sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX TNHH HQĐV Đánh giá chung Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Tổng điểm Đánh giá 1. LUT chuyên lúa 1. Lúa xuân – Lúa mùa 2 TB 2 TB 2 TB 6 TB 2. LUT
cây ăn quả 2. Nhãn 4 RC 4 RC 4 RC 4 RC
Nguồn: Theo phiếu điều tra nông hộ
* Các giống cây trồng nông nghiệp tại huyện An Dương:
Trong điều kiện hiện nay diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, để đảm bảo được nhu cầu lương thực thì việc duy trì và ổn định diện tích trồng 2 vụ lúa là rất cần thiết, đây cũng là lí do LUT chuyên lúa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các LUT khác trong huyện.
Trong 5 năm gần đây, cơ cấu giống lúa tương đối ổn định. Các giống lúa năng suất cao, chất lượng gạo khá trở lên đã chiếm đại bộ phận trong tổng diện tích gieo trồng như Khang dân, Thiên Ưu 8, TBR225, RVT, BC15... Sự tiến bộ trong cơ cấu giống lúa không những tạo điều kiện cho huyện nâng cao năng suất và chất lượng gạo mà còn góp phần quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu mùa vụ. Diện tích lúa lai chiếm 20,80% tổng diện tích lúa cấy, còn lại là lúa thuần. Vụ xuân và vụ mùa đều gieo cấy đúng khung lịch của huyện để lúa trỗ bông đúng thời điểm, đảm bảo diện tích đất cho cây vụ đông.
Giống ngô: một số giống ngô mới, năng suất cao đã được đưa vào trồng, giống ngô lai F1HN88 đang là giống ngô phổ biến của huyện.
Giống khoai lang được trồng chủ yếu là các giống khoai lang địa phương. Giống rau: trồng các loại rau đáp ứng nhu cầu thị trường, cho năng suất, chất lượng tốt, hiện nay nông dân đang chú trọng sản xuất rau sạch, rau an toàn trong nhà lưới theo hướng an toàn.
Giống cây cảnh: Đào, quất là cây trồng chính của huyện đem lại lợi ích kinh tế cao nhất, bên cạnh đó còn nhiều loại cây cảnh, hoa cảnh khác như hoa
lan, cây xanh, cây si... được tạo nhiều thế, nhiều dáng khác nhau, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.
+ Phân bón: các loại phân hoá học đạm, lân, kali được bón tuỳ theo điều kiện của từng nông hộ, theo đúng quy định. Phân chuồng chủ yếu là tự cung từ
phụ phẩm chăn nuôi. Trình độ dân trí của người dân ngày một nâng cao nên việc sử dụng phân bón phần lớn đáp ứng được yêu cầucủa cây trồng.
+ Thuốc bảo vệ thực vật: các loại thuốc thường được nông dân sử dụng
Dupont Prevathon 5SC, Rigell 50SC, Virtako 40WG, Lobby 25WP, Clever
150SC. Tuỳ theo mức độ hại cây trồng hàng năm và mùa vụ màlượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng khác nhau, thông thường vụ mùa nhiều hơn vụ xuân, do trong vụ này nhiệt độ ẩm độ cao nên sâu bệnh phá hoại mạnh.
Nhìn chung, trên cả 3 vùng thì LUT rau màu, LUT cây cảnh, LUT cây ăn quả đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả. Ngoài ra vùng 1 còn có ưu thế là trồng đào, quất cảnh, vùng 2 có ưu thế trồng cây vụ đông, vùng 3 có địa hình vàn thấp, nếu trồng LUT chuyên lúa thì nên trồng vào chính vụ đem lại thu nhập cao cho người dân. Bên cạnh đó tiểu vùng có thể trồng cây ăn quả để tăng thu nhập của gia đình và cũngđem lại cuộc sống khỏe đẹp hơn cho chính con người nơi đây.
* Khả năng về vốn, lao động, thị trường
+ Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến khả năng phát triển và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa. Vốn ở đây được hiểu là khả năng về đầu tư (giống, phân bón, thuốc BVTV), cải thiện môi trường sản xuất (làm đất, lên luống, thu hoạch...) và chi phí lao động. Qua điều tra thực tế cho thấy, số hộ nông dân thiếu vốn không nhiều; chủ yếu là thiếu vốn do trồng hoa, cây cảnh nên việc mở rộng diện tích loại hình này còn hạn chế.
+ Lực lượng lao động sản xuất: từ thực tế cho thấy huyện An Dương có
nguồn lao động bị hạn chế do lao động chuyển đổi sang làm công nghiệp. Từ đó cần có phương hướng mới cho nông nghiệp địa phương hiện nay.
+ Thị trường là yếu tố có ý nghĩa rất lớn cho hướng phát triển sản xuất. Trong điều kiện thực tế của huyện, nhờ vị trí địa lý và điều kiện giao thông rất thuận lợi cho việc thông thương buôn bán tới các khu vực trên địa bàn huyện và các quận, huyện, thành phốlân cận.
4.5.2. Hiệu quả về môi trường
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải có số liệu phân tích các
mẫu đất, nước và nông sản phẩm trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin phép được đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như sau:
- Mức đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường.
- Nhận định chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đối với đất.
Theo Tadon H.L.S (1993), sự suy kiệt các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện của thoái hóa về môi trường. Vì vậy, việc cải thiện độ phì của đất là đóng góp cải thiện tài nguyên thiên nhiên và còn tốt hơn nữa cho chính môi trường.
Trong thực tế, tác động của môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau, cây trồng phát triển tốt trên đất có đặc tính, chất lượng phù hợp. Nhưng trong quá trình sản xuất, dưới sự hoạt động quản lý của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Theo Đỗ Nguyên Hải (2000), một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K. Việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, thay thế phân bón hữu cơ bằng
phân bón hóa học, thay công làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước. Trong việc sử dụng phân bón hóa học thì người nông dân lại quan tâm nhiều hơn đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâmđến sử dụng cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Để sử dụng một cách khoa học và tránh lãng phí thì cần phải có những hiểu biết nhất định về các định luật bón phân: định luật tối thiểu, định luật tối đa, định luật trả lại, định luật cân đối dinh dưỡng và định luật hiệu suất sử dụng phân bón.
Qua đó, tôi đưa ra một số nhận xét về tình hình sử dụng phân bón để có những giải pháp phù hợp cho định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững trong giai đoạn tới:
- Mức độ đầu tư phân bón cho các loại cây lương thực ở mức bình thường nhưng các loại rau màu, hoa là cao hơn. Nguồn đạm chủ yếu là từ phân urê, lân chủ yếu là supe lân, kali chủ yếu là kali clorua.
- Việc cân đối giữa N:P:K cho mỗi loại cây trồng là khác nhau. Một số cây trồng được bón phân với lượng mất cân đối nghiêm trọng giữa N, P, K. Người nông dân bón rất ít lân và kali cho cây trồng vì thế đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu dinh dưỡng của cây, đến năng suất cây trồng và đến môi trường.
Theo Nguyễn Xuân Thành (2001), các nguy cơ gây thoái hóa và ô nhiễm đất do không bón phân cân đối được xem xét trên các lĩnh vực sau: làm chua đất, làm ô nhiễm NO3-, ô nhiễm đất do phú dưỡng.
-Đạm là loại phân hóa học được dùng nhiều nhất. Để đạt năngsuất cao và rút ngắn thời gian thu hoạch, người nông dân thường bón nhiều đạm cho các loại rau màu. Việc bón nhiều đạm là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đất do thừa đạm.
-Lân và kali được đầu tư không đều, đa số cây trồng bón vượt mức lân và kali.
-Theo khuyến cáo của Trạm Khuyến nống, khuyến ngư An Dương cho từng loại cây trồng theo mùa vụ (*).
-Theo Phòng nông nghiệp thì các loại phân bón được người dân sử dụng gồm: Phân chuồng, phân đạm, phân kali và phân lân. Lượng bón được thể hiện bảng: