Những khoản đóng góp của cha mẹ đối với nhà trường và thông qua nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 62 - 63)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2 Đầu tƣ của cha mẹ đối với học tập bậc tiểu học cho con

2.2.1.1 Những khoản đóng góp của cha mẹ đối với nhà trường và thông qua nhà

trường

Trường tiểu học Lao Chải là một trường tiểu học công lập của nhà nước về đào tạo giáo dục bậc tiểu học. Do đó, trường có đầy đủ các điều kiện để thực hiện các khoản - thu chi cho nhà trường và thông qua nhà trường theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với chương trình phổ cập giáo dục bậc tiểu học và chính sách 135 của nhà nước đối với giáo dục trong vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Các khoản đóng góp bao gồm: (1) Khoản thu theo quy định (học phí); (2) Các khoản thu, chi hộ (thu phục vụ bán trú và thu bảo hiểm y tế); (3) Các khoản thu xã hội hóa (các khoản thu viện trợ, quà biếu, tặng, cho; Các khoản chi tài trợ; Các khoản thu thỏa thuận với phụ huynh học sinh hoàn toàn được miễn đối với các em học sinh ở đây. Do đó, các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông tại xã Lao Chải không phải tham gia đóng góp bất k khoản thu nào tại trường. Bên cạnh đó, các em học sinh trường tiểu học Lao Chải còn được hỗ trợ hoàn toàn bảo hiểm y tế, đối với các em học sinh ở xa các điểm trường được ở tạm trú tại trường miễn phí.

“Học sinh ở đây đi học không mất gì cả, chúng được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn vì xã này vừa là xã dân tộc vùng cao, hơn nữa lại thuộc trong khu vực 135 của nhà nước nên chẳng phải đóng góp gì. Nhiều khi nghĩ bọn nó c ng sướng thật, con nhà mình ở dưới đóng cả trăm thứ tiền ở đây chẳng đóng góp gì mà nó còn chẳng muốn đi nữa”. (Nam, 29 tuổi, giáo viên, pvs số 4).

Việc hỗ trợ hoàn toàn các khoản đóng góp cho nhà trường và thông qua nhà trường . Nó giúp giải quyết bớt những gánh nặng trong việc đầu tư kinh phí cho học

tập của con cái người dân tộc H’Mông hiện nay. Tuy nhiên, được nhận hỗ trợ hoàn

toàn này cũng để lại những hạn chế nhất định. “Đúng là tốt thật đấy! Nhưng có một

số cha mẹ lại tỏ ra việc học của con mình là của thầy cô, nhà trường chẳng phải đầu tư đóng góp, thậm chí chẳng có trách nhiệm luôn. Lắm khi mình c ng thấy tức, nhưng nghĩ đi nghĩ lại họ c ng chỉ có thế thôi biết làm thế nào được”. (Nam, 29 tuổi, giáo viên, pvs số 4).Qua đó, để thấy khi được hỗ trợ hoàn toàn và tạo mọi điều kiện cho việc học tập của các em học sinh người dân tộc H’Mông. Một cách gián tiếp nó làm lu mờ vai trò của cha mẹ đối với con cái, thậm trí còn tạo tâm lý thoái thác trách nhiệm việc đầu tư học tập cho nhà trường, thầy cô và các đoàn thể xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)