Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinhtế của các kiểu sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 43 - 44)

của các kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu Đơn vị tính Rất cao Cao Trung bình Thấp

Thang điểm Điểm 4 3 2 1

- Giá trị sản xuất triệu đồng/ha >150 100-150 70-100 <70

- Thu nhập hỗn hợp triệu đồng/ha > 100 70-100 40 - 70 <40

- Hiệu quả đồng vốn lần ≥ 2 1,5 đến < 2 1,0 đến < 1,5 <1,0

Tổng hợp xếp loại hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất như sau:

Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 12 điểm, thấp nhất là 3 điểm.

- Hiệu quả kinh tế rất cao (RC): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 85-100% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 10,2-12 điểm.

- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 70 - <85% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 8,4-<10,2 điểm.

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50-<70% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 6-<8,4 điểm.

- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 3 - < 6 điểm.

* Hiệu quả xã hội:

Để đánh giá tính hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất, chúng tôi đã căn cứ 2 tiêu chí gồm:

- Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;

- Sự chấp nhận của người dân thể hiện qua giá trị ngày công, khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân.

Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả xã hội được thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)