Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất vùng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 89 - 94)

dụng đất

Kiểu sử dụng đất

Công lao động GTNC Đánh giá

HQXH

Điểm Đánh

giá Điểm Đánh giá Tổng điểm Đánh giá 1. LUT chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 2 TB 2 TB 4 TB 2. LUT cây cảnh 2. Nhãn 2 TB 4 RC 6 C

Nguồn: Theo phiếu điều tra nông hộ

Để nghiên cứu về hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi tiểu vùng. Kết quả tổng hợp từ bảng 4.19 đến bảng 4.24:

* Tiểu vùng 1:

- LUT chuyên lúa: cho hiệu quả xã hội trung bình, số công lao động là

497 công, GTNC là 99,31 nghìn đồng, đem lại hiệu quả xã hội trung bình.

- LUT lúa màu: trong LUT này kiểu sử dụng lúa xuân- lúa mùa – khoai lang, lúa xuân – lúa mùa – ngô đông hiệu quả xã hội cao với công cho hiệu quả xã hội cao với số công lao động là 722 đến 731 công lao động, GTNC đạt 105,66

nghìn đồng đến 127,68 nghìn đồng. Kiểu sử dụng lúa xuân – lúa mùa – đậu tương cho hiệu quả kinh tế trung bình với số công là 684 công, GTNC đạt 102,10 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – bắp cải cho hiệu quả xã hội rất cao đạt GTNC là 180,36 nghìn đồng với công lao động là 807 công. LUT đem lạihiệu quả xã hội từ trung bìnhđến rất cao.

- LUT chuyên rau và LUT chuyên rau màu: cho hiệu quả xã hội rất cao, số công lao động từ 752 đến 782 công, GTNC từ 236,66đến 285,63 nghìn đồng.

LUT chuyên rau, rau màu do vậy đã tạo một lượng lớn lao động tại chỗ, lao động gia đình và tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân.

- LUT chuyên màu: cho hiệu quả xã hội trung bình, số công lao động từ 451 đến 468 công, GTNC từ 110,65 nghìn đồngđến 117,75 nghìn đồng.

- LUT chuyên cây cảnh: cho hiệu quả xã hội rất cao, cao nhất so với các LUT khác, diện tích trồng lớn, cũng như LUT chuyên rau, LUT chuyên hoa cây cảnh đã thu hút một lượng lao động tạo nguồn thu nhập cao nhưng vốn đầu tư lớn, người lao động đòi hỏi phải có trình độ, biết áp dụng các kỹ thuật tương đối cao, tỷ mỉ và đối với kiểu sử dụng đất cây cảnh cho thu nhập 1 lần/năm, nên đòi hỏi các hộ dân có nguồn vốn lớn mới đầu tư có hiệu quả. Số công lao động đạt

3.334 công, GTNC là 408,48 nghìn đồng.

- LUT cây ăn quả: cho hiệu quả xã hội cao, số công lao động là 577 công, GTNC là 507,91 nghìn đồng.

*Tiểu vùng 2:

- LUT chuyên lúa: cho hiệu quả xã hội trung bình, số công lao động là

497 công, GTNC là 99,12 nghìn đồng.

- LUT lúa màu: trong LUT này kiểu sử dụng lúa xuân - lúa mùa – khoai lang, lúa xuân – lúa mùa – ngô đông, lúa xuân – lúa mùa – đậu tương cho hiệu quả xã hội cao với công lao động từ 677 đến 727 công, GTNC từ 100,81 đến

129,15 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – cải bắp cho hiệu quả xã hội rất cao GTNC đạt 193,84 triệu đồngvới số công lao động là 812.

- LUT chuyên rau và LUT chuyên rau màu: cho hiệu quả xã hội rất cao,

số công lao động từ 825 đến 1.065 công, GTNC từ 205,20 nghìn đến 225,55

nghìn đồng. LUT chuyên rau do vậy đã tạo một lượng lớn lao động tại chỗ, lao động gia đình và tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân.

- LUT cây ăn quả: cho hiệu quả xã hội cao, số công lao động là 577 công, GTNC là 458,31 nghìn đồng.

*Tiểu vùng 3:

- LUT chuyên lúa: cho hiệu quả xã hội trung bình, số công lao động là 507 công, GTNC là 96,30 nghìn đồng.

- LUT cây ăn quả: cho hiệu quả xã hội cao, số công lao động là 577 công, GTNC là 455,91 nghìn đồng.

Theo thực tế tại tiểu vùng 3 cho thấy, nơi đây cùng với đô thị hóa phát triển, số lao động đi làm tại các khu công nghiệp tăng cao dẫn đến thiếu nguồn nhân lực làm việc. Và đồng thời do địa hình nơi đây đất vàn thấp nên một số hộ gia đình tiến tới chăn nuôi, hoặc nuôi trồng thủy sản trên vùng đất này. Nhưng

vẫn giữ đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực của tiểu vùng nói riêng và của huyện nói chung. Bên cạnh đó có thể trồng xen cây ăn quả. Trong thời gian tới cần có hình thức hỗ trợ về giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn để đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Tóm lại: Qua việc phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường các loại hình sử dụng đất ở huyện An Dương cho thấy:

+ Nhìn chung ở tiểu vùng 1 có nhiều kiểu sử dụng đất cho hiệu quả sử dụng đất cao hơn 2 vùng còn lại. Nhiều kiểu sử dụng đất có hiệu quả sử dụng đất cao như kiểu sử dụng đất chuyên rau, chuyên hoa cây cảnh, chuyên rau màu, cho hiệu quả kinh tế, xã hội rất cao. Tuy nhiên LUT này đòi hỏi trình độ kỹ thuật thâm canh, canh tác cao, vốn đầu tư lớn, phải áp dụng khoa học kỹ thuật khắc phục khó khăn về giá cả, mùa vụ; đồng thời vùng này cần quan tâm đến hiệu quả môi trường để nâng cao và duy trì hiệu quả trong sử dụng đất.

+ Các kiểu sử dụng ở vùng 2 không cao như ở vùng 1 tuy nhiên kiểu sử dụng đất chuyên rau, chuyên màu cao hơn so với vùng 1, thực tế cho thấy một hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới cho vùng này.

+ Kiểu sử dụng đất chuyên lúa ở vùng 3 là các kiểu sử dụng đất truyền thống, phổ biến, nhân dân đã có nhiều kinh nghiệm canh tác nên được người dân vùng này chấp nhận. Do đất đai không thuậnlợi bằng vùng 1 và 2 nên cây trồng có hiệu quả kinh tế cao không thuận lợi ở vùng này và không được áp dụng ở vùng này như hoa, cây cảnh, cây rau các loại. Hiện nay vùng chủ yếu phát triển chăn nuôi trang trại.

Huyện An Dương đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác động công nghiệp ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường đất, nước, không khí.

chính vì lẽ đó đã ảnh hưởng đến đất đai trong quá trình thâm canh và canh tác. Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu trong những năm gần đây trên địa bàn

huyện do trồng và mở rộng cây vụ đông ngày cành tăng, cả về chủng loại lẫn liều lượng dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và môi trường. Hiện tại chưa có kết quả phân tích cụ thể nhưng qua phỏng vấn nông hộ cho thấy sử dụng thuốc bảo về thực vật và bón nhiều phân hóa học ở một số cây rau, cây cảnh là

nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng ô nhiễm đất. Trong tương lai cần tăng cường hàm lượng phân hữu cơvà luân canh với cây trồng họ đậu.

4.6. ĐỀXUẤT CÁC LOẠISỬDỤNGĐẤTHIỆU QUẢ

4.6.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp của huyện An Dương

- Sử dụng đất của huyện An Dương trong thời gian tới gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Huyện tập trung khai thác những tiềm năng , thế mạnh của từng tiểu vùng, lựa chọn những loại hình sử dụng đất hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả trên 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội, môi trường. Sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân địa phương. Từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp.

- Một thực tế hiện nay trên địa bàn huyện An Dương, ngành công nghiệp phát triển, số người nông dân bỏ ruộng để tham gia phát triển công nghiệp tương đối cao. Vì vậy phương hướng mới của huyện gắn với nông nghiệp là việc thâm canh cây trồng, lựa chọn những giống lúa năng suất cao phù hợp với điều kiện đất đai của huyện, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

- Sử dụng nông nghiệp gắn liền với việc đảm bảo nhu cầu lương thực cho

người dân của địa phương. Một số nơi diện tích nông nghiêp khó thâm canh như vùng trũng có thể đưa kiểu sử dụng đất mới để thu nhập được cao hơn.

4.6.2. Đề xuất những loại sử dụng đất hiệu quả

Dựa vào các cơsở trên, việc xác định các loại hình sử dụng đấtcủa huyện An Dươngđược tiến hành theo những tiêu chí sau:

- Phải đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Giảm đến mức thấp nhất rủi ro trong sản xuất.

- Bảo vệ môi trường, ngăn chặn quá trình ô nhiễm và thoái hoá đất.

- Bảo đảm hiệu quả xã hội tức là được xã hội chấp nhận.

* Căn cứ vào một số mục tiêu cơ bản trong Quy hoạch sản xuất ngành trồng trọt của huyện An Dương giai đoạn 2015 -2020, cụ thể như sau:

+ Sản xuất cây trồng hàng hóa:

- Cơ sở hạ tầng nâng cấp, hiện đại, nhu cầu con người tăng cao.

- Đáp ứng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng rau thực phẩm của huyện về số

nghiệp của thành phố và các vùng lân cận.

- Phát triển sản xuất rau thực phẩm theo hướng chuyên canh rau an toàn,chất

lượng cao bằng công nghệ trồng trong nhà lưới và trực tiếp ngoài trời.

- Phát triển sản xuất hàng hoá để cây rau của huyện có vị trí, có thương

hiệu nhằm cung cấp rau chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị

trường huyệnvà thị trường lân cận.

- Bố trí vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung. + Sản xuất cây lương thực:

- Sử dụng giống thuần và các giống lúa lai để nâng cao năng suất và chất

lượng; tập trung phát triển thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu ngày càngcao của người dân trong huyện.

- Tập trung đầu tưthâm canh, gieo cấy đúng khung thời vụ tốt nhất.

- Chuyển những vùng canh tác lúa khó khăn sang các mô hình canh tác khác: hoa cây cảnh, trồng cây ăn quả kết hợp du lịch sinh thái; vùng đồng trũng,

khó khăn về tiêu nước vụ mùa chuyển hẳn sang nuôithuỷ sản.

+ Trồng cỏ chăn nuôi:

- Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 30% tổng đàn bò nuôi thâm canh.

- Quy hoạch các vùng trồng cỏ sản xuất thâm canh, kết hợp với thức ăn tự nhiên (cỏ tự nhiên, rơm rạ,…) để phục vụ đủ nhu cầu cho chăn nuôi đại gia súc.

Từ các kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế kết hợp với đánh giá tác động xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất hiện tại, đồng thời trên cơ sở xem xét đặc điểm điều kiện tự nhiên và khả năng khai thác đất đai huyện An Dương, tôi đề xuất diện tích một số loại hình sử dụng đất như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)