3.1. ĐỐITƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: hệ thống cây trồng, các điều kiện tự nhiên - kinh
tế - xã hội tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Dương.
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.Nghiên cứu sâu tại một sốxã đại diện.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Dương.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp huyện An Dương dụng đất nông nghiệp huyện An Dương
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu, thủy văn và các nguồn tài nguyên như: đất, nước, rừng, tài nguyên nhân văn…
- Điều kiện kinh tế - xã hội: tình hình phát triển các ngành kinh tế, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội, hiện trạng sử dụng đất.
+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịchcơ cấu kinh tế;
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản;
+ Các vấn đề về dân số, lao động, việc làm;
+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, chế biến nông
sản, thị trường tiêu thụ nông sản…
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện: bao
gồm những thuận lợi và hạn chế của huyệntrong sản xuất nông nghiệp.
3.3.2. Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn huyệnAn Dương
- Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
3.3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình và các kiểu sử dụng đất nông nghiệptrên địa bàn huyện An Dương, Hải Phòng trên địa bàn huyện An Dương, Hải Phòng
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, gồm các hiệu quả sau:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế; - Đánh giá hiệu quả xã hội; - Đánh giá hiệu quả môi trường.
3.3.4. Xác định các loại hình sử dụng đất hiệu quả
3.3.5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp.
- Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện An Dươngđến năm 2020
- Đề xuất một số loại hình sử dụng đất hiệu quả phục vụ cho quy hoạch sử
dụng đất của huyện.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào báo cáo tổng thế phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2015:
+ Phân bố cơ sở sản xuất gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, nguồn lao động, và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Phân bố sản xuất phải kết hợp với công nghiệp với nông nghiệp, nông thôn và thành thị.
+ Phân bố sản xuất phải chú ý đến phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
- văn hóa của các vùng lân cận, vùng chậm phát triển, vùng lạchậu.
Căn cứ vào độ tiềm tàng của đất đai, đánh giá mức độ thích nghi của các cây trồng trên các loại đất, phân tích các tính chất cơ học của đất.
Căn cứ vào tình hình thực tế lao động, kinh tế, tập quán canh tác và phương hướng mục tiêu của kế hoạch phát triển sản xuất của từng vùng.
Đất sản xuất nông nghiệp có thể chia làm 3 tiểu vùng chính như sau:
Tiểu vùng 1: gồm các xã Quốc Tuấn, Lê Thiện , Đại Bản, An Hưng, An Hòa, Bắc Sơn, Lam Sơn, Đặng Cương với địa hình cao, vàn caovà tính chất thổ nhưỡng là đất phù sa, ít chua, không có ngập lụt hàng năm.
Tiểu vùng 2: gồm các xã Hồng Phong, Đồng Thái, An Hồng, An Hòa, Hồng Thái, Đại Bản với địa hình vàn hơn so với vùng 1, tầng canh tác trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá.
Tiểu vùng 3: gồm các xã Tân Tiến, Lê Thiện, An Hưng, Bắc Sơn, Lam Sơn, Lê Lợi, An Đồng với địa hình đất vàn thấp và thực tế hiện nay lao động tập trung tại các khu công nghiệp. Vì vậy tiểu vùng này chủ yếu trồng lúa.
- Tiểu vùng 1: đại diện là xã Quốc Tuấn
- Tiểu vùng 2: đại diện là xã Hồng Phong
- Tiểu vùng 3: đại diện là xã Tân Tiến.
3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Điều tra số liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ thành phố đến huyện, Sở Tài nguyên và môi
trường, sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng; phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện, các cơ quan chức năng chuyên ngành trồng trọt, UBND các xã đã lựa chọn để nghiên cứu đại diện cho các xã, của huyện.
- Điều tra số liệu sơ cấp:Trên cơ sở điều tra thu thập các thông tin đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất bằng phương pháp điều tra nông hộ (theo mẫu phiếu điều tra). Điều tra 90hộ trên 3 xã điểm, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ để phỏng vấn.
3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
*Hiệu quả về kinh tế:
- Giá trị sản xuất: GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán.
- Chi phí trung gian : CPTG = VC + DVP + LV.
Trong đó: CPTG: Chi phí vật chất và chi phí trung gian (không tính lao
động gia đình);
VC: Chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu); DVP: Dịch vụ phí (làm đất, bảo vệ thực vật);
LV: thuê lao động ngoài hoặc các nguồn khác. - Thu nhập hỗn hợp TNHH = GTSX - CPTG - Hiệu quả đồng vốn: HQĐV = TNHH/CPTG
CLĐ - công lao động gia đình
Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế đượccăn cứ dựa trên giá trị sản xuất hàng hóa, chi phí sản xuất hàng hóa từ đó đưa ra hiệu quả đồng vốn được người dân chấp nhận trên 1ha đất nông nghiệp, phân thành 4 mức độ: Rất cao (RC), Cao (C), trung bình (TB) và thấp (T) được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất
Chỉ tiêu Đơn vị tính Rất cao Cao Trung bình Thấp
Thang điểm Điểm 4 3 2 1
- Giá trị sản xuất triệu đồng/ha >150 100-150 70-100 <70
- Thu nhập hỗn hợp triệu đồng/ha > 100 70-100 40 - 70 <40
- Hiệu quả đồng vốn lần ≥ 2 1,5 đến < 2 1,0 đến < 1,5 <1,0
Tổng hợp xếp loại hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất như sau:
Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 12 điểm, thấp nhất là 3 điểm.
- Hiệu quả kinh tế rất cao (RC): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 85-100% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 10,2-12 điểm.
- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 70 - <85% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 8,4-<10,2 điểm.
- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50-<70% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 6-<8,4 điểm.
- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 3 - < 6 điểm.
* Hiệu quả xã hội:
Để đánh giá tính hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất, chúng tôi đã căn cứ 2 tiêu chí gồm:
- Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;
- Sự chấp nhận của người dân thể hiện qua giá trị ngày công, khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân.
Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả xã hội được thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
TT Phân cấp Ký hiệu Thang điểm
GTNC (1000 đồng) Công lao động (Công/ha/năm) 1 Rất cao RC 4 ≥ 150 ≥ 1000 2 Cao C 3 100 đến < 150 700 đến <1000 3 Trung bình TB 2 70 đến <100 400 đến < 700 4 Thấp T 1 <70 < 400
Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau: Hiệu quả xã hội của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 8 điểm, thấp nhất là 2 điểm.
- Hiệu quả kinh tế rất cao (RC): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 85-100% điểm cao nhất (8 điểm), tương ứng 6,8-8 điểm.
- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 70 - <85% điểm cao nhất (8 điểm), tương ứng 5,6-<6,8 điểm.
- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50-<70% điểm cao nhất (8 điểm), tương ứng 4 - <5,6 điểm.
- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (8 điểm), tương ứng 2 - < 4 điểm.
* Hiệu quả về môi trường:
Giữa sử dụng đất và môi trường có tác động qua lại. Sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến mức độ sử dụng phân bón và thuốc BVTV. So sánh lượng sử dụng phân bón thực tế với tiêu chuẩn bón liều lượng phân bón được sử dụng theo khuyến cáo của trạm Khuyến nông khuyến ngư An Dương. Số lần phun thuốc BVTV của cây trồng, liều lượng thuốc sử dụng so với bao bì sản xuất.
3.4.4. Phương pháp tính toán, tổng hợp, phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý số liệu điều tra trong quá
trình nghiên cứu.