CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.3 Quan niệm của Đảng và nhà nƣớc về đầu tƣ giáo dục tiểu học
Đầu tư và phát triển giáo dục luôn là một trong những quốc sách hàng đầu của nước ta hiện nay. Hàng năm ngân sách cả nước chi cho đầu tư và phát triển giáo dục là gần 20%. Trong đó việc đầu tư cho giáo dục tiểu học luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt chú trọng. Đặc biệt về vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học của nước ta hiên nay.
Theo Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, k họp thứ 9, thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Về phổ cập giáo dục tiểu học Luật số 56/LCT/HĐNN8 của Quốc hội : Luật Phổ cập giáo dục tiểu học. Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước; Căn cứ vào các điều 40, 41, 60 và 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định chế độ phổ cập giáo dục tiểu học.
Quy định về các khoản đóng góp cho giáo dục tiểu học
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mức dạy thêm, học thêm; Thông tư 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Quy định các khoản thu, mức thu và quản lý, s dụng trong trường Tiểu học như sau:
Các khoản thu theo quy định
Học phí: Tại điều 13 trong bộ luật số 56/LCT/HĐNN8 của Quốc hội về phổ cập giáo dục quy định: Học sinh học tại trường, lớp tiểu học quốc lập không phải trả học phí.
Các khoản thu, chi hộ:
a) Thu phục vụ bán trú: Bao gồm tiền ăn của học sinh và chăm sóc bán trú:
- Việc tổ chức phục vụ bán trú ở cơ sở giáo dục tiểu học tùy thuộc vào nhu cầu của phụ huynh học sinh và điều kiện, khả năng tổ chức của nhà trường.
- Về mức thu phục vụ bán trú: Cơ sở giáo dục thỏa thuận với phụ huynh học sinh về mức thu phục vụ bán trú để bảo đảm các khoản chi theo nguyên tắc thu đủ chi, không có lãi, gồm:
+ Chi bữa ăn chính và bữa ăn phụ (nếu có)
+ Chăm sóc bán trú: Bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ công tác bán trú.
+ Trang thiết bị phục vụ bán trú: Trang bị cơ sở vật chất cho bán trú (giường, chiếu, chăn, khăn mặt, bát, đĩa, cốc, xoong, nồi, bếp gas...)
b) Thu ảo hiểm y tế: Nhà trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội, thực hiện thu Bảo hiểm y tế cho học sinh 6 tháng hoặc một năm theo quy định và nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội (theo thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT- BYT-BTC).
Các khoản thu ã hội hóa:
a) Các khoản thu viện trợ, quà biếu, tặng, cho: Các cơ sở giáo dục được ph p tiếp nhận các nguồn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản thu chi tài trợ: Các cơ sở giáo dục được ph p tiếp nhận các khoản tiền, hiện vật do các tổ chức, cá nhân tài trợ, thực hiện theo quy định tại Thông tư 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Các khoản thu thỏa thuận với phụ huynh học sinh có quy định mức trần: Các cơ sở giáo dục chỉ được ph p thỏa thuận với phụ huynh học sinh về việc thu đóng góp các khoản thu và mức thu không vượt mức thu theo quy định dưới đây:
ảng 1.1 Các khoản thu thỏa thuận với phụ huynh học sinh cấp I STT anh mục các khoản thu Đơn vị tính Mức thu
2 Học tin học (HS có nhu cầu) VNĐ/HS/tháng 20.000
5 Nước uống cho học sinh VNĐ/HS/tháng 10.000
7 S a chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị VNĐ/HS/năm học 150.000
Theo Khoản 3, Điều 61, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đặc biệt trong chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi - gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt với số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Chính sách về giáo dục được đề cập như sau:
Học phí và đóng học phí cho học sinh dân tộc thiểu số
Miễn giảm học phí, cấp sách vở miễn phí hay với giá rẻ, học bổng cho học sinh ở các trường dân tộc nội trú.
Giáo dục bằng ngôn ngữ dân tộc
Tiếng Việt là ngôn ngữ giáo dục chính thức dù luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 có khuyến khích s dụng ngôn ngữ địa phương bên cạnh tiếng Việt.
Trường nội trú và học bổng cho học sinh dân tộc miền núi cấp I và cấp II
Chính sách trường nội trú và học bổng cho học sinh dân tộc miền núi bắt đầu thực hiện từ đầu năm 1985.
Học sinh theo học trường nội trú loại hình 1 được hỗ trợ 100% ăn ở, đi lại hàng năm. Ở trường nội trú loại hình 2 – bán trú dân nuôi, học sinh phải tự mang theo lương thực đồ dùng và kinh phí xây dựng trường phần lớn đến từ ngân sách địa phương.
Y tế
- Miễn hoặc giảm chi phí điều trị, cấp thẻ BHYT miễn phí cho học sinh.
Như vậy cùng với nghị định 135 của Chính Phủ và chiến lược phát triển giáo dục, chúng ta có thể nhận thấy việc đầu từ cho phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số đã thực sự được Đảng và nhà nước quan tâm cùng với sự hỗ trợ nhằm khích lệ, động viên cho giáo dục tại những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Trong đề tài nghiên cứu: “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa” (nghiên cứu tại xã Lao Chải huyện Sapa tỉnh Lào Cai). Thông qua tìm hiểu chúng tôi được biết xã Lao Chải thuộc diện chính sách 135 của nhà nước, do đó tại trường tiểu học Lao Chải trên địa bàn xã sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi như đã quy định.