Các nhân tố thuộc về gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 88)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.1 Các nhân tố thuộc về gia đình

Gia đình được xem là nhân tố then chốt và quan trọng hàng đầu cho việc đầu tư giáo dục con cái hiện nay, đặc biệt đối với giáo dục bậc tiểu học, vai trò của cha mẹ là chủ yếu. Trong đề tài này, khi tìm hiểu đầu tư của cha mẹ đến học tập tiểu học của con cái người H’Mông chúng tôi nhận thấy bên cạnh yếu tố kinh tế gia đình thì văn hóa và nếp sống của người dân tộc H’Mông phản ánh qua nếp sống trong gia đình của người dân tộc H’Mông đã có những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư cho giáo dục tiểu học của con cái hiện nay.

ảng 3.4 Đánh giá của các ậc cha ẹ người H’Mông về ảnh hưởng của các ếu tố gia đình đến đầu tư học tập cho con

ếu tố Điểm trung bình

Định hướng học tập của gia đình 2,21

Truyền thống học tập của gia đình 3,67

Nếp sinh hoạt của gia đình 4,20

Kinh tế hộ gia đình 4,79

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Theo đánh giá của các bậc phụ huynh yếu tố “kinh tế gia đình” được đánh giá

rất cao đạt 4,79 (điểm). Đánh giá thấp nhất là nhân tố “định hướng học tập của gia

đình” với 2,21 (điểm). Điều đó chứng tỏ hiện nay các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông không coi trọng việc định hướng bậc học cho con.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng thừa nhận rằng: “Không biết đâu, cứ cho

con đi học thôi. Nó học được đến đâu thì cho nó học mới lại mình phải có tiền thì mới nuôi được chứ. Xác định trước mà không có tiền để nuôi thì xác định làm gì”.

(Nữ, 27 tuổi, nông dân, pvs số 2). Theo kết quả điều tra và quan sát thực tế cũng cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ đều không định hướng bậc học cho con cái. Vấn đề đầu tư cho học tập của con rất thụ động.

Ngoài ra yếu tố “truyền thống học tập của gia đình” được đánh giá tương đối

cao với 3,67 (điểm). Khi tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thực tế chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn người H’Mông không đầu tư cho học tập. Thậm chí không hề coi trọng việc học. Trong nhiều hộ gia đình cho rằng đời cha, đời mẹ không học tập mà vẫn sống thì đến đời họ cũng không quan trọng. Hơn nữa, trên địa bàn xã hiện nay có rất nhiều người đi học cao về mà không xin được việc. Do vậy, càng tạo ra những trở ngại cho việc nhận thức về tầm quan trọng trong việc đầu tư học tập cho con hiện nay.

Yếu tố “nếp sinh hoạt của gia đình” cũng được các bậc cha mẹ đánh giá rất

cao trong việc ảnh hưởng về đầu tư học tập của con cái, với mức đánh giá đạt 4,2 (điểm). Khi tìm hiểu nếp sinh hoạt của các gia đình người H’Mông tại Sapa, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều thói quen trong cách sinh hoạt đã tạo ra những khó khăn

nhất định đến việc đầu tư cho học tập của con cái. Hầu hết các gia đình người H’Mông trên địa bàn nghiên cứu thường không có quỹ thời gian cho các hoạt động học tập của con tại nhà. Con chỉ học tập chủ yếu tại trường. Bên cạnh đó người dân tộc H’Mông thường đi ngủ rất sớm, chỉ khoảng 7 – 8 giờ tối, đã tạo thành thói quen trong lối sinh hoạt của người dân ở đây. Do vậy, họ không có quan niệm là dành thời gian để chỉ dạy cũng như cho con được học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Việc học và đầu tư học tập cho con chỉ diễn ra ở trường, còn việc học tập ngoài nhà

trường hầu như là không. “Người H’Mông thường đi ngủ sớm mà! Chỉ 7 đến 8 giờ

là ai c ng đi ngủ rồi. Nhà nào c ng vậy thôi, mình đi làm về ăn xong là đi ngủ mà!”

(Nam, 60 tuổi, nông dân, pvs số 5).

Khi kiểm định independent sample T-Test giữa giới tính và yếu tố gia đình ta

thấy giữa nam giới và nữ giới (cha và mẹ) không có đánh giá khác nhau về ảnh hưởng của gia đình đến việc đầu tư học tập cho con cái hiện nay với hệ số sig. = 0,05

Như vậy, thông qua việc đánh giá của các bậc cha mẹ người dân tộc H’mông cùng với kết quả khảo sát cho thấy yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến việc đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông hiện nay.

3.2 Các nh n tố thuộc về con cái

Con cái là một trong những nhân tố rất quan trọng cho việc đầu tư giáo dục của các bậc cha mẹ hiện nay, bởi đó chính là chủ thể của sự đầu tư. Trong xã hội hiện đại, phần lớn các bậc cha mẹ đã nhận thức được vai trò quan trọng cho việc đầu tư giáo dục. Tuy nhiên, phải đầu tư như thế nào cho đúng cách và có hiệu quả thì vẫn tồn tại rất nhiều những bất cập. Đặc biệt ở các thành phố, thị xã một số bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến việc đầu vật chất, cung cấp đầy đủ các phương tiện học tập cho con mà quên đi mong muốn, năng lực hay nguyện vọng học tập của con. Bên cạnh đó đối với các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông mong muốn học tập của con cái lại rất được coi trọng. Tuy nhiên, từ những hạn chế về mặt nhận thức cũng

như điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, việc coi trọng những mong muốn học tập của con cái chưa hoàn toàn mang lại những hiểu quả tích cực.

ảng 3.5 Đánh giá của các ậc cha ẹ người H’Mông về ảnh hưởng của các ếu tố ong uốn của con đến đầu tư học tập cho con.

ếu tố Điểm trung bình

Niềm đam mê, sở thích học tập của con 3,37

Năng lực học tập của con 4,12

Nhu cầu – đòi hỏi của con về học tập 3,87

Thói quen học tập của con 3,31

Sự lựa chọn thôi học của con 3,99

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy với mức đánh giá từ 15 (Rất không đồng ý  Rất đồng ý) cho thấy các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông hiện nay đánh giá khá cao về yếu tố năng lực học tập của con đạt 4,12 (điểm). Chúng tôi cũng nhận thấy việc đầu tư học tập cho con đặc biệt tại các cấp học cao hơn của các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông phần lớn dựa vào năng lực học tập của con. Cha mẹ

thường đầu tư nhiều hơn cho những em có khả năng học hay có “nhu cầu – đòi hỏi

về học tập” đạt 3,87 (điểm). Việc đáp ứng những khả năng và nguyện vọng học tập

của con đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến phát triển giáo dục. “Nếu đứa nào

thích đi học và học giỏi mình vẫn đầu tư cho nó đi học mà, cô giáo nó có bảo mua cái gì hay đóng góp gì cho nó mình vẫn làm mà” (Nữ, 52 tuổi, bán hàng rong, pvs

số 9).

Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về mong muốn học tập của con đến việc đầu tư học tập cho con hiện nay chúng tôi nhận thấy nó ẩn chứa một số mặt hạn chế.

Các yếu tố như “thói quen học tập của con” đạt 3,31 (điểm) và “sự lựa chọn thôi

học của con” đạt 3,99 (điểm). Trên thực tế các em học sinh tiểu học tại xã Lao Chải ít có thói quen hay ý thức đến việc học tập, đặc biệt là học và làm bài tập ở nhà. Việc có đi học hay không (sự lựa chọn thôi học của con) dành phần cao trong quyết định của cha mẹ đến việc đầu tư cho học tập của con cái. Hơn nữa, trẻ con thường ham chơi và chúng quá nhỏ để nhận thức được học tập là vấn đề quan trọng. Do đó,

nó sẽ tạo ra những hạn chế vô cùng lớn cho việc phát triển giáo dục ở đồng bào dân tộc H’Mông hiện nay.

“Con nó không thích học thì thôi, mình không ép nó được mà. Mình mà đánh, mắng nó là nó bỏ đi, có khi còn ăn lá ngón chết luôn đấy! Dân tộc mà, không giống như người Kinh đâu” (Nam, 60 tuổi, nông dân, pvs số 5).

Nhìn chung các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông đều tỏ ra rất bị động trước vấn đầu tư cho học tập của con cái, con cái mong muốn gì, đòi hỏi gì thì họ đáp ứng (trong điều kiện phù hợp với kinh tế của gia đình) thậm chí việc học đến cấp nào cũng do con lựa chọn và quyết định là đa số.

Khi kiểm định independent sample T-Test giữa giới tính với yếu tố mong

muốn của con cái ta thấy giữa nam giới và nữ giới (cha và mẹ) không có đánh giá

khác nhau về ảnh hưởng của gia đình đến việc đầu tư học tập cho con cái hiện nay với hệ số sig = 0.632 > 0,05.

Như vậy để thấy được yếu tố con cái có ảnh hưởng đến việc đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông hiện nay.

3.3 Các nh n tố thuộc về nhà trƣờng

Thầy cô, nhà trường luôn là yếu tố quan trọng trong việc đầu tư phát triển giáo dục. Đặc biệt ở những khu vực có điều kiện kinh tế khó khắn, những khu vực thuộc vùng chính sách 135 của nhà nước, việc giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần đến với các em học sinh có vai trò rất lớn trong việc đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái.

ảng 3.6 Đánh giá của các ậc cha ẹ người H’Mông về ảnh hưởng của các ếu nhà trường và các tổ chức thông qua nhà trường đến đầu tư học tập cho con

ếu tố Điểm trung bình

Kêu gọi, vận động 3,92

Hỗ trợ kinh phí học tập 4,31

Trợ cấp về tiền, vật chất (các dụng cụ và phương tiện học tập…) 4,25

Sự tận tình, quan tâm của thầy/cô giáo 3,32

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy các bậc cha mẹ H’Mông đánh giá khá cao về yếu tố hỗ trợ kinh phí học tập đạt 4,31 (điểm) và yếu tố trợ cấp về tiền, vật chất (các dụng cụ và phương tiện học tập) đạt 4,25 (điểm). Bên cạnh đó các yếu tố như sự kêu gọi, vận động; Sự tận tình, quan tâm của thầy cô cũng đạt điểm rất cao. Qua đó để thấy được vai trò to lớn của nhà trường, thầy cô đến việc đầu tư cho phát triển giáo dục tại khu vực miền núi hiện nay.

Bên cạnh đó, từ kết quả khảo sát cũng cho thấy thầy cô, nhà trường có ảnh

hưởng đến việc đầu tư của các bậc cha mẹ. “Có mà! Thầy cô nó dạy nó chứ mình có

biết gì đâu, nó biết nó dạy con mình thôi. Nó c ng giúp nhiều mà! Có khi nó cho sách, vở, nhiều khi con trốn học nó c ng bảo mình, nói chung nó c ng giúp nhiều mà! Chắc chắn phải ảnh hưởng chứ” (Nữ, 27 tuổi, nông dân, pvs số 2)

Hơn nữa, trường tiểu học Lao Chải nằm trên địa bàn xã Lao Chải trong diện chính sách 135 của nhà nước được nhà nước hỗ trợ và đầu tư rất nhiều cho công tác giáo dục mà cơ quan đại diện là nhà trường và thầy cô tại trường tiểu học Lao Chải. Ngoài ra, đối cới các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông phần lớn là những người có trình độ học vấn thấp, thậm chí là không có trình độ học vấn dẫn đến việc thầy cô và nhà trường là cầu nối duy nhất cho con được tiếp cận với tri thức.

Khi kiểm định independent sample T-Test giữa giới tính với yếu tố nhà trường ta thấy giữa nam giới và nữ giới (cha và mẹ) không có đánh giá khác nhau về ảnh hưởng của gia đình đến việc đầu tư học tập cho con cái hiện nay với hệ số sig. (2 phía) = 0,162 > 0,05.

Như vậy, để thấy được yếu tố nhà trường có ảnh hưởng đến việc đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông hiện nay.

3.4 Các nh n tố thuộc về làng óm

Khi tìm hiểu những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc đầu tư học tập tiểu học của con cái, thông qua kết quả khảo sát cũng như điều tra thực tế cho thấy nhóm nhân tố làng xóm có ảnh hưởng đến việc đầu tư của cha mẹ.

ảng 3.7 Đánh giá của các ậc cha ẹ người H’Mông về ảnh hưởng của các ếu tố làng ó đến đầu tư học tập cho con

ếu tố Điểm trung bình

Sự động viên, khích lệ của làng xóm 2,61

Sự giúp đỡ của làng xóm 2,62

Việc chia sẻ, trao đổi về học tập của con cái với làng xóm 2,3

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Với mức đánh giá từ 1 5 (rất không đồng tình  rất đồng tình) thông qua

điểm trung bình. Chúng ta nhận thấy các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông đánh giá chưa cao về nhóm nhân tố này hay nói cách khách theo quy ước về mức ý nghĩa của các giá trị trung bình thì mức điểm trên phản ánh quan điểm trung lập của người trả lời. Tuy nhiên, khi tiến hành chạy nhân tố khám phá EFA và Cronbach’ Anpha thì nhóm nhân tố này thỏa mãn các điều kiện của thang đo.

Bên cạnh đó thông qua điều tra thực tế chúng tôi cũng nhận thấy có một số cha

mẹ đề cao mối quan hệ làng xóm trong việc đầu tư cho học tập của con. “C ng có

đấy, lắm khi bận, hay không có người trông em mình c ng muốn con nó nghỉ học để giúp mình. Có lần c ng cho nó nghỉ rồi nhưng mấy đứa bán hàng cùng nó bảo thôi, có hôm mình bận nó trông con hộ nên lạ cho con đi học đấy.” (Nam, 40 tuổi, nông dân, pvs số 6).

Như vậy, để thấy được yếu tố làng xóm ít nhiều có ảnh hưởng đến việc đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông hiện nay.

3.5 Các nh n tố thuộc về t n giáo

Lao Chải là một xã có tỷ lệ số dân theo đạo tương đối cao. Với tổng số nhân danh của đạo Công giáo 1275 khẩu chiếm >1/3 số dân của toàn xã. Thông qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tôn giáo là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc đầu tư học tập cho con cái của các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông hiện nay.

ảng 3.8 Đánh giá của các ậc cha ẹ người H’Mông về ảnh hưởng của các ếu tố tôn giáo đến đầu tư học tập cho con

ếu tố Điểm trung

bình

Niềm tin tôn giáo là động lực 3,43

Sự nhắc nhở, động viên và đôn đốc của linh mục, các sơ… 3,35

Sự giúp đỡ về vật chất (tiền, sách vở, quân áo, các xuất học bổng…) 3,14

Các hội đoàn của tôn giáo luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ 2,08

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Các bậc cha mẹ H’Mông đánh giá khá cao về yếu tố niềm tin tôn giáo ảnh hưởng đến việc đâu tư học tập của con cái đạt 3,43 (điểm) và yếu tố sự nhắc sở, động viên, đôn đốc của linh mục và quý sơ đạt 3,35 (điểm). Qua đó thấy rằng tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư của cha mẹ đến giáo dục tiểu học cho con cái hiện nay.

Bên cạnh đó, trong quá trình khảo sát thực tế chúng tôi thấy rằng trên địa bàn xã Lao Chải hiện nay có một nhà thờ Công Giáo thường xuyên diễn ra các hoạt động sinh hoạt tôn giáo. Đặc biệt linh mục cũng như quý sơ liên tục nhắc nhở và thúc giục các bậc cha mẹ về việc học tập của con. Đồng thời cũng có những chương trình, các khoản hỗ trợ đến với từng gia đình, đặc biệt với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong các năm học vừa qua, nhà thờ không ngừng giúp đỡ các em về quần áo, học bổng đối với các em học sinh nghèo (khoảng 15 xuất học bổng mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)