Đầu tư của cha mẹ về phương tiện học tập cho con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 63 - 70)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2 Đầu tƣ của cha mẹ đối với học tập bậc tiểu học cho con

2.2.1.2 Đầu tư của cha mẹ về phương tiện học tập cho con

Hiện nay, các em học sinh trường tiểu học Lao Chải được hỗ trợ nhiều mặt về các khoản đóng góp như sách, vở cùng các phương tiện học tập khi các em đến trường. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu bên cạnh những hỗ trợ từ phía nhà trường, cha mẹ đã thực sự quan tâm và đầu tư gì cho các em học sinh hay không? Nếu có đầu tư thì mức độ đầu tư diễn ra như thế nào?

Để tìm hiểu đầu tư của cha mẹ về phương tiện học tập cho con, chúng tôi tìm hiểu việc đầu tư thông qua các chỉ báo sau: Đầu tư của cha mẹ về sách; vở ghi; báo và tạp trí, các dụng cụ học tập cho con.

ảng 2.6 Đầu tƣ của cha mẹ về phƣơng tiên học tập cho con

Đơn vị %)

Phƣơng tiện đầu tƣ Tiền đầu tƣ (nghìn đồng/năm)

0 0 -30 31 - 50 51 - 100 101 - 200 201- 300

Sách 97,5 2,5 0,0 0,0 0,0 0,0

Báo, tạp trí 95,8 4,2 0,0 0,0 0,0 0,0

Vở ghi 85,0 15,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Bút, bảng, thước… 45,0 55,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông ở đây rất ít đầu tư thêm sách, vở, báo, tạp trí và các dụng cụ học tập cho con. Chủ yếu vẫn nhận sự hỗ trợ từ phía nhà trường, việc đầu tư cho con là rất nhỏ hầu như không đáng kể.

Đầu tƣ sách cho học tập của con

Đến 97,5 % số người được hỏi lựa chọn không bao giờ mua thêm sách cho con. Chỉ có 2,5% người trả lời nói có mua thêm sách cho con. Tuy nhiên, số tiền đầu tư chỉ dưới 30 nghìn đồng. Bên cạnh đó, hầu hết các bậc cha mẹ đều không biết con cái mình học sách gì và có những loại sách nào cần cho việc học tập của con.

“Không mua đâu Nhà trường cho mà, năm nào cô giáo nó c ng cho sách để học. Mới lại mình không biết nó học sách gì đâu, cô giáo nó bảo để lại ở trường, không mang về nên mình chẳng biết đâu” (Nữ, 36 tuổi, bán hàng rong, pvs số 8).

“Sách nhà trường cho mà Mình không cần mua đâu. Sách nâng cao á Không biết đâu cười ”. (Nữ, 52 tuổi, bán hàng rong, pvs số 9).

Khi tìm hiểu về việc đầu tư sách cho các em học sinh trường tiểu học Lao Chải. Chúng tôi được biết toàn bộ số sách phục vụ cho việc học tập của các em đều được hỗ trợ. Bên cạnh đó với những khó khăn do đường xá hay ý thức về giữ gìn sách của các em chưa cao nên nhà trường yêu cầu các em học và để lại sách vở

ngay tại lớp. Học sinh không mang sách, vở hay mọi phương tiện về nhà. “Ở đây

không như dưới mình đâu em, trời mưa trời gió đường đi lối lại đều khó khăn, có hôm mưa ướt hỏng hết sách. Với lại học sinh ở đây nó nghịch lắm cho chúng nó cầm sách về nhà mai chẳng có sách mà mang đi đâu. Sách này các chị còn để sang năm học tiếp, nếu mà mang về nhà thì mất hết luôn.” (Nữ, 30 tuổi, giáo viên, pvs số 7)

Từ thực tế trên cho thấy việc không mang sách, vở về nhà cũng tạo ra những khó khăn nhất định đến các bậc cha mẹ ở đây. Họ cũng không biết con mình học cái gì? Loại sách nào? Học như thế nào để đầu tư? Nó cũng là một trong những yếu tố dẫn đến việc đầu tư sách cho con hay nói đến các đầu sách nâng cao, tham khảo cho con hoàn toàn xa lạ đối với các bậc cha mẹ ở đây.

Bên cạnh đó, theo chỉ thị 5105/CT-BGDĐ về giáo dục tiểu học. Đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi/ngày: Hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tại lớp; nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh, khuyến khích tổ chức cho học sinh để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp. Nội dung này, có thực sự mang lại hiểu quả đối với học sinh vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay không? Hay chỉ phù hợp với các em học sinh tại các khu vực đồng bằng, thành phố và thị trấn khi các bậc cha mẹ bắt con học quá nhiều, thời gian để nghỉ và chơi của con hầu như rất ít.

Đầu tƣ báo, tạp trí học tập cho con

Khi tìm hiểu về việc đầu tư báo, tạp trí hay tất cả những tài liệu bên ngoài nhà trường phục vụ cho việc học tập của con. Kết quả khảo sát cho thấy các bậc cha mẹ hầu như không biết và không đầu tư báo, tạp trí hay các tài liệu ngoài nhà trường cho con cái. Có đến 95,8 % người trả lời họ không bao giờ mua cho con của họ. Khi được tìm hiểu những lý do không đầu tư từ phía các bậc phụ huynh họ cho

rằng:“Không biết đâu, cái này do con chứ mình không biết nó cần gì đâu. Hơn nữa

c ng không có tiền mà Không như người Kinh đâu. Nếu cô giáo nó bảo mua thì mới mua, không thì không biết được đâu.” (Nam, 40 tuổi, nông dân, pvs số 6)

Từ thực tế cho thấy các em học sinh tiểu học của đồng bào dân tộc H’Mông hiện nay chỉ biết đến trường, học theo các chương trình từ phía nhà trường. Ngoài ra, những kiến thức bên ngoài từ báo, tranh ảnh, tạp trí do bố mẹ đầu tư hầu như không có. Chỉ có 4,2% bậc phụ huynh nói đầu tư cho con. Tuy nhiên, số tiền đầu tư nhỏ hơn 30 nghìn đồng/ năm. Qua đó, để thấy đối với các bậc cha mẹ ở đây chưa chủ động hay có trách nhiệm trong việc đầu tư học tập của con cái mình.

Đầu tƣ vở ghi và các dụng cụ học tập cho con

Theo số liệu điều tra cho thấy việc đầu tư vở nhiều hơn so với sách và báo. Tuy nhiên, việc đầu tư còn rất nhỏ. Có 15,0 % người trả lời trong năm học 2014 – 2015 vừa qua, họ đầu tư tiền mua vở cho con khoảng 30 nghìn đồng. Số người còn lại thì không hề đầu tư thêm tiền mua vở ghi cho con. Bên cạnh đó, chỉ có 55,0 % các bậc phụ huynh mua thêm bút và các dụng cụ học tập khác cho con. Trên thực tế

nhà trường đã hỗ trợ vở và các dụng cụ học tập cho các em. Tuy nhiên, trong các năm học thường đến cuối k học các em vẫn phải đóng thêm tiền để mua vở hay mực. Nhưng theo kết quả điều tra cho thấy vẫn còn rất nhiều những bậc cha mẹ chưa tham gia nhiều trong việc đầu tư về phương diện vật chất cho con đến trường.

Bên cạnh những khó khăn được xem là nguyên nhân từ phía các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông về nhận thức và thực trạng đầu tư, việc không cho mang sách, vở về nhà cũng chưa thực sự mang lại những hiệu quả cho việc phát triển giáo dục hiện nay.

Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày 28/08/2014 về việc ghi nhận xét của giáo viên.

Trong điều 3: Mục đích đánh giá của Thông tư ghi rõ: “Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh”. Tuy nhiên, với việc để lại sách, vở ở trường, không được mang về nhà dẫn đến mục đích mà Thông tư đề ra sẽ không được thực hiện trọn vẹn. Học sinh không mang sách vở về nhà, cha mẹ sẽ không nắm bắt được thầy cô ghi gì? Và nhận x t ra sao? Hơn nữa, đối với các em học sinh lớp 1 và 2 ở vùng dân tộc việc nhận biết các mặt chứ còn nhiều khó khăn. Do đó, việc nghi nhận xét chỉ là một hình thức. Như vậy, cần phải có những s a đổi cho phù hợp để đúng với quy định của Bộ giáo dục đề ra.

Đầu tƣ về trang phục đến trƣờng cho con

Thông qua việc quan sát thực tế về trang phục trong đời sống sinh hoạt cũng như trang phục khi đến trường của các em học sinh tiểu học người dân tộc H’Mông cho thấy: Phần lớn không có sự khác biệt giữa trang phục ở nhà và trang phục đến trường. Trẻ em mặc trang phục đến trường và ở nhà là như nhau. Khi được hỏi về

vấn đề này, các bậc phụ huynh cho biết: “Như nhau thôi, trẻ con ở đây nghịch lắm

Chúng đi chơi nhiều làm bẩn quần áo liên tục không có nhiều tiền mua nhiều quần áo cho chúng đâu nên quần áo đi học và quần áo ở nhà là như nhau thôi. Chỉ có

khai giảng cô giáo nó nhắc mặc đẹp – trang phục truyền thống thì mặc thôi, còn không nó chỉ mặc vậy đến trường.” (Nữ, 36 tuổi, bán hàng rong, pvs số 8). Qua đó, để thấy rằng các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông chưa có sự phân biệt giữa trang phục ở nhà và trang phục đến trường cho con. Hay nói cách khác việc coi trọng và đầu tư về trang phục cho con đến trường còn rất hạn chế.

ảng Đầu tư về trang phục đến trường cho con

(Đơn vị %)

Trang phục Tiền đầu tƣ (nghìn đồng/năm)

0 1 -100 101 - 200 201 - 300 301 - 400 >400

Quần, áo cho con

đến trường 2,5 12,5 10,8 18,3 30,8 25,0

D p, ủng cho con

đến trường 0 80,0 17,5 2,5 0 0

Ô cho con đến

trường 22,5 76,7 0,8 0 0 0

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Từ số liệu khảo sát cho thấy việc đầu tư về trang phục cho con đến trường của các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông tương đối thấp.

Quần, áo cho con đến trƣờng

Đầu tư quần, áo cho con đến trường của các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông trong khoảng từ 50 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng và hơn 400 nghìn đồng/ học sinh/ năm. Trong đó, có 30,8% số người nói đầu tư cho quần áo của con cái khoảng 300 đến 400 nghìn đồng/năm. Và 25% số người đầu tư quần áo cho con dao động khoảng trên 400 nghìn/năm. Bên cạnh đó thì còn có 2,5% số người được

điều tra không đầu tư quần áo cho con trong năm học 2014 – 2015 “Không có đâu

Năm vừa rồi nó được cho quần áo nên không mua. Mà c ng không có tiền để mua đâu”. (Trích phỏng vấn sâu số 9). Như vậy, để thấy rằng yếu tố kinh tế là một trong những yếu tố rất quan trọng cho việc đầu tư quần áo cho con đến trường.

p, ủng cho con đến trƣờng

Là một xã vùng cao với điều kiện địa lý chủ yếu là đồi núi, đường đi lại chủ yếu là đường đất nên việc đến trường của học sinh hoàn toàn là đi bộ và gặp nhiều khó khăn nhất là khi trời mưa. Do đó, việc đầu tư d p, ủng cho con đến trường rất cần thiết. Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế thì tỷ lệ trẻ em đi chân đất đến trường tương đối lớn.

Bảng 2.8 ố học sinh hông đeo d p đến trường điể trường thôn ồ

Đơn vị: học sinh)

Thời gian Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Tổng

28/09/2015 2 4 3 4 5 18

29/09/2015 2 3 4 2 4 15

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông”, 2015.

Năm học 2014 - 2015 tại điểm trường thôn Lồ có 109 học sinh, trong đó mỗi ngày từ 10 đến 20 em đi chân đất đến trường. Khi tìm hiểu về vấn đề trên chúng tôi

được biết “bố mẹ chúng nó c ng mua đấy, thi thoảng thì c ng có đứa không có thật.

Nhưng c ng không sát sao trong chuyện có bắt nó đeo dép đến trường. Chúng nó thích thì đeo, không thích thì thôi. Đầy đứa bố mẹ nó đưa đến trường bằng thật mà có dép guốc gì đâu. Nhìn chung để nói bố mẹ nó quan tâm hay thức đến việc quần áo, giầy dép cho con đến trường thì ít lắm, nhiều khi nhìn chúng nó mặc quần áo mà mình thấy sợ, không giống như người Kinh mình đâu. Tụi chị thì c ng quen rồi.” (Nữ, 30 tuổi, giáo viên, pvs số 7).

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các bậc phụ huynh nói có đầu tư d p, ủng cho con khi đến trường. Tuy nhiên, mức độ đầu tư tương đối thấp: Có 80% cha mẹ đầu tư cho con trong khoảng 100 nghìn đồng/năm và 17,5% cha mẹ đầu tư trong khoảng 100 đến 200 nghìn đồng/năm. Qua đó để thấy việc đầu tư d p, ủng cho con đến trường còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân được kể đến ở đây một phần bởi yếu tố kinh tế, tuy nhiên nó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nếp sống của người dân tộc H’Mông. Trong lối sinh hoạt của người H’Mông, họ chưa thực sự chú ý đến vệ sinh

cá nhân và trang phục của con cái mình. Điều mà họ vẫn thường nói “người H’Mông thì không coi trọng việc đó đâu”.

Bảng 2.9 Tổng số tiền đầu tư cho học tập của con nă học – 2015

Số tiền đầu tƣ (Nghìn đồng/năm) Tần số (ngƣời) Tần suất (%) 100 – 200 7 5,8 201 – 300 22 18,3 301 – 400 31 25,8 401 – 500 39 32,5 500 – 600 19 15,8 >600 2 1,7 Tổng 120 100,0

Nguồn khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Góc học tập cho con

Để học sinh có thể đạt được những kết quả cao trong học tập, bên cạnh việc học trên lớp, việc học và làm bài tập về nhà là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó việc đầu tư về cơ sở vật chất trong nhà hay nói cách khác là trang bị cho mỗi học sinh một góc học tập là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi tìm hiểu việc đầu tư của các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông về góc học tập cho con cái được thể hiện khá nghèo nàn.

ảng 2.10 Đầu tư góc học tập cho con

Phương tiện đầu tư

Sự lựa chọn

Không

Tần số (ngƣời) Tần suất (%) Tần số (ngƣời) Tần suất (%)

Bàn học 6 5,0 114 95,0

Ghế ngồi học 16 13,3 104 86,7

Đèn học 3 2,5 117 97,5

Giá sách 2 1,7 118 98,3

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Từ bảng số liệu chúng ta nhận thấy các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông chưa đầu tư đến góc học tập ở nhà cho con cái. Có 95,0% các bậc phụ huynh được

đèn học và giá sách tỷ lệ đầu tư lần lượt là 2,5% và 1,7% tỷ lệ đầu tư rất ít. Trong đó, việc đầu tư ghế chiếm tỷ lệ cao hơn 13,3%. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là người H’Mông không có thói quen làm góc học tập cho con, hơn nữa với học sinh tiểu học thì không mang sách vở về nhà nên chẳng cần đến góc học tập.

“Từ xưa đến nay người H’Mông chẳng bao giờ có bàn học hay giá sách cho con đâu. Dì đi cả bản có thấy nhà nào có không … cười người H’Mông không có đâu. Với lại trẻ con ở đây về nhà nó không học bài đâu, chỉ chơi thôi. Học sinh cấp I c ng không mang sách vở về nhà, cô giáo nó bảo để lại ở trường mà, nên nó không học bài đâu.” (Nữ, 36 tuổi, bán hàng rong, pvs số 8).

Biết là cần mà C ng thí thích đóng bàn cho con để học nhưng chưa đóng được vì chưa kiếm được gỗ. Phải lên núi kiếm gỗ cơ Chưa làm được đâu, đi gặt mà Hơn nữa, c ng chẳng ai bảo phải đóng bàn cho nó, cô giáo nó có nói đâu, nếu cô giáo nhác nhắc thì c ng làm đấy. Nhưng cô giáo nó không nhác (nhắc) nên không biết được.” (Nữ, 52 tuổi, bán hàng rong, pvs số 9).

Như vậy, để thấy được hiện nay hầu hết các bậc cha mẹ người dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)