Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 42)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

a. Vị trí địa lý & điều kiện tự nhiên

Lao Chải là một xã vùng cao của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm huyện Sapa 6 Km về phía Tây Nam.

Phía Nam giáp thị trấn Sapa Phía Bắc giáp xã Tả Van Phía Đông giáp xã Hầu Thào Phía Tây giáp xã San Sả Hồ

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 2.928 ha. Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 0,754 ha/người. Với diện tích đất nông nghiệp là 208 ha chiếm 7% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp là 292 ha,

chiếm 10% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất trồng lúa 129.1 ha chiếm 4% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp 1910 ha, chiếm 64% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản 01ha, chiếm 0,034% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp 0.05 ha/người.

Diện tích đất phi nông nghiệp 111.8 ha, chiếm 3,8% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 27.3 ha, chiếm 0,93% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Và đất ở là 20.1 ha, chiếm 0,69% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

b. Điều kiện xã hội

Nguồn gốc lịch sử về người H’Mông

Trích lại theo tác giả Trần Thanh Thủy [36, tr 11] người H’Mông là một trong các dân tộc thiểu số có số dân tương đối đông ở miền Bắc nước ta. Người H’Mông trước kia còn được gọi là người Mèo. Họ sinh sống chủ yếu ở những vùng cao, trong đó chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hòa Bình…

Dựa vào trang phục và ngôn ngữ người ta chia thành nhiều nhóm H’Mông khác nhau: nhóm H’Mông Đơ (H’Mông Trắng), H’Mông Đu (H’Mông Đen), H’Mông Lềnh (H’Mông Hoa), H’Mông Sư (H’Mông Đỏ), H’Mông Sua (H’Mông Xanh).

Hiện nay có rất nhiều những ý kiến khác nhau về nguồn gốc dân tộc H’Mông. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều cho rằng tổ tiên của người H’Mông xưa kia bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi bị triều đại phong kiến Mãn Thanh chèn ép, một số nhóm đã di cư sang một số tỉnh miềm Bắc của Việt Nam. Theo tác giả Savina [40] cho rằng: “Người H’Mông xưa kia cư trú ở vùng Xibêri – nơi quanh năm phủ tuyết có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm. Vào thời Hoàng đế (Trung Quốc) 2500 TCN họ chuyển tới lưu vực sông Hoàng Hà, về sau họ bị người dân đàn áp nên phải di cư về phương Nam.

Lịch sử về người H’Mông ở Lao Chải

Để tìm hiểu về nguồn gốc người H’Mông ở Lao Chải, chúng tôi đã tìm hiểu quá trình nhóm người dân tộc H’Mông di cư đến huyện Sapa của tỉnh Lào Cai, trong đó có nhóm dân tộc H’Mông di cư đến xã Lao Chải – là địa bàn nghiên cứu của đề tài.

Trích theo tác giả Nguyễn Trường Giang [15, tr. 38] nguồn gốc lịch s người H’Mông ở Sapa. Người H’Mông đến Sapa cách đây hơn 200 năm. Phần lớn đến từ Qúi Châu (Trung Quốc) di cư xuống khu vực Vân Nam (Trung Quốc), sau đó từ Vân Nam di cư sang Lào Cai (Việt nam) thành nhiều đợt với số lượng khác nhau.

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, người H’Mông ở Qúi Châu (Trung Quốc) liên tiếp nổi dậy đấu tranh trống lại sự cai trị của tập đoàn phong kiến nhà Thanh. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa đều liên tiếp thất bại. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ làng, bản làng để đến với những vùng đất mới, thuận lợi hơn cho cuộc sống của họ, đồng thời cũng tránh những sự đàn áp của triều đình Mãn Thanh.

Khi vào Việt Nam trong thời k đầu gồm 80 gia đình, gồm có các họ như họ Vàng, Lù, Châu, Sùng, Hoàng. Trong đó nơi đầu tiên họ chọn là San Khô Sủ, động Mù Vân, động Ngọc Uyển nay là vùng đất Si Ma Cai. Khi đến Bác Hà, những người di cư này đã sống ở đây 3 đời rồi có khoảng 30 gia đình tiếp tục di cư đến vùng đất Sapa. Đoàn di cư này do ông Lý Thàng Pùa dẫn đầu.

Từ năm 1840 đến năm 1868 đoàn nhập cư diễn ra đông đảo nhất. Sau khi phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống lại chiều đình Mãn Thanh bị thất bại. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, triều đình Mãn Thanh tiếp tục đẩy mạnh các cuộc đàn áp, tàn sát đối với những người tham gia phong trào. Làm cho nhóm người di cư càng trở nên đông đảo. Khi đến địa phận Lào Cai, đoàn tiếp tục chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất do ông Sèo Cổ Phìn dẫn đoàn vào Pha Long huyện Mường Khương. Nhóm thứ 2 do ông Lùng Chung dẫn đầu tiến vào đất Si Ma Cai. Sau một thời gian di cư ở đây, người H’Mông lại từ Mù Văn (Bắc Hà) tiến về phố Lu, sau đó vượt sông Hồng đến Mường Bo, Thanh Phú, Lao Chải (huyện Sapa). Một nhóm khác từ Pha Long (Mường Khương) xuôi xuống Cốc Lếu (Lào Cai), sau đó lại ngược lên

vùng rừng núi Trung Chải, San Sả Hồ (Sapa) và định cư lâu dài tại đó. Ngoài 2 hóm di cư này, vào những năm cuối thế kỷ XIX, một bộ phận người H’Mông vẫn tiếp tục các đợt di cư của mình vào các tỉnh khác ở Việt Nam – chủ yếu là các tỉnh biên giới thuộc khu vực phía Bắc.

Như vậy, người dân tộc H’Mông di cư đến xã Lao Chải của huyện Sapa tỉnh Lào Cai vào khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ XVIII. Hiện nay, số lượng người dân tộc H’Mông trên địa bàn xã đã ngày một phát triển rất mạnh.

Toàn xã Lao Chải hiện có 609 hộ gia đình được chia thành 5 thôn với 3.717 nhân khẩu (thôn Lý, thôn Lồ, thôn Hàng, thôn San I, thôn San II) chủ yếu là dân tộc H’Mông chiếm 98% dân số, còn lại là các dân tộc khác cùng sinh sống. Nhìn chung mức sống của người dân nơi đây tương đối thấp và tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Tổng số hộ nghèo trên địa bàn là 319 hộ chiếm 52,38% dẫn tới tình hình phát triển kinh tế xã hội ở xã gặp rất nhiều khó khăn.

Hoạt động du lịch

Lao Chải là một xã nằm trong tuyến du lịch bản làng của khu du lịch Sapa. Với nhiều những n t đẹp du lịch nổi tiếng như: Ruộng bậc thang, dãy núi sương mù đặc biệt là đời sống sinh hoạt của người H’Mông đã thực sự thu hút khách du lịch đến với buôn làng này. Ngoài ra trên địa bàn xã có 02 cơ sở lưu trú tại gia (homestay) để phục vụ cho hoạt động du lịch với hàng trục nghìn lượt khách mỗi năm.

Bảng 1.2 Lƣợng khách thăm quan các tuyến du lịch làng bản 5 tháng đầu năm 2015

Tuyến thăm quan Số

đoàn Số lượng khách đi bản Số lượng đoàn lưu trú đi bản Số khách lưu trú Lao Chải – Tả Van, bản Hồ -

Thanh phú – Thanh Kim – Nậm Cang – Nậm Sài

5.389 26.983 2.129 9.581

Nguồn: UBND huyện Sa Pa, Số 196/BC – UBND “báo cáo tình hình hoạt động

du lịch 6 tháng đầu năm 2015, đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015

Phát triển du lịch đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Người dân ở đây chủ yếu làm nương và tham gia các hoạt động du lịch (bán hàng cho khách du lịch, chạy xe ôm, hướng dẫn viên du lịch...)

b. Tôn giáo

Hiện nay trên địa bàn xã Lao chải có 2 tôn giáo chính là đạo Công Giáo và đạo Tin Lành còn lại là những hộ gia đình không theo tôn giáo. Trong đó đạo Công Giáo với tổng số 184 hộ tại 5 thôn với 1275 khẩu (trong đó nam: 684, nữ: 591); đạo Tin Lành có 01 chi hội Tin Lành miền Bắc được công nhận hợp pháp đang hoạt động bình thường với 23 hộ với 127 khẩu (nam là 62 khẩu, nữ 65 khẩu). Đạo Tin Lành theo Hệ phái Trưởng Lão là 46 hộ với 224 khẩu và đạo Tin Lành theo hệ phái Liên Hữu Cơ Đốc là 12 hộ với 64 khẩu. Hoạt động tôn giáo trên địa bàn xã có những đóng góp vô cùng lớn vào kinh tế văn hóa và giáo dục trên địa bàn xã hiện nay.

c. Giáo dục

Lao Chải là một xã vùng cao của huyện Sapa, trong diện chính sách 135 của nhà nước. Do đó luôn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm rất nhiều của nhà nước. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục trẻ em đến trường được hỗ trợ.

Công tác phát triển giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc phát triển trên địa bàn xã hiện nay. Theo báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015 trên địa bàn xã Lao Chải có 270 trẻ học mầm non; 639 học sinh tiểu học và 214 học sinh trung học cơ sở đang học tập tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn xã. Toàn xã hiện có:

- 1 trường mầm non với 2 điểm trường là thôn Hàng và thôn San II

- 1 trường tiểu học với 5 điểm trường: Thôn Lồ, thôn Hàng, thôn Lý, thôn San I, thôn San II.

- 1 trường trung học cơ sở

Bên cạnh đó trên địa bàn xã có 18 em học sinh đang theo học trung học phổ thông tại thị trấn Sapa. Trong đó 15 em được nuôi, trợ cấp toàn bộ tiền ăn, học và ở nội trú tại nhà thờ Sapa.

Giáo dục tiểu học trên địa bàn xã

Phổ cập giáo dục tiểu học đặc biệt là phổ cập giáo dục tiểu học vùng cao luôn thu hút sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Trên địa bàn xã Lao Chải hiện nay, trường tiểu học Lao Chải là trường tiểu học công lập được hưởng đầy đủ những quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của Đảng và nhà nước về giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó trường tiểu học xã Lao Chải nằm trên địa bàn của xã dân tộc vùng cao, do đó cũng được đầy đủ những chính sách được hỗ trợ về giáo dục của chương trình 135 của nhà nước hiện nay. Do đó mọi hoạt động giáo dục trên địa bàn đã được sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp và ban ngành.

Hiện nay trên địa bàn xã có 5 điểm trường gồm 27 lớp với 639 học sinh (trong đó có 296 là học sinh nữ).

Bảng 1.3 Học sinh trƣờng tiểu học Lao Chải theo khối lớp

Nă học 2014 - 2015

Khối lớp Số lớp Số học sinh Số học sinh nữ

1 5 119 49 2 6 151 69 3 5 137 62 4 6 146 77 5 5 86 39 Tổng số học sinh toàn trƣờng 639 296

Nguồn: Phòng GD ĐT Sapa trường TH Lao Chải, báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015

Bảng 1.4 Các hộ gia đình có con theo học tại trƣờng tiểu học Lao Chải (Nă học 2014 – 2015 )

Điểm trƣờng Số học sinh Số hộ gia đình có con học tiểu học

Thôn Hàng 175 140 Thôn Lồ 110 63 Thôn Lý 150 120 Thôn San I 79 49 Thôn San II 125 104 Tổng 639 476

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy - học

Tính đến năm 2015, trường tiểu học Lao Chải có 25 phòng học (năm học 2014 – 2015) thiếu 02 phòng học do đó s dụng 2 phòng ở của giáo viên); có 27 bảng lớp; 01 phòng thiết bị; 01 phòng đồ dùng; 01 phòng thư viện; 01 phòng độ; 01 phòng hiệu trưởng; 01 phòng y tế và 01 văn phòng.

Ngoài ra trường tiểu học Lao Chải cũng được nhận hỗ trợ về sách giáo khoa, các đầu sách phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh tại trường. Bên cạnh đó cũng được cung cấp một số các trang thiết bị dạy và học như: các đầu sách, báo cho thư viện trường.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP BẬC TIỂU HỌC CỦA CON CÁI NGƢỜI ÂN TỘC H’MÔNG Ở SAPA

Từ những cơ sở lý luận đã được đề cập. Tôi tiến hành tìm hiểu và phân tích vấn đề đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa hiện nay. Nội dung chủ yếu của chương này là tìm hiểu nhận thức và thực trạng việc đầu tư học tập cho con cái bậc tiểu học của các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông hiện nay như thế nào? Chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa nhận thức và hành vi đầu tư học tập tiểu học cho con cái người H’Mông, thông qua việc áp dụng lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura. Với phương án x lý dữ liệu định lượng chủ yếu là tần suất, kiểm định chi-bình phương, kiểm định Independent Sample T – Test, kiểm định Paired – Samples –T-Test nhằm thấy rõ tính độc lập, phụ thuộc và mối liên hệ giữa các biến.

2.1 Nhận thức của cha mẹ về đầu tƣ học tập cho con

Giáo dục luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn trong quá trình phát triển nhờ nhận thức được vai trò của giáo dục như: Nhật Bản luôn cho rằng “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”; Singapore với

phương châm “thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát

triển kinh tế”; cường quốc Mỹ cũng cho rằng phải “tập trung cho đầu tư giáo dục – đào tạo và thu hút nhân tài”… Tại Việt Nam hiện nay, việc đầu tư và phát triển giáo dục đã và đang trở thành quốc sách hàng đầu cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, để nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư giáo dục – đầu tư cho học tập với toàn dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thực sự trở thành một bài toàn vô cùng khó khăn đối với giáo dục của nước ta hiện nay. Trong phần này, tôi muốn tìm hiểu về mức độ nhận thức của cha mẹ đến đầu tư học tập tiểu học cho con cái của người dân tộc H’Mông hiện nay như thế nào? Thông qua việc đánh giá tầm quan trọng về vai trò học tập cho con, việc định hướng bậc học, cách thức và nội dung đầu tư giáo dục tiểu học cho con.

2.1.1 Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng việc đầu tƣ học tập cho con

Theo thuyết nhận thức của Bandura “quá trình nhận thức tác động mạnh – yếu, quyết định đến hành vi của con người”. Trong đề tài này, khi tìm hiểu hành vi đâu tư học tập tiểu học cho con cái của người dân tộc H’Mông. Trước hết chúng tôi muốn tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ về vai trò học tập cho con cái. Qua đó để thấy được mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi theo quan điểm của Bandura.

Để đo nhận thức của cha mẹ về vai trò việc học tập cho con, chúng tôi tiến hành đo mức độ quan trọng của việc học tập đối với con hiện nay. Trong đó, s dụng thang đo likert với 5 mức đánh giá từ “không quan trọng” đến “rất quan trọng”.

Bảng 2.1 Đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng việc học tập đối với con

Mức độ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Không quan trọng 0 0,0 t quan trọng 7 5,8 Bình thường 61 50,8 Quan trọng 48 40,0 Rất quan trọng 4 3,3 Tổng 120 100,0

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Bảng số liệu cho ta thấy có sự khác biệt về đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng việc học tập đối với con hiện nay. Trong đó lựa chọn mức độ quan trọng của

việc học tập cho con ở mức “bình thường” chiếm tỷ lệ rất cao đạt 50,8% và mức “ít

quan trọng” đạt 5,8%. Thông qua số liệu khảo sát chúng ta nhận thấy phần đông các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông ở đây vẫn chưa coi trọng việc học tập của con.

“Vẫn biết đi học là tốt đấy nhưng người H’Mông sinh nhiều con lắm, nhà có 8 đứa mà đi học hết cả 8 thì nuôi thế nào được, không có tiền mà c ng không có gì ăn đâu, phải đi làm nữa cơ. Đi làm thì mới no, chứ đi học thì không no đâu. Người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)