Biến động ngành chăn nuôi giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 63 - 67)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 2014 2015

Trâu Con 717 526 535

Bò Con 527 478 594

Lợn Con 44.021 36.702 37.069

Gia cầm 1000 con 786.769 439.486 572.400

Nguồn: Phòng Thống kê huyện An Dương

4.4.2. Loại hình sử dụng đất

Là một huyện đồng bằng của thành phố Hải Phòng với diện tích đất nông nghiệp là 5.245,47 ha chiếm 50,35% tổng diện tích tự nhiên. An Dương là vùng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng và nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Hệ

thống cây trồng trên địa bàn huyện rất phong phú và đa dạng, đất đai tương đối màu mỡ và đồng nhất.

Đất nông nghiệp có thể chia làm 3 vùng chính như sau:

Tiểu vùng 1: gồm các xã Quốc Tuấn, Đồng Thái, Hồng Thái, Đặng Cương, An Dươngvớiđịa hình cao, vàn cao và tính chất thổ nhưỡng là đất phù

sa, ít chua, không có ngập lụt hàng năm. Với tổng diện tích đất nông nghiệp là

2.306,24 ha. Đây là loại đất tốt của huyện, khả năng phát triển cây lương thực và trồng cây cảnh. Hướng phát triển mới là trồng cây cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong vùng tôi chọn xã Quốc Tuấnlàm điểm điều tra 30 hộ cụ thể bởi có các điều kiện về địa hình, đất đai, cây trồng, điều kiện kinh tế xã hội... có thể đại diện cho toàn vùng.

Kết quả cho thấy tiểu vùng 1 có 7 LUT với 12 kiểu sử dụng đất thể hiện ở bảng 4.7:

- LUT chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất là lúa 2 vụ với diện tích là

1.029,09 ha chiếm 44,62% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lúa của tiểu vùng chiếm tỷ lệ cao dohệ thống thủy lợi đảm bảo chất lượng, đồng đất thuận lợi làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, đảm bảo năng suất.

- LUT chuyên lúa màu có 4 kiểu sử dụng đất với diện tích là 456,26 ha chiếm 19,78% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT chuyên rau có 1 kiểu sử dụng đất là 3 vụ rau với diện tích là 153,66 ha chiếm 6,66% diện tích đất nông nghiệp. LUT chuyên rau là lợi thế của vùng do hiện nay nhu cầu thị trường ngày càng cao, đất đai thuận lợi cho việc chăm sóc và phát triển của loại hình sử dụng đất này, thêm vào đó lợi nhuận từ trồng rau đem lại khá cao.

- LUT chuyên rau màu có 2 kiểu sử dụng đất với diện tích là 56,07 ha

chiếm 1,90% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT chuyên màu có 2 kiểu sử dụng đất với diện tích là 37,37 ha chiếm 1,62% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT chuyên hoa, cây cảnh có diện tích là 185,68 ha chiếm 8,05% diện tích đất nông nghiệp. Do nhu cầu thực tế của thị trường hoa, cây cảnh ngày càng cao nhất là trong dịp lễ tết, giao thông thuận lợi cho việc thông thương, đất đai phù hợp với việc trồng và phát triển loại cây này. Bên cạnh đó nghề trồng hoa và

cây cảnh là nghề truyền thống của vùng. Vì vậy LUT chuyên hoa, cây cảnh là thế mạnh của vùng.

- LUT cây ăn quả có diện tích là 214,57 ha trồng các loại cây như nhãn, ổi, bưởi... chiếm 9,30% diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay do nhu cầu thị trường tiêu dùng ngày càng cao, do đất đai, khí hậu phù hợp với phát triển các loại cây ăn quả, tăng thu nhập cho người lao động.

Tiểu vùng 2: gồm các xã Hồng Phong, An Hồng, Đại Bản, Lê Lợi, Nam Sơnvới tổng diện tích đất nông nghiệp là 1531,57 ha với địa hình thấp hơn vùng 1, tầng canh tác trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá. Đây là loại đất tốt của huyện có khả năng thâm canh, tăng vụbằng các giống lúa năng suất cao; ngoài ra có thể trồng xenrau, cây vụ đông. Xã Hồng Phong có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có thể đại diện cho vùng nên tôi chọn xã này để điều tra nông hộ.

Kết quả điều tra cho thấy vùng này có 5 LUT và 9 kiểu sử dụng đất thể hiện ở bảng 4.8:

- LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất là 2 vụ lúa với diện tích là 565,38 ha chiếm 39,34% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa ở tiểu vùng tuy không cao so với các tiểu vùng khác nhưng người dân đã sử dụng giống lúa cho năng suất cao, ổn định; áp dụng các hình thức gieo cấy mới như gieo sạ, cấy máy. Từ đó diện tích trồng lúa vẫn đang được duy trì và phát triển.

- LUT lúa màu có 4 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích là 118,63 ha chiếm 8,25% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT chuyên rau có diện tích là 263,41 ha chiếm 18,33% diện tích đất nông nghiệp.Diện tích chuyên rau của tiểu vùng cao nhất so với các tiểu vùng còn lại do địa hình thuận lợi, cơ sở hạ tầng đầy đủ; bên cạnh đó người dân đã sử dụng các giống mới, sản xuất theo hình thức mới đem lại năng suất, kinh tế cao. Vì vậy LUT chuyên rau là thế mạnh của tiểu vùng cần được phát triển, nhân rộng thêm.

- LUT rau màu có 2 kiểu sử dụng đất 39,25 ha chiếm 2,73% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT cây ăn quả có diện tích là 450,61 ha chiếm 31,35% diện tích đất nông nghiệp. Tiểu vùng đã trồng, chăm sóc một số mô hình gia đình trồng cây ăn quả đem lại năng suất, thu nhập cao và íttốn công chăm sóc. Vì vậy người dân đã học hỏi kinh nghiệm và phát triển mạnh LUT. Đây cũng là một thế mạnh của vùng.

Tiểu vùng 3: gồm các xã Tân Tiến, Lê Thiện, An Hưng, Bắc Sơn, An Hòa, An Đồng với địa hình đất vàn thấp và thực tế hiện nay lao động tập trung tại các khu công nghiệp tăng cao, vì vậy để đảm bảo an ninh lương thực cần đưa các giống lúa chất lượng cao, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.Xã Tân Tiến được chọn làm điểm nghiên cứu.

Kết quả điều tra cho thấy vùng này có 1 LUT và 2 kiểu sử dụng đất thể hiện ở bảng 4.9:

- LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất là 2 vụ lúa với diện tích 1.221,98

ha chiếm 86,81% diện tích đất nông nghiệp. Thực tế hiện nay, do công nghiệp phát triển mạnh, lực lượng lao động dần chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa;

vì thế diện tích đất nông nghiệp tiểu vùng chủ yếu chuyên trồng lúa 2 vụ để đảm bảo an ninh lương thực của tiểu vùng cũng như toàn huyện.

- LUT cây ăn quả có diện tích là 185,68 ha chiếm 13,19% diện tích đất nông nghiệp. Lợi nhuận đem lại từ trồng cây ăn quả tương đối cao làm tăng thu nhập của người dân. Do đó đây là một lợi thế của vùng cần duy trì ổn định và phát triển.

Tóm lại: Tiểu vùng 1 thuận lợi tập trung phát triển chuyên rau, chuyên hoa, cây cảnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng. Tiểu vùng 2thuận lợi tập trung phát triển chuyên rau, xen cây vụ đông, trồng lúa bằng giống lúa năng suất cao. Tiểu vùng 3 đảm bảo an ninh lương thực, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất lúavà phát triển trồng cây ăn quả.

Các loại hình sử dụng đất hiện trạng của huyện được thu thập dựa trên cơ sở tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra thực tế các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất với các loại hình sử dụng đất khác nhau được thể hiện ở bảng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)