Nhận thức của cha mẹ về nội dung học tập của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 60 - 61)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1.4 Nhận thức của cha mẹ về nội dung học tập của con

Khi tìm hiểu nhận thức của các bậc cha mẹ về nội dung học tập của con hiện nay, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông đều không nhận thức được nội dung học tập của con cái mình. “Chẳng biết con học gì đâu, mình có biết chữ đâu. Nó còn dạy mình , mình chẳng được đi học mà.” (Nữ, 52 tuổi, bán hàng rong, pvs số 9). “Nhà trường không cho cầm sách vở về đâu, nên làm sao biết con mình học cái gì Không biết được đâu.” (Nam, 40 tuổi, nông dân, pvs số 6).

Như vậy, việc không biết đến nội dung học tập cho con cái của các bậc cha mẹ đồng bào dân tộc H’Mông một phần bởi sự hạn chế từ trình độ học vấn của cha mẹ. Phần lớn đều là những người trình độ học vấn thấp, thậm trí rất nhiều người không được biết chữ. Do vậy, chẳng biết được con mình được học những gì. Hơn nữa, các em học sinh không mang sách vở về nhà, do đó các bậc cha mẹ chẳng có sách, vở để theo dõi cũng như biết được nội dung học tập của con em mình. Từ hai nguyên nhân trên đã và đang tạo ra những khó khăn vô cùng lớn đến việc đầu tư và phát triển giáo dục trên địa bàn xã hiện nay.

Thông qua những phân tích sơ bộ về nhận thức của cha mẹ đến đầu tư học tập cho con cái. Chúng ta có thể nhận thấy: Các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông ở Sapa hiện nay nhận thức chưa cao về đầu tư học tập tiểu học cho con. Thậm chí vẫn còn một số cha mẹ nhận thức sai lệch đến mục đích học tập cho con (mục đích học tập ngoài chủ thể học tập). Phần lớn các bậc cha mẹ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng bậc học cho con. Đặc biệt, vẫn coi trong việc đầu tư học tập cho con trai nhiều hơn con gái. Bên cạnh đó, nhận thức về nội dung và cách

thức đầu tư học tập tiểu học cho con còn rất nhiều hạn chế. Phần lớn các bậc cha mẹ đều không nhận thức được đầu tư học tập cho con cái là đầu tư những gì và đầu tư như thế nào. Theo mô hình của thuyết nhận thức (như đã trình bày trong phần lý thuyết áp dụng) thì các yếu tố “kích thích” có vai trò quan trọng việc hình thành nhận thức, những yếu tố này được tác giả trình bày rõ ràng hơn trong chương 3 về nhân tố ảnh hưởng.

Theo mô hình của Bandura nhận thức và hành vi có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Để có thể thấy rõ hơn mối quan hệ này chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng (hành vi) đầu tư của cha mẹ đối với học tập tiểu học của con cái để thấy rõ hơn trong mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)