của các hộ điều tra

Tình hình chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra

Do đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của các xã trong huyện cùng với điều kiện sản xuất khác nhau nên các hộ điều tra có tập quán chăn nuôi cũng khác nhau và ngay cả các hộ trong cùng nhóm điều tra cũng có quy mô và kết quả sản xuất chăn nuôi khác nhau. Các hộ không có công trình KSH thì có số đầu vật nuôi thấp hơn so với hộ có công trình. Số đầu gia súc (trâu, bò) ở hộ không có công trình KSH là bằng không, điều này cũng phù hợp với xu hướng giảm dần về quy mô đàn gia súc trong toàn huyện. Số trâu bò bình quân trên một hộ rất thấp, kể cả ở hộ có công trình KSH (0,2 con trâu/hộ có công trình và 1,2 con bò thịt/hộ có công trình. Về chăn nuôi bò sữa, không có hộ này chăn nuôi loại vật nuôi này ở cả hai nhóm hộ điều tra; vì Yên Phong không phải là đơn vị được tỉnh chú trọng phát triển đàn bò sữa mặc dù trong tỉnh có dự án đầu tư. Trong các hộ điều tra của cả hai nhóm thì chăn nuôi lợn vẫn là chủ yếu. Số lợn bình quân trên một hộ là 9,7 con ở hộ có công trình và 8,2 con ở hộ không có công trình. Chăn nuôi gia cầm dường như cũng phát triển hơn ở cả hai nhóm hộ điều tra và xét về quy mô chăn nuôi thì hộ có công trình KSH lớn hơn hộ không có công trình KSH, xem chi tiết ở Bảng 6 dưới đây.

Bảng 4.2. Quy mô chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra Đơn vị tính: Con Đơn vị tính: Con Chỉ tiêu Hộ có công trình KSH Hộ không có công trình KSH So sánh (1) (2) (3) (2) - (3) Số lợn bình quân/hộ 9,7 8,2 1,2 Số trâu bình quân/hộ 0,2 0 0,2 Số bò sữa bình quân/hộ 0 0 0 Số bò thịt bình quân/hộ 1,2 0 1,2 Số gia cầm bình quân/hộ 52,9 13,2 39,7

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

4.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG VIỆC SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC Ở HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

4.2.1. Tình hình sử dụng công trình khí sinh học ở các hộ điều tra

Tiến hành điều tra 35 hộ có công trình khí sinh học, kết quả thu được như sau: Cỡ trung bình của công trình là 11,40 m3 như vậy cũng phù hợp với số lượng vật nuôi và số lượng chất thải thu gom hàng ngày nạp vào bể phân giải. Như vậy kích cỡ công trình phù hợp với số lượng vật nuôi và lượng chất thải thu gom được, không có hiện tượng nạp quá nhiều hay nạp thiếu nguyên liệu đầu vào. Công trình có thể thích lớn nhất là kiểu KT2 với thể tích là 30 m3 và bé nhất là kiểu KT1 có thể tích là 6 m3. Các công trình đều đang hoạt động tốt và có sản lượng khí đủ cung cấp cho các nhu cầu sinh hoạt của thành viên gia đình (trung bình 5,46 người/hộ có công trình KSH). Phần lớn các công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng từ những năm 2008-2009 với tuổi thọ đã được 7-8 năm vận hành. Tuổi thọ công trình lần lượt là 8 năm (34%), 7 năm (60%) và 6 năm (6%). Hầu hết các hộ chăn nuôi đều xây dựng kiểu công trình KT1 (94%), chỉ có 2 trường hợp (6%) là xây dựng kiểu KT2. Điều này cũng phù hợp đặc điểm tự nhiên của đất đai huyện Yên Phong khi chủ yếu địa hình là đất nguyên thủy, dễ đào sâu phù hợp xây dựng kiểu công trình KT1, trong khi đó chỉ có rất ít trường hợp hộ chăn nuôi xây dựng công trình KSH ở vùng đất mượn, gần ruộng hay ao

hồ nên họ lựa chọn kiểu công trình KT2. Chi tiết tình hình sử dụng các công trình khí sinh học ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sử dụng các công trình khí sinh học

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tổng số công trình 35 100

1. Thời gian xây dựng

- Năm 2008 12 34 - Năm 2009 21 60 - Năm 2010 2 6 2. Kiểu thiết kế - Xây gạch kiểu KT1 33 94 - Xây gạch kiểu KT2 2 6 3. Cỡ công trình - Dưới 8 m3 2 6 - Từ 8-10 m3 11 31 - Trên 10 m3 22 63 4. Tình trạng hoạt động - Đang hoạt động tốt 35 100

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Các hộ dân đều phản ảnh công trình đang hoạt động tốt, đều sinh khí gas đáp ứng nhu cầu sử dụng và sinh hoạt hàng ngày cho người và vật nuôi. Không có công trình nào xảy ra hiện tường rò rỉ khí gas ở cổ bể phân giải hay hệ thống dẫn khí đến nơi đun nấu. 100% hộ dân đều hài lòng với chất lượng công trình khí sinh học và hiện tại không bị trục trặc gì trong quá trình sử dụng.

4.2.2. Ảnh hƣởng về kinh tế

Hai sản phẩm chính của công trình khí sinh học là khí gas sinh ra từ bể phân giải được thu từ ống thu khí qua đường ống dẫn khí chính đưa đến các thiết bị sử dụng và phụ phẩm khí sinh học gồm có nước xả từ bể điều áp và lắng cặn,

váng hình thành trong bể phân giải được sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ảnh hưởng công trình khí sinh học về kinh tế được phân tích từ việc sử dụng hai sản phẩm chính này khí sinh học và phụ phẩm KSH thông qua hình thức tiết kiệm năng lượng và thay thế, tiết kiệm một phần phân bón hóa học.

Chi phí tiết kiệm được từ việc tiêu thụ năng lượng bao gồm tiết kiệm từ việc sử dụng nhiên liệu và điện năng cho chiếu sáng, nấu cơm, sưởi, phát điện và đun nước tắm. Các hộ có công trình KSH đều phản ánh là việc sử dụng công trình đã đem lại lợi ích về mặt kinh tế khi tiết kiệm được các chi phí về năng lượng, đặc biệt là trong đun nấu phục vụ sinh hoạt gia đình. Chi tiết ghi nhận các phản ánh của hộ dân tại Bảng 4.4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4. Tiết kiệm nhiên liệu từ việc sử dụng công trình khí sinh học

Nội dung Có tiết kiệm tiền Không thay đổi

Mua nhiên liệu đun nấu 35 0

Mua điện 30 5

Nuôi lợn 35 0

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Các nội dung tiết kiệm nhiên liệu từ việc sử dụng khí sinh học gồm có mua nhiên liệu trong đun nấu (35 hộ); mua điện (30 hộ) và chăn nuôi lợn (35 hộ). Điều này cũng hợp lý vì qua quan sát các thiết bị sử dụng khí sinh học của hộ gia đình chủ yếu bao gồm: bếp khí sinh học, đèn KSH, nồi cơm khí sinh học, bình nước nóng chạy bằng khí sinh học, đèn sưởi vật nuôi (chủ yếu dùng vào mùa Đông và để úm gia cầm). Có 5 hộ không tiết kiệm được tiền mua điện do việc sử dụng khí sinh học không ảnh hưởng gì đến việc tiêu thụ điện năng của gia đình vì trước khi có công trình khí sinh học gia đình sử dụng các năng lượng khác để đung nấu mà không dùng điện năng và hơn nữa là việc sử dụng KSH để chạy máy phát điện tại huyện Yên Phong còn chưa được phổ biến do giá thành đắt đỏ và chi phí bảo dưỡng, thay thế cao.

Tiết kiệm từ việc sử dụng ít nhiên liệu cho nấu ăn và sinh hoạt gia đình

Số tiền tiết kiệm được từ năng lượng bao gồm tiết kiệm từ nhiên liệu và điện cho chiếu sáng, nấu cơm, sưởi, phát điện và đun nước tắm. Để tính toán số tiền tiết kiệm được bằng cách so sánh chi phí nhiên liệu trước và sau khi có công trình khí sinh học của 35 hộ có công trình. Chi tiết chi phí nhiên liệu qua điều tra có được của 5 nguồn nhiên liệu chính là: củi, than, than củi, phụ phẩm nông nghiệp và khí hóa lỏng (LPG) như ở bảng dưới đây:

Bảng 4.5. Chi phí nhiên liệu trƣớc và sau khi có công trình khí sinh học

Đơn vị tỉnh: Triệu đồng/năm

Nguồn năng lƣợng Số hộ Tổng chi phí trƣớc khi có công trình

Tổng chi phí sau khi có công trình Củi 18 36,72 20,52 Than 4 101,52 18,72 Than củi 1 49,68 13,68 Phụ phẩm nông nghiệp 10 25,92 11,52 LPG 18 71,28 11,88

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Từ kết quả điều tra trên, ta tính được số tiền tiết kiệm được hàng năm mỗi nguồn năng lượng và số tiền tiết kiệm trung bình hàng năm của các hộ có sử dụng nguồn năng lượng đó đã được tiết kiệm.

Tổng số tiền tiết kiệm được từ việc sử dụng năng lượng là 208,8 triệu đồng và số tiền tiết kiệm trung bình hàng năm của tất cả các hộ chăn nuôi có sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau là 104 triệu đồng/năm.

Theo kết quả tính toán từ các hộ có công trình KSH, 51% số hộ (18 hộ) tiết kiệm được 0,9 triệu tiền củi/năm và 51% số hộ (18 hộ) tiết kiệm được 3,3 triệu đồng mua LPG/năm nhờ sử dụng KSH. Chỉ có 1 hộ sử dụng than củi và tiến kiệm được 2 triệu đồng/năm và có 4 hộ sử dụng than trong đun nấu tiết kiệm được 4,6 triệu đồng/năm. Trong khi đó loại năng lượng tiết kiệm trung bình được số tiền ít nhất là phụ phẩm nông nghiệp với 0,8 triệu đồng/năm theo số lượng phản hồi từ 10 hộ chăn nuôi.

Bảng 4.6. Số tiền tiết kiệm trung bình hàng năm từ nhiên liệu

Đơn vị tỉnh: Triệu đồng/năm

Nguồn năng lƣợng Mức tiết kiệm trung bình theo phỏng vấn

Số lƣợng lƣợng hộ chăn nuôi phản hồi

Củi 0,9 18

Than 4,6 4

Than củi 2,0 1

Phụ phẩm nông nghiệp 0,8 10

LPG 3,3 18

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Từ đó ta tính được số tiền mà hộ chăn nuôi sử dụng công trình KSH tiết kiệm được từ nhiên liệu bằng cách tính tổng số tiết kiệm trung bình hàng năm của các hộ với các loại năng lượng khác nhau (104 triệu đồng/năm) chia cho tổng số hộ điều tra (35 hộ chăn nuôi). Kết quả thu được số tiền tiết kiệm được từ việc sử dụng khí sinh học vào khoảng 3 triệu đồng/năm/hộ chăn nuôi.

Hộp 1: Ý kiến trả lời của chủ công trình về tiết kiệm chi phí năng lƣợng

Hộ nhà chị Nguyễn Thị Hạnh, thôn Tiền Thôn, xã Văn Môn xây dựng công trình từ năm 2008, kiểu KT1 cỡ 12,1 m3 hiện đang nuôi 20 con lợn thịt và 4 con lợn nái cho biết ngoài việc sử dụng KSH trong đun nấu phục vụ gia đình còn dùng đèn sưởi để úm cho lợn con và chia cho các hộ dân lân cận sử dụng nhằm giảm việc sử dụng gas công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nên hàng tháng đã tiết kiệm được từ 150 - 200.000 đồng so với trước khi xây dựng công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi ích của việc sử dụng ít phân bón hóa học hơn

Điều tra cho thấy có sự sụt giảm 16% suất tiêu thụ phân bón hóa học. Giá phân bón hóa học trước và sau khi xây hầm cũng được điều tra tại hộ dân, tuy nhiên áp dụng giá hiện tại để ước tính lượng tiết kiệm.

Tính bình quân, mỗi hộ dân tiết kiệm 110 kg phân bón hóa học/năm đối với các hộ sử dụng phân bón hóa học với mức giá 10.014 đồng/kg, tương đương với 1,1 triệu đồng/năm.

Bảng 4.7. Thay đổi trong tiêu thụ phân bón hóa học

Hạng mục Đơn vị Trƣớc khi sử dụng công trình KSH Hiện nay % thay đổi

Sử dụng phân hóa học kg/năm 692 582 16

Giá của phân hóa học Đồng/kg 8.336 10.014 20

Chi phí của phân bón Triệu đồng/hộ 5,8 5,8 0

Tiết kiệm/hộ Triệu đồng/Hộ 1,1 1,1

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Công trình khí sinh học mang lại hiệu quả kinh tế khả quan. Tuy mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 55)