Bi kịch của tầng lớp quý tộc phong kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 48 - 52)

Chƣơng 2: HỒ QUÝ LY : TỪ NHÂN VẬT

2.2. Nhân vật trong Hồ Quý Ly thể hiện bi kịch con người và thời đại

2.2.1.1. Bi kịch của tầng lớp quý tộc phong kiến

Trần Nghệ Tông, Trần Thuận Tông, Trần Khát Chân…đều mang trong mình bi kịch “bị lịch sử chọn”. Họ không muốn tham gia vào cái guồng quay chính trị, quyền lực song người bị bắt làm vua mấy đời, người bị bắt làm tướng tiên phong. Cái ước mơ nhỏ nhỏ về cuộc sống điền viên tuế nguyệt lại là ước mơ xa vời trong thời loạn. Vì thế, tất cả họ sống trong nhung lụa mà vẫn mang bi kịch.

a. Trần Nghệ Tông

Đầu tiên phải nói tới vua Nghệ Tông. Ông là vị vua đức cao song lại không thích làm vua. Ông lên làm vua là bất đắc chí. Ham muốn của ông chỉ là thiên nhiên, ruộng vườn, sống đời nhàn hạ song vì cái guồng máy chính trị ông phải làm vua, rồi lại phải nắm quyền tiếp mấy đời cho tới khi chết. Thực bụng ông không bao giờ có ý muốn làm vua. Chí của ông là một khu rừng vắng, được làm bạn với chim rừng, vượn núi; được tiêu dao với suối, với hoa, được sớm tối bầu bạn ngâm thơ với tùng, với hạc... Khi trốn lên Tam Giang, ông đã cố chối từ khi mọi người làm kiệu tay tôn ông lên làm vua, nhưng không được. Trong lễ hội Đồng Cổ, ông đã yếu lắm rồi mà vẫn phải thi lễ. Lúc lên thi lễ, tay ông vua già luôn run bắn. Ông phải giấu chúng vào hai ống tay áo, thọc bàn tay nọ vào ống tay áo kia và đặt chúng trước ngực để tránh mọi người nhìn thấy. Đó đã là một bi kịch.

Bi kịch tiếp theo chính là phải cáng đáng việc nước giữa cái thời tao loạn và mục ruỗng. Vì thế, dù cố tới bao nhiêu, ông vẫn không vực được nhà Trần. Trước khi chết, những đau đớn về thời cuộc ấy vẫn theo ông: “Nhân từ ư? Thương dân ư? Những đức hạnh tốt đẹp đó hỏi trên đời này có ông vua nào hơn được cha con ông? Thế mà tại sao, tại sao nước Đại Việt này vẫn đói khát, loạn lạc; tại sao cơ đồ của tổ tiên ông vẫn ngả nghiêng. Nghiệp báo chăng? Không? Tổ tiên ông đã chẳng từng lập bao chiến công hiển hách, có thể nói chưa từng thấy trong lịch sử, nhà Trần đã ba lần đánh tan giặc Nguyên hung bạo. Thời trẻ, ông đã từng tận mắt được thấy cảnh thời thịnh trị, thóc lúa đầy bồ, dân gian hoà lạc âu ca. Mà cả ông nữa, ba mươi năm chấp chính ông đã hết lòng làm những việc tu nhân tích đức, lợi cho trăm họ. Ông lỗi lầm gì đâu? Ông có tạo nghiệp ác đâu?” [14, tr. 14]. Lúc gần mất, ông tổng kết cả cuộc đời mình và nhận rõ sai lầm chính ông là người muốn kéo dài đến vô hạn cơ nghiệp của nhà Trần, tổ tiên ông, mặc dầu điều đó không thực tế, không còn hợp thời nữa, thời ông trị vì không còn nhân tài, các tôn thất, các cựu thần nhà Trần ở mọi nơi hiện đang thối ruỗng. Vậy ông đang tự chống lại bản thân. “Ông có miếng thịt thối, muốn cắt đi, nhưng vì nó là cơ thể ông nên không đành lòng.”, “Giá như chúng ta sinh vào một thời thái bình thịnh trị. Loại người như cha con ta, sinh ra vào thời bão tố, chỉ làm mồi cho lũ người cương mãnh.” [14, tr. 14]

Cuối cùng, một bi kịch dai dẳng kéo theo ông tới lúc chết, đó là sự nghi ngờ, lo lắng cho số phận nhà Trần sẽ bị chấm dứt bởi bàn tay chiếm đoạt của Quý Ly. Ông vua già Nghệ Tông lo lắng là phải. Trong hội thề Đồng Cổ, ông muốn tiếng chuông vàng, tiếng trống Đồng Cổ sẽ vang động làm thức tỉnh trăm quan, mà đầu tiên là Quý Ly…. Đáng lẽ theo nghi lễ, ông không phải nói một lời, nhưng ông đột nhiên cao hứng, nói rất to và dõng dạc: “Kẻ làm tôi

bất trung thì thần minh tru diệt”. Đó là vì ông muốn cảnh báo cho Quý Ly thấy và thay đổi âm mưu của mình.

b. Trần Thuận Tông

Ông vua trẻ Thuận Tông cũng là kẻ bị ép làm vua và rồi mang bi kịch vì cái kiếp làm vua ấy. Ông đã từng quỳ xuống xin Nghệ Tông thương mình, tha cho mình bước khỏi ngai vàng vì Thuận tông vốn không có chí làm vua. Ông chỉ muốn một cuộc đời nhàn rỗi, sống ngoài vòng cương toả. Không có ý chí làm vua song lịch sử đã chọn, muốn trốn cũng không được. Thuận Tông lại quá yếu đuối, chỉ có chuyện anh trai bị giết nhầm mà Thuận Tông đau đầu như búa bổ. Khi Nhân Liệt đưa xác anh trai Thuận Tông về đến Thăng Long. Thuận Tông biết tin, khóc rống lên, ngất đi, tỉnh lại mấy lần và cứ đòi vào gặp mặt anh trai. Cuối cùng, cách lẩn tránh tốt nhất mà không ai phàn nàn được ông chính là ông hóa điên dại ngây ngô. Triều chính ông cũng quẳng cho lão Nghệ Hoàng cùng Hồ Quý Ly hết. Ông còn chẳng màng vợ con khi từ bỏ gia đình, hết tu trong vườn thượng uyển lại lên núi Yên Tử hành đạo.

c. Trần Khát Chân

Người anh hùng Trần Khát Chân đã vụt lên như một ngôi sao rực rỡ trên chính trường Đại Việt. Ông xuất hiện trong hoàn cảnh vừa vinh quang vừa gay go. Ông xuất hiện trong hoàn cảnh đụng đầu lịch sử giữa hai phái tôn thất thủ cựu và canh tân đang quyết liệt nhất. Lịch sử như cái guồng quay. Nó cứ quay, quay mãi và bắt buộc con người cũng phải quay theo. Và ông cũng lại trở thành nhân vật bị lịch sử chọn giống hai vua.

Thực ra, ông thích sống an nhàn những năm tháng về già. Trong tiểu thuyết có tái hiện hình ảnh cây mai già ở nhà ông. Đó là biểu tượng cho vẻ

“Cây mai già! Cây mai già! Bình ngọc rượu lừng hương Mỗi độ xuân qua,

Mai nở chật vườn. Cây mai già

Cánh hoa ngọc ngà Dầu dãi tuyết sương.

Đã lâu rồi sao vẫn lặng tanh

Kẻ trượng phu sao phụ chí bình sinh?” [14, tr. 89]

Tuy vậy, cây mai còi cọc hay chính bản thân Khát Chân cũng chưa tìm được phướng hướng trong đời mình. Nhìn cây mai, nhìn vị tướng già, Nguyên Trừng thấy thương cây mai già bị giam hãm trong chiếc chậu hay thương chính cuộc đời tướng già. Mặc dù nó ngồi trên lưng chín con rồng, nhưng chỉ là những con rồng đất... Mặc dù là cây mai quý, nhưng chỉ là thứ mai còi cọc. Và đặc biệt, hoa mai còn bị cuốn theo chiều gió, hoa đấy hay chính người – cũng bị cuốn vào những âm mưu của nhóm thủ cựu. Hình ảnh cây mai già chỉ còn dăm bẩy bông mai to như những chiếc cúc áo trắng muốt mà chỉ một luồng gió xuân chợt ùa vào gian thuý đình làm chúng run lẩy bẩy thực ra là tượng trưng cho việc bị ép xuôi theo thời thế của tướng Khát Chân.

Cùng với tham vọng lớn lên của Quý Ly, mối thiện cảm của Khát Chân đối với Quý Ly cũng lần lần giảm xuống. Cái ranh giới từ thiện cảm chuyển sang căm ghét là từ lúc nào, từ việc nào cũng không ai xác định nổi. Lúc đó ông còn đương do dự. Ông không biết nên đứng về tân pháp hay về phe bảo thủ. Ông trở nên ít nói.

Cho tới khi Quý Ly dời đô, Khát Chân đã chính thức xếp mình vào phe thủ cựu, ông đã ngấm ngầm đối đầu với Quý Ly. Ông cũng không thích rơi vào guồng máy chính trị nhưng rồi do thúc ép từ phe thủ cựu với nỗi lo lắng

Quý Ly chiếm ngôi đã làm ông phải đứng lên làm cuộc nội phản chống lại. Bản thân ông thích điền viên tuế nguyệt nhưng lại phải đứng đầu nhóm thủ cựu chống lại Quý Ly và kết thúc cuối của đời ông là cái án chém bêu đầu trước mọi người. Tuy ông chết nhưng tác giả vẫn dành cho ông lời trân trọng. Nơi có thủ cấp của ông cắm liền hơn chục ngọn đuốc. Nhiều đuốc sáng đến vậy có thể là để tôn vinh ông – người có ông với đất nước. Người đao phủ nhân đức đã giã một thứ lá rừng, và trước khi bêu đầu lên cọc đã đổ thứ nước ấy lên chiếc thủ cấp, làm lũ ruồi nhặng sợ, không dám đậu, làm lũ dòi bọ sợ không dám ăn, làm thịt vẫn tươi nguyên trong một tháng tức là hết hạn bêu đầu. Thật tang thương!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)