Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Điều kiện tự nhiê n kinhtế xã hội của huyện An Dương
4.1.2. Điều kiện kinhtế xã hội
a. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế của thành phố và đất nước cònnhiều khó khăn. Song tình hình kinh tế - xã hội của huyện vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đạt và vượt so với kế hoạch và so với năm 2014.
+ Giá trị sản xuất các ngành nông - lâm - thuỷ sản (SS 2010) : 903,6 tỷ đồng, đạt 91,61% so KH, tăng 0,96% so cùng kỳ năm 2014.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 238,8 tỷ đồng, đạt 101,19%KH, tăng 9,54% so cùng kỳ năm 2014.
+ Doanh thu các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống: 616,0 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng11,68% so cùng kỳ năm 2014.
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+ Sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản
Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản
182 triệu đồng.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 5.998,17 ha, trong đó diện tích cấy lúa cả năm 5.147,31 ha đạt 100,86% KH, năng suất lúa bình quân đạt 69,05 tạ/ha, đạt
101,38% so cùng kỳ. Diện tích rau các loại 1.047,77 ha, đạt 99,68% so cùng kỳ, sản lượng 41.267,26 tấn. Diện tích trồng hoa, cây cảnh 185,68 ha tăng 4,78% so
cùng kỳ. Diện tích cây các loại 51,77ha, tăng 6,09% so cùng kỳ.
Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi ổn định và phát triển. Tổng đàn lợn 37.069 con, tăng 2,97% KH; đàn trâu bò 1.129 con, tăng 50,53 %KH; tổng đàn gia cầm 572.400 con, đạt 106% KH. Diện tích nuôi trồng thủy sản 288,56 ha, sản lượng 1.350 tấn, đạt 96,43% kế hoạch.
Do tiếp thu và đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất, đầu tư thâm canh, năng suất lúa đạt 124 tạ/ha/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 66 triệu/năm. Nuôi trồng theo quy mô trang trại phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao. Toàn huyện có 1.989 gia trại, trang trại, trong đó có 98 trang trại đạt tiêu chí cấp bộ. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 đạt 97,63 tỷ đồng, chiếm 25,68% so với tổng
giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động có thu nhập ổn định.
b. Thực trạng cơ sở hạ tầng
Huyện An Dương đã khai thác và huy động trên 6.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn, tập trung các công trình :
thuỷ lợi, đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện, nước sạch nông thôn, công trình văn hoá, thể thao... bộ mặt nông thôn An Dương đổi mới nhanh theo hướng đô thị hoá, 100% hệ thông đường giao thông nông thôn đã được nhựa, bê tông hoá; 97,2 km kênh mương đã được cứng hoá (đạt 88% kế hoạch), 99% số hộ dân đã được sử dụng điện, 99,9% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từng bước ổn định sản xuất kinh doanh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ động khắc phục khó khăn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án phục vụ đại hội Đảng các cấp : Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Nhà văn hóa các xã : Đặng Cương, Quốc Tuấn, Lê Lợi, An Đồng. Thẩm định 19 hạng mục công trình với giá trị trên 25,17 tỷ đồng, các công trình giao thông theo Quyết định 1049, 2049 của UBND thành phố về việc phân khai kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2015. Kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường theo phân cấp quản lý. Cấp 136 giấy phép xây dựng nhà ở trên địa bàn.
Công tác kiểm tra trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông được tăng cường. Đã kiểm tra lập biên bản xử lý 1.947 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, xử lý nộp kho bạc 1.124 triệu đồng. Tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp: Tai nạn giao thông xảy ra 21 vụ (tăng 03 vụ so với cùng kỳ 2014), số người chết 18 người (tăng 02 người), số người bị thương 11 người (giảm 01 người).
Công tác phòng chống cháy nổ được quan tâm triển khai đồng bộ các giải pháp, không để xảy ra cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng. Đầu tư, cải tạo hệ
thống điện chiếu sáng công cộng tại trung tâm huyện góp phần bảo đảm an toàn
giao thông, an ninh trật tự xã hội.
Chương trình xây dựng nông thôn mới: toàn huyện đạt bình quân 17/19 tiêu chí, bằng 130,7% kế hoạch; trong đó 06 xã cơ bản hoàn thành, 01 xã đạt 17/19 tiêu chí; 06 xã đạt 16/19 tiêu chí; 01 xã đạt 15/19 tiêu chí; 01 xã đạt 14/19 tiêu chí.
* Giao thông:
Hệ thống giao thông của huyện gồm 3 loại: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ: + Đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện khá phát triển với tổng chiều dài khoảng 400km, mật độ đường bình quân 3 km/km2. Tất cả các xã đều có đường ô tôđi đến trung tâm xã. Những tuyến đường bộ chính của huyện là: quốc lộ 5, từ cống Kim Sơn (địa giới tỉnh) xã Lê Thiện, chạy dọc huyện đến Sở Dầu, dài 16 km, nối tiếp qua nội thành bằng hệ thống đường bao. Đường tỉnh lộ 203 từ Cầu Treo (bến phà) quận Kiến An, chạy qua thị trấn An Dương, qua phà Kiến Bái sang huyện Thuỷ Nguyên lên phía Bắc. Đường tỉnh lộ 208, thời chống Mỹ còn gọi là đường số 5b, từ bến phà An Dương Đoài, chạy qua thị trấn huyện lỵ lên Ngọ Dương, sang ga Phú Thái, huyện Kim Môn (Hải Dương). Đường An – Kim - Hải, từ cống Tràng Duệ xã Lê Lợi chạy xuống kênh đào An Dương.
Những tuyến đường chính trên tạo thành bộ khung, trục cho mạng lưới giao thông nông thôn của huyện lan toả khắp các xã, thôn, xóm. Hầu hết các trục huyện, xã, thôn, xóm được rải nhựa và bê tông.
+ Đường sắt: Chạy song song với quốc lộ 5, phần qua huyện An Dương dài khoảng 14 km, qua các xã Đại Bản, Lê Thiện, Tân Tiến, An Hưng, Nam Sơn, Bắc Sơn và Đông Hải với 2 ga Dụ Nghĩa và Vật Cách. Đây là tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng chất lượng tốt.
+ Đường thuỷ: Chủ yếu được tạo bởi các con sông và kênh sau:
Sông Lạch Tray phía Nam huyện, từ ngã ba cửa sông thôn Tỉnh Thuỷ, Thuỷ Giang chảy qua huyện An Lão, quận Kiến An, huyện Kiến Thuỵ rồi đổ ra cửa Lạch Tray có chiều dài 45 km. Sông đào Hạ Lý và kênh An Dương nối liền sông Lạch Tray và sông Cấm cắt đôi huyện thành 2 khu Đông và Tây.
* Thuỷ lợi:
Thuỷ lợi huyện An Dương có nhiệm vụ chủ yếu là tưới, tiêu, thau chua rửa mặn, cải tạo đất đai phục vụ nông nghiệp, phòng chống bão lụt ven sông ven
177 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 430,65 km cùng với 89 trạm bơm điện và 70 cống đập thuỷ lợi.
c) Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Các khu dân cư nông thôn An Dương được hình thành một cách tự nhiên từ xa xưa và tồn tại đến ngày nay dưới dạng các làng, xóm khá tập trung mang dáng dấp các làng, xóm truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ với hình thái nhà ở nông nghiệp, có sân vườn, quy mô diện tích 260 – 800m2/hộ. Ngõ xóm tuy được trải nhựa hoặc bê tông hoá nhưng vẫn nhỏ hẹp. Trong những năm gần đây cùng quá trình đô thị hoá, các khu dân cư nông thôn có sự chuyển dịch ra gần các trục đường chính, nhiều nhà hình ống được xây dựng với quy mô diện tích 80- 100m2/hộ.
Trong những năm gần đây nhờ có sự đầu tư tập trung của thành phố, huyện nên bộ mặt trung tâm thị trấn đã khang trang hơn trước. Các khu trường học, trụ sở cơ quan, bệnh viện, khu văn hoá thể thao, nhà văn hoá, bưu điện… đã được chỉnh trang, xây mới với kiểu dáng kiến trúc hiện đại hơn. Đường chính rộng rãi, không gian thoáng. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp. Hệ thống cung cấp nước sạch kém, thường phải sử dụng thẳng nước giếng khoan, không qua xử lý hoặc nước mưa. Hệ thống dịch vụ thương mại chưa phát triển. Phần lớn người dân An Dương vẫn sinhsống bằng nghề nông là chính.
d) Các lĩnh vực khác
- Công tác giáo dục và đào tạo:Huy động ra lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục, tỷ lệ phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức 1 đạt 96,8%, 10/16 xã, thị trấn đạt mức 2, đạt 62,5%. 16/16 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập bậc THCS, hoàn thành cơ bản 2 tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học và nghề. Duy trì tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, học sinh dự thi học sinh giỏi đạt giải cấp huyện, thànhphố và quốc gia.
Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ phù hợp với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ở các ngành học, bậc học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được quan tâm đầu tư, bổ sung; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp, xây dựng mới thêm phòng học, phòng chức năng, theo hướng tập trung, kiên cố hóa, chuẩn quốc gia, toàn huyện có 27/50 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 54%.
- Công tác văn hoá, thông tin truyền thông, thể dục thể thao, phát thanh:
Đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác tuyên truyền các giải pháp chủ yếu của thành phố và huyện về phát triển kinh tế- xã hội ; tuyên truyền phục vụ Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các qui định của pháp luật, Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai…; thực hiện chủ đề năm 2015 của thành phố và huyện "Phục hồi kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới"; tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, thành phố, Lễ hội "Hoa phượng đỏ lần thứ 4 - Hải Phòng 2015".
Đài phát thanh huyện đã phát 368 chương trình, 4.045 tin bài, tăng 3 chương trình, 395 tin, bài so với kế hoạch.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng duy trì và phát triển, chất lượng được nâng lên. Duy trì 23 lớp thể thao nghiệp dư với 500 vận động viên tham gia, thể thao thành tích cao đạt 10 huy chương các loại (04HCV, 03 HCB, 03 HCĐ). Năm 2015 xây dựng thêm được 02 CLB TDTT các loại hình đưa tổng số toàn huyện lên 360 CLB, số gia đình luyện tập TDTT chiếm tỷ lệ 16,9%; số người tham gia tậpluyện TDTT thường xuyên chiếm 27,4% tăng 0,2% so với năm 2014. Tổ chức nhiều hội thi, hội diễn cấp huyện; tham gia cuộc thi do thành phố tổ chức.
Chất lượng hoạt động của các làng văn hóa, tổ dân phố văn hoá, gia đình văn hoá tiếp tục được duy trì và nâng lên. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá được tăng cường.
- Công tác lao động, thực hiện chính sách xã hội:Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động được quan tâm. Phối hợp Hội LHPN thành phố khai giảng 01 lớp đàotạo nghề cho 35 học viên theo chương trình 295.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách xã hội, thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công với nước nhân dịp Tết, các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố, tổng 34.328 xuất quà, trị giá trên 10 tỷ đồng, tăng 64,5% so với năm 2014. Phong trào đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được nhân rộng, thiết thực, hiệu quả, tổ chức Lễ cầu siêu các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ huyện trang nghiêm, thành kính; tiếp nhận trên 50 triệu đồng các đơn vị ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Tiếp nhận, giải quyết, thẩm định và đề nghị giải quyết kịp thời, chính xác chế độ, chính sách cho các đối tượng theo quy
định, đặc biệt đã hoàn thiện 40 hồ sơ đề nghị phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Triển khai điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo Quyết định 1614/QĐ-TTG. Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo là 5,0 theo tiêu chí mới.
Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới thường xuyên được quan tâm, đạt hiệu quả xã hội rõ rệt. Tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng xã, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma tuý, mại dâm.
- Công tác Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức, kiến thức về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì, đẩy mạnh, tổ chức 10 lớp tuyên truyền về Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Quản lý và thực hiện hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, tiến hành thẩm định 16/16 trạm y tế xã, thị trấn đủ điều kiện tiêm chủng, tổ chức khám bệnh và tư vấn miễn phí cho trên 2.000 trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi tại các trường mầm non.. Trong năm 2015 đã tổ chức kiểm tra 42 cơ sở chế biến cơm hộp, thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, 16 BCĐ các xã, thị trấn, 36 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và nuôi trồng thực phẩm; 10 cơ sở kinh doanh thực phẩm phục vụ Tết Trung thu; 10 doanh nghiệp. Phối hợp thẩm định và cấp phép đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho 30 cơ sở kinh doanh thuốc, 08 cơ sở khám chữa bệnh; kiểm tra 35 cơ sở về y, 68 cơ sở về dược, Qua kiểm tra kịp thời chấn chỉnh, xử lý những trường hợp, cơ sở vi phạm các qui định về hành nghề y dược và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ động theo dõi diễn biến các dịch bệnh, không có dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Năm 2015 có 15/16 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn y tế quốc gia giai đoạn 2011 – 2020. Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa khoảng 200 giường bệnh, 2 trạm khám khu vực và 16 trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ gần 100 người.
Văn hóa - thể thao: Trong những năm qua phong trào văn hoá - thể dục thể thao phát triển mạnh và rộng khắp thu hút được nhiều người tham gia, hàng năm huyện đều tổ chức ngày hội thể thao trong toàn huyện
- Công tác Dân số - KHHGĐ: Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về dân số, lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ được duy trì, đẩy mạnh. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,92%, giảm 0,01% so cùng kỳ,. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 6,79%, tăng 0,08% so cùng kỳ năm 2014.