Quy mô chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 78)

4.3.3 .Điều kiện vốn

4.3.4.Quy mô chăn nuôi

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật bao gồm chất thải (phân và nước tiểu) của gia súc, gia cầm và chất thải của người... Số lượng chất thải trên một đầu động vật phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và chế độ dinh dưỡng của vật nuôi đó. Chất thải vật nuôi là nguyên liệu đầu vào cho các công trình khí sinh học và nó cũng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sản lượng khí sinh học được sản sinh ra từ công trình. Các loại vật nuôi khác nhau thì lượng chất thải có thể thu gom được cũng khác nhau. Bảng 4.15 cho ta ước tính sản lượng chất thải.

Bảng 4.15. Lƣợng chất thải hàng ngày của vật nuôi

Vật nuôi

Khối lƣợng cơ thể

(kg)

Lƣợng chất thải theo % khối lƣợng cơ thể Lƣợng phân tƣơi (kg/ngày) Phân Nƣớc tiểu Bò 135 - 800 5 4 – 5 15 - 20 Trâu 300 - 500 5 4 – 5 18 - 25 Lợn 30 - 75 2 3 1,2 - 4,0 Gà 1,5 - 2 4,5 0,07 - 0,09

Nguồn: Tài liệu tập huấn SNV (2010)

Các loại chất thải này đã được xử lý trong bộ máy tiêu hoá của động vật nên dễ phân giải và nhanh chóng tạo KSH. Tuy vậy, thời gian phân giải của phân không dài (khoảng 2-3 tháng) và tổng sản lượng khí thu được cũng không lớn. Chất thải gia súc như trâu, bò, lợn phân giải nhanh hơn chất thải gia cầm và chất thải người, nhưng sản lượng khí của chất thải gia cầm và chất thải người lại cao hơn. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, cỡ công trình KSH bé nhất là 4,3m3 và để đảm bảo có đủ nguyên liệu nạp hàng ngày thì hộ gia đình cần phải nuôi từ 6 con lợn thịt trở lên hoặc 2 con bò hoặc 2 con trâu.

Tình hình chăn nuôi

Danh sách các vật nuôi của các hộ khảo sát có thu phân cho vào công trình KSH được trình bày dưới đây. Ba loại vật nuôi phổ biến nhất là lợn, bò thịt và gia cầm. Tỷ lệ lần lượt là 100%, 68% và 46% tại các hộ có công trình KSH được điều tra. Số lượng vật nuôi phản ánh quy mô chăn nuôi của cả hai loại hộ điều tra. Qua việc tính cân nặng vật nuôi trung bình ta có thể ước tính được số lượng chất thải vật nuôi có thể thu gom được hàng ngày. Dù các hộ chưa có công trình KSH hiện nay không chăn nuôi gia súc (trâu, bò) nhưng các loại vật nuôi khác (lợn và gia cầm) với số lượng hiện tại thì lượng chất thải thu được đủ đáp ứng cho các công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình với thể tích trung bình từ 12- 15 m3. Bảng dưới đây trình bày kết quả điều tra về vật nuôi hiện tại các hộ được khảo sát.

Bảng 4.16. Tình hình chăn nuôi tại các hộ điều tra

Loại vật nuôi

Hộ có công trình Hộ không có công trình

Số hộ chăn nuôi (Hộ) Số vật nuôi trung bình (Con) Cân nặng trung bình (kg) Số hộ chăn nuôi (Hộ) Số vật nuôi trung bình (Con) Cân nặng trung bình (kg) Lợn thịt 35 9,7 52,1 35 8,2 47,1 Lợn con 15 10,2 13,4 10 9,5 13,2 Lợn nái 10 4,3 80,2 8 3,5 82,3 Trâu 6 1 341,6 0 Bò thịt 22 1,91 234,5 0 Gia cầm 15 52,9 14 13,2

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 78)