Phân tích các yếu tố quyết định đến sử dụng công trình khí sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Phân tích các yếu tố quyết định đến sử dụng công trình khí sinh học

TRÌNH KHÍ SINH HỌC

4.3.1. Nguyên nhân xây dựng công trình khí sinh học

Khi điều tra 35 hộ có công trình KSH về lý do đầu tư xây dựng công trình. Phần lớn các ý kiến phản hồi rằng công trình KSH giúp môi trường sạch hơn (chiếm 88%, là lí do quan trọng nhất) và tiết kiệm chi phí đun nấu hơn (lí do thứ 2, chiếm 79%). Nhận được trợ cấp, sự thuận tiện cho sử dụng và đun nấu sạch sẽ/an toàn hơn cho sức khỏe cũng là lý do chính để xây dựng công trình. Một số hộ dân phản hồi lí do xây dựng do thấy hàng xóm đã xây và sử dụng tốt. Bảng dưới đây tóm tắt các lí do xây dựng công trình khí sinh học.

Hình 4.7. Lý do xây dựng công trình KSH của các hộ có công trình KSH

Điều tra về động lực xây dựng công trình KSH của 35 hộ không có công trình. Trong số các hộ được khảo sát, có 34 hộ (97%) đã biết đến công trình KSH, trong đó có 32 hộ (91%) cho biết họ muốn xây dựng công trình trong tương lai. Trong số 32 hộ này, 16 hộ (50%) sẵn sàng xây dựng công trình KSH mà không cần có hỗ trợ. Một điều đáng lưu ý là trong số các hộ chưa có công trình KSH được khảo sát này, 34 hộ (97%) có thể nêu tên đầu mối liên hệ nếu họ muốn xây dựng công trình KSH. Các đầu mối đó là thợ xây, kỹ thuật viên huyện và các đối tượng khác như cán bộ trong Hội phụ nữ, Ủy ban Nhân dân, Trạm Khuyến nông, Trưởng thôn… Trong số 32 hộ được khảo sát có mong muốn xây dựng công trình cũng cho biết động lực chính của họ là muốn việc đun nấu được

thuận tiện và sạch sẽ hơn, tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đun nấu và cải tiến việc quản lý phân.

Bảng dưới đây tóm tắt các phản hồi lý do và ưu thế khi xây dựng công trình KSH của các hộ không có công trình (tỷ lệ % tính trên tổng số 32 qua khảo sát có mong muốn xây dựng công trình KHS trong tương lai).

Hình 4.8. Lý do xây dựng công trình KSH của các hộ chƣa sử dụng KSH

Qua hình trên có thể thấy số hộ nhận thức rõ được các lợi ích của việc có công trình KSH là rất nhiều và chiếm đa số. Cụ thể, có 28 hộ (88%) cho rằng lý do họ sẽ xây dựng công trình KSH là do hoạt động đun nấu sẽ được thuận tiện hơn; 25 hộ (78%) cho rằng việc đun nấu bằng KSH sẽ được sạch sẽ hơn và 18 trường hợp cho rằng có công trình KSH sẽ tiết kiệm được chi phí đun nấu.

Về phân tích trở ngại đối với các hộ chưa có công trình KSH, lý do chính để chưa xây dựng công trình KSH là do họ thiếu kinh phí (12 trường hợp lý do thứ nhất), quy mô chăn nuôi nhỏ (6 trường hợp lý do thứ nhất) và các lý do khác như thiếu đất để xây dựng (5 trường hợp lý do thứ nhất) và hộ dân cảm thấy sẽ không được hưởng lợi từ việc xây dựng công trình. Hầu hết các lý do này được hộ chưa có công trình khí sinh học nêu ra đầu tiên (lý do thứ nhất), các lý do thứ hai không muốn xây dựng công trình khí sinh học là do quy mô chăn nuôi nhỏ và thấy không được hưởng lợi từ việc xây dựng công trình khí sinh học. Ở lý do thứ 3 (mức ít quan trọng hơn) được trải đều ở các trở ngại, trong đó có lý do thiếu đất

để xây dựng và việc xây dựng khó có được công trình tốt. Bảng dưới đây tóm tắt phản hồi của các hộ dân về các trở ngại khiến họ chưa xây dựng công trình KSH.

Bảng 4.13. Trở ngại dẫn đến không xây dựng công trình khí sinh học

Trở ngại dẫn đến không xây dựng công trình KSH

Hộ không muốn xây dựng công trình KSH

Lý do thứ 1 Lý do thứ 2 Lý do thứ 3

Thiếu tiền 12 5 1

Thiếu đất để xây dựng 5 0 6

Khó xây được công trình tốt 0 1 3

Quy mô chăn nuôi nhỏ 6 7 6

Thiếu nhân lực vận hành hầm 0 4 4

Không được hưởng lợi từ KSH 3 7 6

Khác 11 3 2

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

4.3.2. Điều kiện tự nhiên

Trong thực tế, do điều kiện đất đai khan hiếm nên chuồng trại thường được các hộ xây dựng ngay trong khu đất ở gia đình do đó hạn chế về nguồn lực đất đai đã làm cho quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật xây dựng công trình KSH bị hạn chế. Cho dù hiện nay, số hộ chăn nuôi sử dụng đất đi thuê có xu hướng tăng lên ở các vùng nông thôn, nhưng tâm lý đầu tư xây dựng công trình KSH trên các mảnh đất thuê để sử dụng trong chăn nuôi hay trồng trọt đó vẫn còn e dè. Có nhiều hộ chăn nuôi đã phải tận dùng diện tích đất tự nhiên tối đa để làm chuồng trại, do đó khi xây dựng các công trình KSH ngay tại dưới nền chuồng vật nuôi đã dẫn đến tăng chi phí đầu tư xây dựng ban đầu.

Từ kết quả điều tra có sự khác biệt rất lớn về sở hữu đất đai, từ 70 m2

đến 11.000 m2. Bình quân, một hộ có công trình KSH sử dụng 1.773 m2 làm đất thổ cư và 8.986 m2 là đất thổ canh. Có 34% đất ở phải thuê và tỷ lệ thuê đất trồng trọt là 39%. Với hộ không có công trình KSH, các tỷ lệ này lần lượt là 0% và 61%. Bảng dưới đây tóm tắt các giá trị trung bình về sở hữu đất đai.

Bảng 4.14. Sở hữu đất đai của các hộ khảo sát

Hộ có công trình KSH Hộ không có công trình KSH

Đất ở 1.773 1.648 Sở hữu, m2/hộ 1.173 1.648 Thuê, m2/hộ 600 0 Đất trồng trọt 8.986 12.098 Sở hữu, m2/hộ 5.496 4.781 Thuê, m2/hộ 3.490 7.317 Tổng diện tích 10.759 13.746 Sở hữu, m2/hộ 6.669 6.429 Thuê, m2/hộ 4.090 7.317

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Hiện nay phần lớn các hộ đều xây dựng công trình khí sinh học trong khuôn viên gia đình, số hộ xây dựng theo quy mô đất trang trại là rất thấp, thậm trí có một số hộ xây dựng công trình ngay trong chuồng vật nuôi nhưng vị trí đặt công trình khoa học vẫn đảm bảo được đúng các thông số kỹ thuật.

Để cho công trình KSH hoạt động thuận tiện sau này, tuổi thọ lâu dài, dễ dàng thi công, việc lựa chọn địa điểm được căn cứ vào các yêu cầu sau đây:

- Đảm bảo đủ diện tích mặt bằng để xây dựng công trình KSH đúng kích thước dự kiến. Tiết kiệm diện tích mặt bằng, tránh ảnh hưởng đến các công trình khác;

- Cách xa nơi đất trũng để tránh bị nước ngập, xa hồ, ao để tránh nước ngầm, thuận tiện khi thi công và giữ cho công trình bền vững lâu dài;

- Tránh những nơi đất có cường độ kém để không phải xử lý nền móng phức tạp và tốn kém;

- Tránh xa không cho rễ tre và cây to ăn xuyên vào công trình làm hỏng công trình về sau;

- Gần nơi cung cấp nguyên liệu nạp để đỡ tốn công sức vận chuyển nguyên liệu. Nếu kết hợp công trình KSH với nhà xí thì cần nối thẳng nhà xí với bể phân giải để phân chảy thẳng vào bể phân giải đảm bảo yêu cầu vệ sinh;

- Gần nơi sử dụng khí để tiết kiệm đường ống, tránh tổn thất áp suất trên đường ống và hạn chế nguy cơ tổn thất khí do đường ống bị rò rỉ;

- Gần nơi tích trữ và chế biến phụ phẩm để cho nước xả có thể chảy thẳng vào bể chứa;

- Đặt ở nơi có nhiều nắng, kín gió để giữ nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh khí;

- Cách xa giếng nước từ 10 m trở lên để phòng ngừa nước giếng bị nhiễm bẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 75)