Biến động kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 55)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Kết quả SXKD Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

1.164,4 1.185,18 3.164,894

Trong đó: - Nông nghiệp 167,8 219,742 940,41

- Công nghiệp - XD 666,4 558,928 982,894

- Dịch vụ 330,2 406,51 1.241,59

Nguồn: Báo cáo Ủy ban Nhân dân huyện Yên Phong, (2015)

Về giá giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp (theo giá hiện hành năm 2015) đạt 1.345,507 tỷ đồng; trong đó: trồng trọt 507,255 tỷ đồng (chiếm 37,7 %), chăn nuôi - thuỷ sản 734,113 tỷ đồng (chiếm 54,56 %), dịch vụ nông nghiệp 104,139 tỷ đồng (chiếm 7,74 %). Chi tiết theo các lĩnh vực như sau:

* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 11.090 ha (đạt 102,7 % kế hoạch). Tổng diện tích gieo cấy lúa 10.164 ha (đạt 99,7 % kế hoạch); trong đó có 3.574 ha lúa chất lượng cao (chiếm 35 % DT), 2.032 ha lúa năng suất cao (chiếm 20 % diện tích) và 4558 ha lúa thuần khác (chiếm 45 % DT). Năng suất lúa cả năm ước đạt 60,2 tạ/ha (tăng 1,8 tạ/ha so với năm 2014); tổng sản lượng thóc đạt 61.205 tấn, tăng 2,7 % so với năm 2014. Toàn huyện trồng được 925,7 ha cây màu các loại (giảm 70 ha so với năm 2014; bằng 92,5 % kế hoạch năm); thu mua được 410 tấn khoai tây cho người dân phục vụ Công ty Orion-KCN Yên Phong I. Công tác khuyến nông, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh thường xuyên được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Chương trình phủ xanh: Toàn huyện trồng được hơn 4.073 cây các loại (huyện: 402; khối xã, thị trấn: 2.741 cây; khối trường học: 930 cây với kinh phí hơn 350 triệu đồng).

* Chăn nuôi - thủy sản: Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung được duy trì: Đàn trâu 685 con (giảm 23 % so với năm 2014) và đàn bò 5.000 con (giảm 22,9 % so với năm 2014); lợn 48.790 con (giảm 18,4 % so với năm 2014),

đàn gia cầm 885.000 con (tương đương so với năm 2014). Các địa phương làm tốt công tác khử trùng tiêu độc môi trường; tích cực phòng chống nguồn lây bệnh cúm H7N9 xâm nhập; tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển, tiêu thụ, giết mổ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và tiêm phòng đại trà các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2015: đến nay, đã tiêm được 4.035.804 liều vacxin các loại. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 450,5 ha; tổng sản lượng ước đạt 3.051 tấn; năng suất ước đạt 67,7 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với năm 2014.

* Xây dựng nông thôn mới: Đôn đốc các xã tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo tập trung kinh phí xây dựng NTM với 03 xã đăng ký hoàn thành xây dựng NTM trong năm 2015 là Tam Giang, Thụy Hòa và Yên Trung (đã hoàn thiện hồ sơ gửi BCĐ tỉnh phê duyệt). Hướng dẫn các HTX trên địa bàn huyện thực hiện chuyển đổi mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012.

* Thủy lợi, phòng chống lụt bão: Tăng cường rà soát, kiểm tra công tác PCLB, xử lý vi phạm đê điều và hành lang công trình thủy lợi (sau 2 đợt ra quân, toàn huyện giải tỏa được 199 trường hợp vi phạm hành lang đê điều và công trình thủy lợi). Tổ chức vớt bèo rác trên các kênh tiêu cơ bản kịp thời, không xảy ra ngập úng nội đồng sau các cơn bão. Kiểm tra công tác đảm nhiệm tưới, tiêu phục vụ sản xuất và quản lý sử dụng kinh phí của các trạm bơm cục bộ tại 14 xã, thị trấn. Tiến hành thực hiện dự án tu bổ đê điều thường xuyên năm 2015.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu

Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là khu vực chăn nuôi lợn trọng điểm của tỉnh, đây cũng là huyện có số lượng công trình khí sinh học lớn. Đến cuối năm 2014, toàn huyện đã có khoảng 1.317 công trình KSH kiểu KT1 và KT2; do vậy tôi sẽ lựa chọn hai nhóm đối tượng chính là 35/1.375 hộ chăn nuôi có công trình KSH và 35/7.584 hộ chăn nuôi chưa có công trình KSH tại huyện để tiến hành khảo sát. Các hộ điều tra được chọn mẫu ngẫu nhiên; cụ thể 35 hộ có công trình KSH được lựa chọn từ 6/14 thị trấn, xã của huyện (thị trấn Chờ, xã Đông Thọ, xã Tam Giang, xã Thụy Hòa, xã Trung Nghĩa, xã Văn Môn); 35 hộ chưa có công trình khí sinh học lựa chọn từ 6/14 thị trấn, xã (thị trấn Chờ, xã Đông Phong, xã Hòa Tiến, xã Tam Đa, xã Tam Giang, xã Thụy Hòa).

3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Mục tiêu cụ thể của đề tài là phân tích thực trạng của áp dụng công trình khí sinh học trong chăn nuôi từ đó đánh giá ảnh hưởng và lợi ích của công trình KSH đến các hộ chăn nuôi về các hoạt động kinh tế - xã hội, môi trường. Do đó, chúng tôi cần thu thập thông tin nhân khẩu học về những hộ chăn nuôi sử dụng KSH và các hộ gia đình đối chiếu. Ngoài ra, cũng cần thu thập thông tin về mức tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt gia đình, tiết kiệm thời gian đun nấu, sức khỏe của các thành viên gia đình, điều kiện vệ sinh gia đình và vật nuôi kể từ khi có công trình KSH để so sánh trước và sau khi có công trình KSH. Cụ thể như sau:

- Thông tin chung về hộ chăn nuôi - Quản lý chất thải vật nuôi

- Nhận thức về lợi ích của công trình KSH

- Chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng công trình KSH

- Ảnh hưởng của công trình khí sinh học (về kinh tế, xã hội và môi trường) Để thu thập được những thông tin này, tôi sử dụng các phương pháp khác nhau nhau sau:

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Nguồn số liệu được thu thập từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Nhân dân huyện Yên Phong và các phòng, ban trong huyện (Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thông, Phòng Thống kê, Trạm Khuyến nông...), các báo cáo của huyện và tài liệu có liên quan đến phát triển chăn nuôi và việc áp dụng công nghệ khí sinh học.

Nội dung thu thập gồm có:

+ Mô tả tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Yên Phong. + Diện tích, dân số, mật độ dân số và số lượng vật nuôi. + Tình hình chăn nuôi của huyện qua 3 năm (2013-2015).

+ Tình hình phát triển công trình khí sinh học của hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện qua 3 năm (2013-2015).

+ Hiệu quả ứng dụng công trình khí sinh học vào chăn nuôi trên địa bàn huyện.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Ngoài việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ hoạt động nghiên cứu tài liệu và phân tích số liệu, số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn các đối tượng thông qua phiếu điều tra. Cụ thể:

Điều tra hộ gia đình:

- Chọn đối tượng điều tra:

+ Các hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học

+ Các hộ chăn nuôi không có công trình khí sinh học - Số mẫu điều tra và cách chọn mẫu:

Tiến hành điều tra 35 hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học và chọn mẫu theo các tiêu chí: quy mô chăn nuôi, kích thước công trình khí sinh học và năm xây dựng công trình khí sinh học; ảnh hưởng của công trình KSH đến các hộ.

Tiến hành điều tra 35 hộ chăn nuôi không có công trình khí sinh học và chọn mẫu theo các tiêu chí: quy mô chăn nuôi và thu nhập của hộ gia đình.

- Nội dung điều tra: Được trình bày cụ thể trong phiếu điều tra.

Thảo luận nhóm:

Sau khi điều tra các hộ gia đình, chúng tôi tiến hành họp nhóm để thảo luận về các nội dung đã điều tra, thống kê, đánh giá và cho điểm các yếu tố ảnh hưởng của việc sử dụng công trình khí sinh học và đi đến kết luận về thực trạng áp dụng công trình khí sinh học hiện nay trên địa bàn huyện, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tìm ra các giải pháp để áp dụng công trình khí sinh học một các hiệu quả.

3.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp: Tổng hợp và tính toán lại theo các chỉ tiêu như: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân.

Đối với tài liệu sơ cấp: Khi nhập liệu, chúng tôi sử dụng chương trình Microsoft Excel để nhập dữ liệu thu thập được. Phần mềm này cho phép đặt ra các quy tắc hợp lệ nhằm kiểm soát tính chính xác của toàn bộ quá trình nhập liệu. Chức năng này giúp tối đa hóa tính chính xác của số liệu nhập vào. Sau khi nhập

số liệu, dữ liệu được trích xuất ra Microsoft Excel để trình diễn các bảng biểu và đồ thị.

Đối với việc xử lý số liệu thì sẽ được phân tích dựa theo các chỉ số đánh giá. Tùy vào từng yêu cầu cụ thể, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích thống kê số liệu phù hợp.

3.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Yên Phong và thực trạng sử dụng công trình KSH trong chăn nuôi qua 3 năm (2013- 2015) của huyện.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu: cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện, tình hình phát triển công trình KSH của huyện qua các năm (2013-2015); so sánh các ảnh hưởng về kinh tế, xã hội và môi trường trước và sau khi có công trình khí sinh học; so sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa hộ có và không có công trình KSH.

3.2.5. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Phương pháp chuyên khảo: Là nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội điển hình qua một số đơn vị đại diện để từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ KSH trong chăn nuôi.

Phương pháp chuyên gia: Là tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trong Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam, nhà quản lý trong Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những người có kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ khí sinh học tại Việt Nam như Trung tâm phát triển công nghệ khí sinh học, Viện Năng lượng, Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Kết hợp với phân tích kinh tế, môi trường nhằm rút ra các kết luận có căn cứ lý luận và thực tiễn.

3.2.6. Phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia của ngƣời dân (PRA)

Riêng về phương pháp PRA, tôi sẽ kết hợp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal-RRA) với đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal- PRA) nhằm tăng hiệu quả trong việc nghiên cứu. Mỗi phương pháp được thực hiện trên một số chủ đề khảo sát nhất định và được

thực hiện đồng thời. Phương pháp PRA là một trong những cách tiếp cận mới trong phát triển nông thôn. Nó được dựa trên kinh nghiệm địa phương, nơi các cộng đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ một cách có hiệu quả. PRA là phương pháp có sự tham gia đồng tình của người dân, là một thành phần căn bản trong việc xây dựng kế hoạch đề án, điều đó duy trì được các kỹ thuật địa phương cũng như duy trì các hệ thống bền vững của sinh thái, kinh tế, chính sách và những khởi điểm phát triển bền vững thật sự đó sẽ là hợp thành những cách tiếp cận mà chính các cộng đồng địa phương có thể quản lý và kiểm soát. Ví dụ, điều kiện chuồng trại, vận hành công trình KSH và các loại bếp khác áp dụng phương pháp quan sát là chính, thông tin được bổ sung qua phỏng vấn sử dụng bảng hỏi. Bộ câu hỏi trả lời sẵn được xây dựng cho cả phương pháp quan sát và phỏng vấn nhằm thu thập thông tin chi tiết cho mỗi chỉ số đánh giá ảnh hưởng và lợi ích. Ngoài bộ câu hỏi, tôi sẽ sử dụng các công cụ khác như phân loại giàu nghèo, tóm tắt các sự kiện quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xu hướng biến động chăn nuôi và xây dựng công trình khí sinh học.

3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu phân tích tình hình chung về ứng dụng công nghệ KSH trong những năm gần đây (2013-2015) của huyện. Đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình chung về ứng dụng công nghệ, cụ thể là: số lượng và tốc độ phát triển công trình KSH của huyện qua 3 năm trở lại đây, tốc độ phát triển bình quân về ứng dụng công nghệ KSH vào chăn nuôi trong thời kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này đánh giá sự diễn biến và chiều hướng biến thiên về số lượng hộ sử dụng công trình KHS trong những năm trở lại đây.

Số lượng và tốc độ phát triển công trình KSH trong địa bàn huyện. Các chỉ tiêu của các hộ điều tra:

- Thông tin về hiện trạng kinh tế và điều kiện sản xuất - Thông tin về quy mô chăn nuôi

- Thông tin về hiện trạng kinh tế và điều kiện sản xuất - Thông tin về công trình khí sinh học

- Ảnh hưởng của công trình khí sinh học đối với kinh tế - Ảnh hưởng của công trình khí sinh học đối với xã hội - Ảnh hưởng của công trình khí sinh học đối với môi trường

3.2.8. Khung nghiên cứu

Chủ đề nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên cứu và phương pháp được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Phân tích thực trạng của việc sử dụng công trình KSH và đề xuất giải pháp phát huy các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực của công trình KSH trong

các hộ chăn nuôi lợn Trước khi sử dụng Sau khi sử dụng

Nghiên cứu lợi ích của việc sử dụng công trình KSH tại các hộ chăn nuôi

Hộ chăn nuôi đang sử dụng công trình KSH

Hộ chăn nuôi chưa sử dụng công trình KSH

- Ảnh hưởng về kinh tế

- Ảnh hưởng về xã hội

- Ảnh hưởng về môi trường

(So sánh trước - sau đối với hộ có công trình, so sánh hộ có công trình với hộ chưa công trình khí sinh học)

- Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp khảo sát ý kiến của chuyên gia

- Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân

(PRA) Đối tượng phỏng vấn Các nhóm lợi ích Phương pháp thu thập số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Tình hình chung về sản xuất chăn nuôi

Những năm gần đây chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, chăn nuôi tại huyện vẫn mang tính chất nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi quy mô hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Một số sản phẩm mới như: gà công nghiệp, bò lai sin, lợn nạc, cá... đã dần mang tính sản xuất hàng hóa, nhưng quy mô nhỏ. Việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi diễn ra nhanh hơn so với ngành trồng trọt nhưng vẫn ở tốc độ thấp. Hiện nay, xu hướng chăn nuôi là giảm dần trâu bò do người dân bắt đầu đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng và tăng dần đàn bò, lợn, gia cầm. Các vật nuôi có giá trị cao chưa được sản xuất đại trà, việc tăng cao đàn gia cầm trong những năm gần đây đã đánh dấu một bước chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi nhưng chưa hình thành mô hình chăn nuôi trang trại và chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 55)