Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 25 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

2.2.2. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất

* Khái niệm hiệu quả:

Bản chất của hiệu quả được hiểu như sau:

- Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống xã hội

- Việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực để phát triển lâu bền. Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel-Norhuas; “Hiệu quả không có nghĩa là lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hoá

này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác” (Theo Vũ Thị Phương Thuỵ, 2000).

Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, vùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước.

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp (Viện Quy hoạch & Thiết kế nông nghiệp 1999). Nó không chỉ

thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật

nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá vừa mang tính ổn định vừa đảm bảo sự bền vững.

Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng: Vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

* Phân loại hiệu quả:

- Hiệu quả kinh tế : Là hiệu quả được quan tâm hàng đầu, khâu trung tâm để đạt các các loại hiệu quả khác. Có khả năng lượng hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.

người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Khó lượng hóa toàn bộ vấn đề, được thể hiện bằng các mục tiêu định tính hoặc định lượng.

- Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả đảm bảo tính bền vững cho sản xuất, xã hội. Là vấn đề đang được nhân loại quan tâm, được phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật.

Sản xuất muốn phát triển phải quan tâm đến cả 3 loại hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường hiệu quả kinh tế sẽ không vững chắc (Theo Vũ Thị

Bình, 2010).

* Hiệu quả sử dụng đất:

Hiệu quả sử dụng đất đai là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất đai trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị (lợi nhuận) thu được bằng tiền; đồng thời về mặt xã hội, là thể hiện hiệu quả của lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất.

Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về mặt giá trị qua giá trị sản lượng và hiệu quả về mặt sử dụng sức lao động của nông dân, công nhân, trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu được, nhất là các loại nông sản cơ bản, có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến…) để bảo đảm sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước.

Hiệu quả sử dụng đất đai là kết quả của một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học – kĩ thuật, quản lí kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên; trong những hoàn cảnh thực tế nhất định, còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế… Cùng với các biện pháp kĩ thuật thâm canh truyền thống, phải coi trọng việc vận dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật mới, tiến hành mạnh mẽ việc bố trí lại cơ cấu kinh tế theo hướngkhắc phục tính tự cấp tự túc về lương thực từ lâu đời, biến đổi mạnh nông nghiệp thành một ngành kinh tế hàng hóa; chỉ trên cơ sở đó mới có điều kiện thực tế tận dụng các tiềm năng phong phú sẵn có về đất đai và lao động của Việt Nam.

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới (Theo Tadon.H.L.S, 1993).

Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của

nông dân – những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)