Bi kịch của ngƣời trí thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 52 - 63)

Chƣơng 2: HỒ QUÝ LY : TỪ NHÂN VẬT

2.2. Nhân vật trong Hồ Quý Ly thể hiện bi kịch con người và thời đại

2.2.1.2. Bi kịch của ngƣời trí thức

Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Sử Văn Hoa…là người trí thức tâm huyết với dân tộc. Họ cũng rất tài ba trong nghĩa vụ, công việc của mình. Song cái thời thế hỗn loạn như bất đồng với tài năng, tâm huyết của họ. Người thì bị nhân dân quay lưng, người thì tính mạng bị đe dọa, người thì chán nản,…Bi kịch của họ vừa là bi kịch “bị lịch sử chọn” vừa là bi kịch “sinh bất phùng thời”. Tuy vậy, họ là những con người dũng cảm khi đã dám đặt cược cả số phận của mình cho con đường đi của dân tộc.

a. Hồ Quý Ly

Quý Ly mang bi kịch của kẻ trí thức cô đơn với tư tưởng canh tân trên cái nền ẩm mốc của xã hội mạt Trần. Ông là con người mang bi kịch “bị lịch sử chọn” và cả bi kịch “bất phùng thời”.

Ông mang khát vọng đổi đời cho toàn dân tộc. Cuốn sách Minh Đạo ông viết ra với bao tâm huyết thể hiện những nung nấu về cuộc cải cách không sớm thì muộn. Cuốn sách gây tranh cãi cũng như những tư tưởng canh tân khi đưa vào thực hiện của ông đã gây nhiều phiền hà cho dân. Ông đã mạnh dạn thuyết phục vua Trần Nghệ Tông đổi mới xã hội bằng câu nói đầy hình ảnh:

Nước ta như cái giếng khơi để lâu năm, dưới giếng còn nhiều bùn nhơ. Phải mạnh dạn làm một trận mưa, đuổi sạch bùn nhơ đi. Ông cải cách trên mọi lĩnh vực. Chính ông cũng nói với con trai: “Đất nước ta quá ư hỗn loạn. Cần có sự thay đổi, cần có sự đảo lộn. Lẽ dĩ nhiên, tàn nhẫn đấy, đau thương đấy, nhưng ta sẽ cố gắng cho bớt cảnh đầu rơi máu chảy.” [14, tr. 77] Ai cũng phải công nhận ông là bậc đại chí. Ông là người đầu tiên trog lịch sử dám đổi mới. Điều đó làm vua Nghệ Tông rất tin dùng ông, hiểu ông ở những dự định lớn lao. Phe đối lập ghét ông thật nhưng vẫn phải chùn bước. Thượng tướng Trần Khát Chân phải nhận định Quý Ly là người tài cao, học rộng, mưu lược, quyết đoán, muốn đổi thay đất nước. Phạm Sinh – con trai Phạm Sư Ôn cũng khẳng định quan Thái sư là con người đại chí, ông ta thông minh, có thể nói sâu sắc đến tinh tế nhưng đầy tham vọng tới độ ngạo mạn. Chính Nguyên Trừng cũng đã nhiều lần thốt lên lời cảm phục về chí lớn của cha, như lần cũng cha đối đáp. Đó là một lần, khi Trừng đã trưởng thành, Quý Ly ra một vế câu đối, bắt Trừng đối lại:

- Quyền kỳ thạch, hữu thì vi vân vi vũ, dĩ nhuận sinh dân. (Hòn đá bằng nắm tay này có lúc làm mây làm mưa để thấm nhuần cho dân). Trừng đã đối lại rằng:

- Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương dĩ phù xã tắc. (Cây thông nhỏ ba tấc ấy, ngày sau làm rường làm cột để chông đỡ xã tắc). “Ôi? Chỉ là một hòn đá nhỏ thôi mà cha tôi muốn làm mây làm mưa để tưới cho khắp muôn nhà. Qua câu đối ấy tôi hiểu rõ cái chí của cha tôi. Tôi cũng biết rằng từ đây họ Hồ chúng tôi bắt đầu phải đương đầu với bão tố. Chí càng lớn, bão tố càng lớn. Chí mà thành thì muôn đời có công; chí mà bại thì lưu tiếng xấu ngàn thu.” [14, tr. 21].

Hỗ trợ nhà Trần vẫn không ăn thua, Quý Ly tính đến chuyện giành ngôi vua, nắm quyền bính trong tay để dễ dàng hô mưa, gọi gió. Ông bị cuốn vào

các mưu đồ chính trị, ấp ủ mưu kế đoạt ngôi dù lòng người không thuận. Ông ý thức được rằng nếu cải cách thành công sẽ đưa đất nước thoát khỏi vực thẳm, còn không ông sẽ chịu cái giá đắt là việc mất nước và phải đứng trước tòa án của lịch sử. Nguyên Trừng đã cảm nhận điều đó rất rõ từ cha. Tuy Quý Ly không bao giờ nói ra nhưng mọi người đều nhìn thấy tham vọng trong ông ấy cứ dần dần lớn lên. Mới đầu Quý Ly thực bụng chỉ muốn đơn thuần muốn giúp Nghệ Hoàng cứu đất nước thoát khỏi nghèo khổ yếu hèn, nhưng sự phản đối từ dân chúng quá gay gắt, làm sao có thể thi hành được chính sách mới khi quyền bính Quý Ly chưa nắm trong tay. Rồi còn bao nhiêu nhóm người, bao nhiêu âm mưu định giết ông. Bắt bộc ông phải đối phó lại. Máu người liên miên chảy. Quý Ly đã hiểu ra thi hành cải cách đâu phải dễ. Từ đó tham vọng trong ông lần lần nảy nở, mới đầu chỉ là cái thoáng qua, sau đó thường trực, cũng biết điều đó rõ ràng từ lúc nào.

Tóm lại, xét trong tiểu thuyết, Hồ Quý Ly đầu tiên là nhà cải cách, nhà chính trị không tệ, mang hoài bão xây dựng đất nước thái bình. công bằng mà nói, chúng ta không hề thấy sử chép Nghệ Tông cũng như Hồ Quý Ly mắc các “bệnh” như ăn chơi xa xỉ, dâm dật, bòn rút của dân như bọn vua quan vào các buổi mạt thời của các triều đại. Trái lại, chúng ta chỉ thấy với một ý thức dân tộc cao, họ đã cố gắng, chèo chống trước sự rệu rã của xã hội, trước hiểm hoạ ngoại xâm. Nói rõ hơn, trong 30 năm phục vụ vương triều Trần, Hồ Quý Ly đã chia xẻ mối lo, gánh vác công việc chỉ vì mục tiêu chung là cứu nước. Chúng tôi nghĩ rằng với Hồ Quý Ly thì quyền lực chỉ là phương tiện nhằm đạt được mục tiêu cứu nước. Chúng ta hãy nhìn lại bối cảnh của đất nước giai đoạn thời Hồ Quý Ly trị vì. Khi ấy, vận mệnh đất nước đang ở thế "ngàn cân treo sợi tóc", do vậy việc cải cách của Hồ Quý Ly như một xu thế tất yếu. Tuy những chính sách cải cách đó, chỉ không lâu sau bị chìm trong cơn quốc nạn, nhưng những nhà khoa học hậu thế, khi nghiên cứu về tư tưởng cải cách ấy,

đã phải ngỡ ngàng về một "tầm nhìn đi trước thời đại". Trong bối cảnh đất nước như vậy mà Hồ Quý Ly vẫn có thể sáng suốt vạch ra được con đường canh tân đất nước, chừng ấy cũng đã xứng tầm là một con người vĩ đại. Và, trong số những chính sách cải cách đó, việc phát hành và lưu thông tiền giấy để thay tiền kim loại trước đó mang tầm nhìn mẫn tuệ trước thời đại.

Nhưng những cải cách mà ông đưa ra lại không được lòng dân. Khoan nói về các kế sách đúng sai và sự chấp nhận của thời đại. Ta hãy dừng ở thái độ của Hồ Quý Ly trước ý kiến của người dân và bá quan. Có một điều vừa là điểm tốt nhưng lại là điểm xấu của ông trong hoàn cảnh này. Đó là ông không chịu nghe ai. Dù mọi người nói gì, thậm chí là ý kiến của con trai, ông cũng vẫn đi theo con đường riêng mình. Nếu ông biết ai làm trái chính sách cải cách của mình hoặc ai cố tình bôi nhọ ông, ông đều giết không tha. Ở cuối truyện, đọc phần Minh Đạo luận của Sử Văn Hoa (một phần viết đánh giá về mặt được và chưa được của chính sách cải cách), ông lại nổi giận đùng đùng, đòi tử hình nhà viết sử. Đó là tính cách quyết đoán mà cũng khá bảo thủ.

Khát vọng quyền lực và khát vọng đối mặt với những thách thức đầy nguy hiểm để có được sự thỏa mãn về năng lực của mình, đó là điều Nguyễn Xuân Khánh nhận ra từ Hồ Quý Ly và đã thể hiện khá thành công. Chi tiết Hồ Quý Ly ngay từ nhỏ rất thích đùa với lửa, thích “nuôi” lửa, là một trong những chi tiết đắt giá. Thủa bé, Quý Ly vẫn thích chơi với lửa. Lúc còn tí xíu, lắm bận đang đêm Quý Ly cứ khóc ngằn ngặt, dỗ bằng cách nào cũng không nín, lúc đó nếu thắp lên một ngọn bạch lạp, cậu bé sẽ ngừng khóc ngay, và tròn đôi mắt nhìn vào ngọn nến lung linh. Ông bố Quý Ly thấy vậy nói với vợ: “Thằng bé này thích lửa, sau này sẽ là người có chí khí. [14, tr. 109]. Đúng vậy, Quý Ly lớn lên rất thông minh, có ý chí, đã làm gì là quyết làm cho bằng được.

Ông là con người hành động - hành động khác người, kiên quyết đến tàn bạo. Trong quan hệ vua - tôi, ông đã ứng xử một cách khác thường, vượt ra ngoài thông lệ. Khi còn là bầy tôi của nhà Trần, rồi trở thành hoàng đế, thượng hoàng ông đã khước từ hành động, ứng xử theo lối mòn. Trái lại ông luôn kiên định, nhất quán trong tư duy, hành động cách tân - thậm chí đến tàn bạo - vì mục tiêu “tướng quốc”. Hồ Nguyên Trừng cũng nhiều lần xác nhận Quý Ly là một người đa nghi, đa sát. Có câu chyện kể Bùi Mộng Hoa chỉ viết “Thâm tai, Lê sư” (Thâm hiểm thay Lê Thái sư) mà Bùi Mộng Hoa phải trốn vào núi mai danh ẩn tích vì sợ sự truy sát của Quý Ly.

Vì khác người nên ông mới tìm thấy người tài, biết đâu là người nên dùng. Quý Ly là người vừa giầu óc thực tế vừa xét người rất công tâm. Khi bàn việc nước với Nghệ Hoàng, ông đã tiến cử Trần Khát Chân làm tướng tiên phong, dù lúc đó Khát Chân mới giữ chức nhỏ. Có tài nhìn người và dùng người, Quý Ly luôn để mắt đến những vị quan trẻ. Ông thấy ở Khát Chân sự chín chắn, chững chạc. Quả không nhầm, Khát Chân đã giành chiến thắng vẻ vang, mang lai vinh dự cho đất nước.

Đồng thời, ông còn rất nghiêm khắc với con cháu. Hồ Nguyên Trừng có kể lại một kỉ niệm thuở nhỏ cũng đủ cho ta thấy điều đó. Đó là khi Nguyên Trừng khóc vì cái chết của hai con vật cưng. Với một đứa trẻ, khóc thương một con vật cũng là lẽ thường tình, nhưng điều đó lại làm thái sư nổi giận. Ông đã giảng giải cho con về đạo của người quân tử, trong đó có điểm nhỏ nhưng quan trọng là nét mặt không bao giờ biến đổi, trước các lỗi lầm sai trái cũng không được tỏ ra tức giận, trước các mất mát đau thương cũng không được mủi lòng. Với đứa cháu mới 3 tuổi của mình, ông cũng không để cho nó được cười tươi tắn, hồn nhiên như tuổi của nó. Ngay từ 2 tuổi, ông đã bắt nó học nghi lễ cung đình, cách thi lễ của một nhà vua trưởng thành. Khi nó không thực hiện, ông tức giận đùng đùng và bản thân ông tự huấn luyện cháu

bằng cách riêng. Vì thế một thời gian mọi thứ vào ngay quy củ. Mới 3 tuổi, cháu ông đã thay mặt “ông vua bố” để đóng vai vua trong một buổi lễ trọng đại. Nhưng từ đấy, đôi mắt đứa cháu cùng mẹ nó (bà Hoàng Thánh Ngẫu) luôn u buồn và chất chứa sự đau khổ, ai oán.

Tóm lại, thất bại đến cũng là tất yếu vì ông không từ thủ đoạn nào để đạt được mong muốn của mình. Ông muốn mau chóng cải cách song lòng dân không thuận, giặc giã liên miên. Bi kịch cũng từ đấy mà ra, một bi kịch mang tính quy luật: đó là bi kịch của tư tưởng canh tân khi phải đấu tranh với sự thủ cựu nhân danh lương tri của toàn xã hội; đó là sự chết non của cái mới khi mà nó chưa/không hội được những điều kiện cần và đủ để cắm rễ vào đời sống. Có thể nói, đó là một sự trăn trở lịch sử - điều rất hiếm gặp ở các tiểu thuyết lịch sử trước kia. Việc thành bại cuối cùng của ông hẳn không chỉ do cá nhân ông, mà còn do thời thế, do điều kiện khách quan trong bối cảnh chính trị - xã hội lúc đó quy định, mà nhiều khi cá nhân - dù là anh hùng, cũng chịu bó tay, ôm hận để rồi gánh chịu trách nhiệm trước lịch sử. Đặng Dung, người tiếp theo Hồ Quý Ly chống quân Minh thời hậu Trần, chẳng đã từng than:

“Vận khứ anh hùng ẩm hận đa”

Và Phan Bội Châu, đầu thế kỷ XX cũng từng viết: “Bất tương thành bại luận anh hùng”

Quý Ly thực sự mang bi kịch của kẻ cô đơn. Sâu thẳm trong tâm hồn ông là sự khát khao hướng thiện. Đây chính là điểm khác biệt giữa lịch sử và văn chương. Lịch sử chỉ nói tới sự tàn bạo song văn chương lại trân trọng những xúc cảm đời thường đầy mâu thuẫn của nhân vật. Bi kịch của riêng Hồ Quý Ly lại trở thành bi kịch của cả đất nước. Bi kịch ấy là của một thời kì mục nát cần canh tân nhưng canh tân chưa đến được giai đoạn kết quả ngọt, vị nó vẫn còn đắng chát lắm.

b. Hồ Nguyên Trừng

Hồ Nguyên Trừng là một nhân vật tài hoa ở thời kỳ ấy. Theo sử sách ghi chép lại, ông là người toàn đức toàn tài, văn võ song toàn. Bản thiết kế thành Tây Đô (Thanh Hóa) chính là của ông. Ông còn sáng chế ra “Thần Cơ hỏa sang”, một loại súng trường đầu tiên ở đất Việt. Khi quân Minh xâm chiếm Đại Việt, cha con Hồ Quý Ly bị áp giải về Trung Quốc chịu phạt, Hồ Nguyên Trừng nhờ tài năng xuất chúng mà vẫn được cất nhắc làm quan, đến chức Công bộ thượng thư. Ông vua Nghệ hoàng khi gặp Nguyên Trừng cũng phải ao ước giá mà có được một đứa con như Trừng.

Tài vậy nhưng Hồ Nguyên Trừng lại mang bi kịch của kẻ chán ngán trước thời cuộc. Chàng tự nhận xét về mình lúc nào cũng u buồn - đó là bản tính. Có thật đó là bản tính của Nguyên Trừng không? Hay do thời thế, không khí của một thời suy đồi đã ảnh hưởng vào tính đa cảm của chàng? Cũng có thể đó là một sự sám hối - một cảm giác tội lỗi mà riêng ông phải chịu đựng, phải gánh vác cho cả dòng họ? Cũng có thể, do cái chết của Quỳnh Hoa, ngươi vợ yêu quý, người đàn bà đã cho ông biết bao hạnh phúc? Sau khi người vợ mất, ông suốt ngày cắm mặt vào rượu chè cho quên đời. Nỗi đau mất vợ đôi lúc lại nhói lên khi ông nhớ lại kỉ niệm cũ, và đặc biệt là khi ông nghe những lời giáo huấn của cha. Khi Quỳnh Hoa rời xa sang thế giới bên kia, chàng mới hiểu tình yêu của nàng. Nàng chết, chàng chẳng thấy thiết gì nữa. Tôi đã mất đi một niềm hạnh phúc, một niềm an ủi vô cùng to lớn, tưởng chẳng có gì thay thế nổi. Hồ Nguyên Trừng trong Hồ Quý Ly chất chứa biết bao tâm sự ưu thời mẫn thế, thân phận của tài năng bị chèn ép giữa các thế lực chính trị. Ấn tượng sâu đậm nhất mà người đọc cảm nhận được ở Hồ Nguyên Trừng đó chính là một sự chán nản triền miên trước thời cuộc. Sống giữa nhung lụa song ông luôn cảm thán: “Cuộc sống triều đình hầu như lúc nào cũng trang nghiêm, lễ độ, nhiều lúc quá vui vẻ, thậm chí như hí hửng, nó làm

tôi chán phè thở dài. Điều quan trọng nhất mà tôi nhận ra ở cái sân khấu quyền quý, hoa lệ này, đó là sự giành giật, sự vật lộn không khoan nhượng, nó thường hằng rộng khắp; một nụ cười, một vái chào, một khóe mắt cũng phải coi chừng. Sử sách cũng ghi chép điều đó. Sự tranh giành ấy cha tôi bảo là điều lành mạnh, ông bảo những người sinh ra nơi cửa quyền quý phải hiểu điều đó, ta đâu có thoát được số phận của mình, nên đón nhận nó bằng lòng cam chịu can đảm, để điều khiển nó.” [14, tr. 45].

Ngay trong đám cưới của mình, Hồ Nguyên Trừng đã phải đau đớn khi thấy triều đình cũng bị chia rẽ thành hai phe: phe Tôn thất nhà Trần và phe của cha tôi. Ông bị lôi kéo giữa hai phe. Đám cưới của Trừng cũng chỉ là kế sách thả mồi bắt cá của Quý Ly.Trưng thấy mình là một con mồi mà cha quăng ra giữa dòng nước, họ nhà Trần như một con cá lớn đớp lấy tôi, và cha tôi cầm chiếc cần câu.

Ông còn suy nghĩ về bậc trí giả trong xã hội bấy giờ. Ông đau lòng nhận thấy điểm chung của họ là mong được mang tài kinh luân của mình ra để giúp thiên hạ, nhưng thực ra họ trở thành những con cờ cho các thế lực chính trị lớn nắm quyền bính trong tay điều khiển. Khi cần người trí giả thì bọn vua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)