Đầu tư của cha mẹ về học thêm cho con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 70)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2 Đầu tƣ của cha mẹ đối với học tập bậc tiểu học cho con

2.2.1.3 Đầu tư của cha mẹ về học thêm cho con

Trong các khu vực thành phố, thị xã hiện nay việc đáp ứng nhu cầu học tập của con ngày càng được các bậc cha mẹ học sinh coi trọng. Tuy nhiên, phải đầu tư như thế nào cho đúng, mang lại hiệu quả cao thì vẫn tồn tại rất nhiều bất cập. Một trong những khó khăn phải kể đến là việc học thêm đối với các em học sinh bậc tiểu học. Tình trạng học thêm quá nhiều, gây áp lực quá lớn đối với các em học sinh. Một phần bởi rất nhiều những cha mẹ nghĩ rằng phải cho con học nhiều, đầu tư hết mức để con học giỏi. Bên cạnh đó, ở một số nơi dịch vụ dạy thêm lại nằm ngoài mục đích giáo dục trở thành những tiêu cực đi từ phía nhà trường và thầy cô. Đứng trước những khó khăn đó, ngày 03/11/2014 Bộ GD&ĐT ra chỉ thị số: 5105/CT- BGDĐT về việc cấm dạy thêm và học thêm đối với học sinh bậc tiểu học dựa trên

Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 quy định về dạy thêm, học thêm và Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 quy định về đánh giá học sinh tiểu học.

Trong khi các bậc cha mẹ ở thành phố, thị xã ngày đêm đầu tư cho con cái được học tập hết học ở trường, ở lớp rồi lại học thêm hết chỗ này đến chỗ khác nhưng đối với các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông ở Sapa hiện nay hoàn toàn trái ngược với thực trạng trên. Đối với các bậc cha mẹ ở đây việc học tập cho con chỉ đơn giản là đến trường còn việc học của con hay cho con đi học thêm là chưa bao giờ có, thậm trí khái niệm này còn rất xa lạ đối với họ. Nếu xét về quan điểm theo chỉ thị số: 5105/CT-BGDĐT thì các bậc cha mẹ ở đây đã thực hiện rất triệt để. Tuy nhiên, trên thực tế việc không đầu tư cho con học thêm ở đây lại không bắt nguồn từ chỉ thị số: 5105/CT-BGDĐT mà chủ yếu là do các bậc cha mẹ chưa coi trọng đến việc đầu tư học tập cho con. Họ chưa thực sự nhận thấy việc học tập cho con là cần và quan trọng. Từ thực trạng trên phần nào cũng phản ánh rõ những khó khăn đối với việc phát triển cho giáo dục miền núi đặc biệt với các dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay.

2.2.2 Đầu tƣ của cha mẹ về thời gian và tinh thần cho học tập của con

Bên cạnh những yếu tố đầu tư vật chất cho con cái trong việc học tập, việc đầu tư thời gian và tinh thần cũng được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu trong việc đầu tư cho giáo dục của trẻ em hôm nay.

2.2.2.1 Đầu tư của cha mẹ về thời gian cho học tập của con

Trong một vài nghiên cứu đi trước (như đã trình bày trong phần tổng quan của đề tài) về sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái hiện nay cho thấy: Dẫu bận rộn với nhiều công việc làm ăn kinh tế, nhưng cha mẹ vẫn luôn quan tâm dành thời gian hướng dẫn, chỉ dạy con học tập. Đặc biệt, ở một số tác giả đã chỉ ra rằng ở cấp càng nhỏ thì sự quan tâm của các bậc cha mẹ càng lớn. Tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt rõ rệt đối với các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông về việc dành thời gian cũng như hướng dẫn, chỉ dạy con học tập.

Để đo quỹ thời gian của cha mẹ đầu tư cho học tập của con cái, ngoài thời gian cho con được đến trường, chúng tôi lựa chọn đo khoảng thời gian cha mẹ cho con được học bài ở nhà và thời gian chỉ dạy/học cùng con để thấy được sự đầu tư học tập của cha mẹ về mặt thời gian cho con. Với những khó khăn về mặt ngôn ngữ và nhận thức của các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông, chúng tôi phân chia khung thời gian đo lường theo khoảng như đã phân chia để người trả lời dễ chọn lựa.

ảng Đầu tư của cha ẹ về thời gian học tập cho con

Đơn vị: Thời gian /ngày

Thời gian 0’ 15’ 30’ 1h 2h 3h >3h

Dành cho con học

bài ở nhà 0 4,2 9,2 15,8 46,7 19,2 5,0

Chỉ dạy/học cùng

con 95,0 4,2 0,8 0 0 0 0

Nguồn: Khảo sát của tác giả về “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập bậc tiểu học của con cái người dân tộc H’Mông ở Sapa”, 2015.

Qua số liệu khảo sát chúng ta nhận thấy có sự khác biệt tương đối lớn trong quỹ thời gian cho con được học bài ở nhà và thời gian chỉ dạy/học cùng con của các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông hiện nay. Phần lớn quỹ thời gian dành cho con được học bài ở nhà chiếm tỷ lệ cao. Trong đó thời gian chỉ dạy và học bài cùng con hầu như không có, chỉ một số ít các bậc cha mẹ dành thời gian để chỉ dạy con cái học tập.

Thời gian cho con học bài ở nhà

Qua kết quả khảo sát chúng ta nhận thấy các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông có tạo điều kiện về mặt thời gian cho con được học bài ở nhà. 100% cha mẹ được hỏi đều khẳng định mình s n sàng dành thời gian cho con học bài ở nhà. Có lần lượt là 46,7% và 19,2% các bậc phụ huynh trả lời s n sàng dành 2 giờ , 3 giờ/ngày cho con được học bài ở nhà. Tuy nhiên, trên thực tế đó là quỹ thời gian cha mẹ tạo điều kiện cho con được học bài ở nhà nhưng còn việc con có học bài không? Hay cha mẹ có thực sự quản lý quỹ thời gian dành cho con trong việc học để đem lại hiểu quả hay không lại trở thành vấn đề hoàn toàn khác.

Thời gian thì nhiều mà! Nó bé nên có làm được cái gì đâu, nó thích học thì cho nó học mình không cấm nó. Nhưng nó chẳng học đâu, đi học về xong chỉ đi chơi thôi Chứ làm gì học, chúng quen rồi. Hơn nữa, cô giáo nó bảo để sách vở trên lớp nên có học c ng không có sách vở mà.” (Nữ, 27 tuổi, nông dân, pvs số 2)

“Quan trọng là con nó không học ý chứ, thời gian thì nhiều mà! Mình có bắt nó ngồi học thì nó chỉ ngồi t thôi, dình dình là đi chơi chứ nó c ng chẳng học hành gì đâu, mà ở đây làm gì có đứa nào học bài về nhà bao giờ.” (Nữ, 30 tuổi, giáo viên, pvs số 7)

Quá trình khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy, trên địa bàn xã Lao Chải hầu hết các em học sinh học cấp I rất ít phải tham gia vào công việc nhà hay ruộng nương. Phần lớn quỹ thời gian ở nhà của trẻ chủ yếu là đi chơi, chỉ một số ít các em lớn có thể tham gia các công việc nhà, trông em hay trong ngày mùa các em giúp cha mẹ lên nương, lên rẫy làm công việc đồng áng. Vì khí hậu khắc nghiệt trên địa bàn xã chỉ sản xuất được 1 vụ mùa/năm, do đó thời gian ngày mùa cũng không dài. Về cơ bản ngoài thời gian học trên lớp các em có rất nhiều thời gian để học bài ở nhà nhưng trên thực tế chúng lại không học bài.

Có thể thấy các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông mới chỉ biết dành thời gian cho con học bài nhưng lại không biết cách quản lý, thúc giục hay theo dõi quỹ thời gian của con. Hơn nữa, việc học bài hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào con do đó dẫn đến việc hầu hết trẻ đều không học bài ở nhà.

Thời gian chỉ dạy và học bài c ng con

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 95% các bậc cha mẹ không bao giờ dạy con cái học bài, có 4,2% hướng dẫn con học bài 15 phút/ngày và chỉ có 0,8% bậc cha mẹ hướng dẫn con học và làm bài 30 phút/ngày. Nguyên nhân chủ yếu do hầu hết các bậc cha mẹ đều có trình độ học vấn thấp không biết cách hay không có kiến thức để dạy con học.

“C ng muốn dạy con học mà Nhưng mình không biết chữ, mình không được học nên có biết gì để dạy con học đâu. Chỉ biết cho nó đến trường để cô giáo dạy

nó cái chữ thôi chứ dốt như bố mẹ nó thì c ng khổ lắm.” (Nữ, 27 tuổi, nông dân, số 2)

“Không biết đâu mình có biết chữ đâu mà dạy con. Bây giờ nó đến trường nó được học chữ thì nó biết. Thậm chí nó còn dạy mình học ấy, chứ không biết nên chịu thôi” (Nữ, 36 tuổi, bán hàng rong, pvs số 8).

Qua đó, để thấy được trình độ học vấn của các bậc cha mẹ H’Mông đã tạo ra những khó khăn vô cùng lớn đến việc giáo dục, dạy dỗ con cái hiện nay. Hầu hết đều là những người có trình độ học vấn thấp và không biết chữ. Do đó, họ không có hiểu biết cả về nội dung, hình thức và phương pháp chỉ dạy cho con cái trong việc học tập.

Tiến hành kiểm định chi bình phương để tìm mối liên hệ giữ 2 biến “dành thời

gian chỉ dạy và học bài cùng con” với biến “trình độ học vấn”. Từ kết quả kiểm định Chi-Square Tests với p = 0,000 < 0,05 (Trong đó giá trị Sig = 0,00 và  = 0,05) cho thấy có mối liên hệ giữa trình độ học vấn của cha/mẹ đến nhận thức về tầm quan trọng về việc học tập của con.

Ngoài ra, khi tìm hiểu về nguyên nhân không chỉ dạy con học bài ở nhà. Một số bậc cha mẹ cho rằng các thầy cô không ra bài tập về nhà, không kiểm tra bài cũ, thậm chí đến cuối năm học sinh không phải lo chuyện lên lớp hay không… Dẫn đến việc học tập ở nhà là không cần thiết.

“Nó không học bài đâu, nó bảo sách vở để ở trường mà. Với lại thầy cô c ng không kiểm tra bài về nhà, nên nó chẳng chịu học bài đâu. Người H’Mông mà Không thí thích học đâu, có đứa nó bỏ học cô giáo còn phải đến nhà bảo đi học đấy. Cuối năm đằng nào vẫn phải lên lớp mà ” (Nam, 40 tuổi, nông dân, pvs số 6).

Như vậy, có thể thấy một trong những khó khăn từ phía nhà trường không cho học sinh mang sách vở về nhà, không có bài tập về nhà đã gây ra một số trở ngại đến việc học bài ở nhà của các em. Hơn nữa, nó cũng tạo ra những tâm lý thoái thác việc học của con cho nhà trường của các bậc cha mẹ. Cha mẹ không ý thức việc học và chuẩn bị bài ở nhà của các em học sinh là quan trọng. Bên cạnh đó chúng ta cũng biết đối với các bậc cha mẹ của đồng bào dân tộc H’Mông vấn đề nhận thức việc

học còn gặp rất nhiều những khó khăn. Thậm chí có những bậc cha mẹ chưa thực sự nhận thức được việc học là cho chính bản thân của con nên việc không ra bài tập, không cho mang sách vở về nhà thậm trí không phải lo chuyện lên lớp hay không. Như vậy, càng làm cho các bậc cha mẹ thoái thác việc học cho nhà trường và thầy cô. Dẫn đến việc không hiểu đúng bản chất của việc học tập đối với con.

Thêm vào đó, khi tìm hiểu về nếp sống của người dân tộc H’Mông chúng tôi nhận thấy trong các gia đình người dân tộc H’Mông thường đi ngủ rất sớm. Họ ăn cơm xong là 7 -8 giờ tối là tắt điện đi ngủ, không có chuyện cho con học bài hay

chuẩn bị bài để mai đến trường. “Một phần nó c ng không mang sách vở về, phần

nữa là người H’Mông c ng không có thói quen học bài, trẻ đi học về thì chỉ chơi thôi, có đứa nào giúp bố mẹ thì giúp làm gì có học bài ở nhà. Đến người lớn còn đi chơi nữa là con nít. Mà đến 8 giờ tối là họ đã tắt điện đi ngủ rồi, nói gì đến chuyện học bài, nó là thói quen của họ rồi.” (Nam, 29 tuổi, giáo viên, pvs số 4). Qua đó, để thấy được nếp sống của người H’Mông hiện có ảnh hưởng đến việc học bài và dạy con học bài ở nhà.

Bên cạnh đó, qua số liệu có 5% các bậc phụ huynh trả lời có chỉ dạy và hướng dẫn con học tập. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu với 5% các bậc phụ huynh đó để tìm hiểu nội dung và hình thức mà các bậc phụ huynh chỉ dạy bao gồm những gì?

“Mình chỉ biết dạy con đọc cái chữ thôi, cho nó đọc được tiếng Kinh là may mắm lắm rồi còn lại không biết được đâu.” (Nữ, 27 tuổi, nông dân, pvs số 2 . Như vậy việc hướng dẫn, dạy bảo con học tập mới chỉ đơn thuần là dạy con biết đọc, biết viết tiếng Kinh còn các nội dung khác để hướng dẫn và chỉ dạy con thì hoàn toàn không biết.

Những phân tích sơ bộ trên cho chúng ta thấy các bậc cha mẹ người dân tộc H’Mông có khá nhiều thời gian để cho con được học bài. Tuy nhiên, lại không biết cách quản lý, thúc giục hay nhắc nhở con phải học và làm bài tập về nhà. Do đó, dẫn đến việc trẻ không học và chuẩn bị bài trước khi đến trường. Phần lớn các bậc phụ huynh đều có trình độ học vấn thấp, thậm trí rất nhiều người không biết chữ.

Do đó, không thể dạy dỗ và hướng dẫn con học bài. Có một số rất ít bậc cha mẹ hướng dẫn và chỉ dạy cho con nhưng mới chỉ dừng lại ở những kiến thức rất đơn giản là dạy con đọc và viết tiếng Kinh. Ngoài ra, các nội dung khác đều không biết đến. Thêm vào đó, từ phía nhà trường cũng không có bài tập về nhà và không mang sách vở cùng các phương tiện học tập, càng tạo cơ hội cho trẻ lười học.

Khi tìm hiểu sâu vấn đề này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn thầy giáo hiệu trường trường cấp II (trường THCS Lao Chải ) để thấy được những khó khăn đối với việc không học và làm bài tập về nhà của các em học sinh cấp I.

“Chúng tôi phải mất ít nhất là một đến hai năm đầu (lớp 6 - lớp 7 để hình thành thói quen về việc học cho các em học sinh. Em ở đây thì em c ng biết, người H’Mông để nói đầu tư học tập cho con thì còn xa vời lắm

Bởi vậy như tôi đã nói phải mất ít nhất là 1 năm để hình thành thói quen cho các em là phải học và làm bài tập ở nhà. Hơn nữa, em biết cha mẹ người H’Mông họ rất thụ động, hầu như họ cho con đến trường là phó mặc cho nhà trường có mấy khi biết con học hành sao đâu có chăng thì biết con có đi học hay không thôi cười) không giống như người Kinh, cho con nó đi học đã là điều may mắn lắm rùi. Em tưởng chứ, có khi chúng tôi đi vận động đến cực, leo cả mấy quả đồi đến nhà bảo cho con đi học còn khó nữa là… Nói gì đến chuyện đầu tư cho con học tập. Hơn nữa, c ng khó là bố mẹ chúng c ng chẳng biết gì mà dạy chúng. Thậm chí có gia đình còn nói: Chúng nó về dạy bố mẹ chứ nào bố mẹ biết dạy chúng nó… cười). Nên việc giáo dục ở đây khó khăn lắm, đâu chỉ lo giáo dục các em mà muốn giáo dục các em tốt thì c ng phải lo giáo dục cho bố mẹ.” (Nam, 45 tuổi, giáo viên, số 3)

Một trong những khó khăn chúng tôi nhận thấy khi trẻ không học và làm bài ở nhà, trẻ em dần hình thành thói quen đi học mà không cần học và làm bài ở nhà, tạo tâm thế lười học cho trẻ. Thêm vào đó với những em học sinh vùng dân tộc thiểu số có những khó khăn nhất định về mặt ngôn ngữ, đặc biệt lớp 1 và lớp 2 thì việc nắm bắt kiến thức trên lớp thực sự là vấn đề khó khăn. Trong khi đó lên đến lớp 6, lớp 7 trẻ mới tập thói quen phải học và làm bài ở nhà mà lượng kiến thức các em phải học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập tiểu học của con cái người dân tộc h’mông ở sapa (nghiên cứu trường hợp xã lao chải huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)