.Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 36 - 40)

Dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, do dó việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia…Bằng những phương pháp đó các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn trước. Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật (TheoVũ Năng Dũng, 1997).

Nhà khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế và xã hội (Theo Nguyễn

Duy Tính, 1995).

Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu từ, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động của sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Quyết định số 153/2004/QĐ

– TTg).

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng đất và bảo vệ đất tốt hơn (Theo FAO, 1990). Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% tổng thu nhập của nông nghiệp; ở Canada tương ứng là 5,7 tỉ chiếm 39.1%; ở Ôxtrâylia 1,7 tỉ chiếm 14,5 %; Nhật Bản là 42,3 tỉ chiếm 68,9%; ở Áo là 1,6 tỉ chiếm 35,5%; Cộng đồng châu Âu 67,2 tỉ chiếm

40,1% tổng thu nhập nông nghiệp (Theo Vũ Thị Phương Thụy, 2000).

2.4.2. Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Theo (Nguyễn Văn Toàn, 2010) khi nghiên cứu đánh giá đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, đề tài cấp nhà nước cho rằng, tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của vùng gò đồi thuộc 6 tỉnh vùng Đông Bắc tối đa có 984.805 ha, trong đó đất lúa có 70.676 ha; lúa màu có 55.723 ha; chuyên màu có 85.607 ha; đồng cỏ phục vụ chăn nuôi có 28.093 ha; cây lâu năm có 113.006 ha, trong đó đất trồng chè 22.643 ha; vải thiều có 38.591 ha; nhãn

317 ha; na 4.062 ha.

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của (Theo Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng, 1995) nghiên cứu lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Nguyên Bình,

tỉnh Cao Bằng, các tác giả đã đánh giá được những mặt thuận lợi và hạn chế về mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của huyện, trong đó xác định được huyện có 7 nhóm đất phù sa và các hệ thống sử dụng đất trồng trọt của huyện, các loại hình sử dụng đất hiệu quả của huyện đều nằm ở các vùng thung lũng.

Từ những nghiên cứu nói trên cho thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến việc hoạch định kế hoạch phát triển nông nghiệp củacác cấp lãnh thổ.

2.4.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện An Dương*Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp *Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất.

- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.

- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH.

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng.

* Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất

- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướngphát triển.

- Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông....

+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của các vùng và địa phương. + Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.

+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ.

Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hoá của đất và khí hậu. Ngoài ra hiệu quả đem lại từ sản xuất của việc bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm hàng hoá

nông sản và nguyên liệu chế biến còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác như khả năng tưới tiêu, địa hình, vốn, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về mặt vật chất cũng như tinh thần của toàn xã hội. Nguồn lực sản xuất xã hội ngày trở lên khan hiếm thì việc nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất. Ngày nay, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuấtđể đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững cũng chính là xu thế tất yếu của mọi quốc gia. Vì vậy, đất đai hay bất cứ nguồn lực nào cũng cần phải được sử dụng hiệu quả và hợp lý. Trên thực tế, Đảng và nhà nước ta cũng có ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Nông nghiệp huyện An Dương có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm gần đây đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã tăng qua các năm, cơ cấu nông nghiệp đã bắt đầu có sự chuyển đổi theo hướng tích cực.

Ngành nông nghiệp của huyện đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện. Tỷ trọng cây hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp đã bắt đầu có sự chuyển đổi theo hướng tích cực, chăn nuôi phát triển mạnh.

Nền kinh tế của huyện là nền kinh tế thuần nông. Từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứukhoa học nào có quy mô lớn và có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn nên kinh tế nông nghiệp của huyện. Huyện cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều cụ thể của huyện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)