Bi kịch của ngƣời phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 67 - 70)

Chƣơng 2: HỒ QUÝ LY : TỪ NHÂN VẬT

2.2. Nhân vật trong Hồ Quý Ly thể hiện bi kịch con người và thời đại

2.2.1.4. Bi kịch của ngƣời phụ nữ

Số phận người phụ nữ cũng là vấn đề đáng trăn trở. Nếu thô kệch như Phạm Sư Ôn mà chết thì ta không nuối tiếc, nếu đầy tham vọng như Quý Ly mà buồn phiền thì cũng bình thường. Nhưng ở đây, những người phụ nữ đều được tái hiện rất mong manh, nhân ái, xinh đẹp. Vì thế, việc họ bị lôi vào vòng xoáy của quyền lực và đánh mất đi hạnh phúc gia đình nhỏ bé cũng làm ta phải suy nghĩ.

a. Công chúa Huy Ninh

Công chúa được miêu tả là hiền hậu nhưng yếu ớt, mảnh mai. Lúc bà về nhà Quý Ly, biết Nguyên Trừng là con riêng của chồng, bà ôm lấy cậu bé, nói với cậu bé những lời yêu thương. Quả thực, bà yêu thương Trừng như con đẻ, tự tay bà dạy học cho cậu, bù đắp cho cậu sự thiếu thốn của đứa trẻ mồ côi mẹ.

Nhưng rồi với những âm mưu toan tính của chồng, bà dần ý thức được sự nguy hiểm và đáng chán của chính trường. Tuy chưa bao giờ nói ra nhưng qua hành động bà ngày ngày cầu nguyện cho Quý Ly, chứng tỏ bà đã hiểu toan tính của ông, biết nó nguy hiểm mức nào. Bi kịch của bà là bi kịch tầng sâu, của con người sống về tâm linh. Cũng giống Quý Ly, bà có một ngọn lửa, nó cất sâu trong lòng. Đó là ngọn lửa tình yêu gia đình, con cái. Và nay, biết nguy hiểm có thể đến với gia đình, ngọn lửa ấy chuyển thành những lời kinh phật, mong gia đình tai qua nạn khỏi.

b. Hoàng hậu Thánh Ngẫu

Thánh Ngẫu có mấy ngày được hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Tất cả đếm trên đầu ngón tay. Khi mới cưới, Quý Ly cách ly hai người để còn học hành. Tới ngày đủ 16 tuổi thì Thuận Tông lại trở điên và sau này đi tu. Hạnh phúc gia đình mong manh giờ đã vỡ tan hẳn trước mắt Thánh Ngẫu. Nàng chỉ biết buồn khóc.

Ngày Thuận Tôn đi tu, hoàng hậu Thánh Ngẫu hàng ngày mang thái tử An chưa đầy ba tuổi ra thăm chồng. Hoàng hậu nức nở, mong chồng mau hồi cung nhưng chí Thuận Tông đã quyết, chẳng thể đổi. Đoạn đối thoại sau giữa Thánh Ngẫu và Thuận Tông có thể làm rơi nước mắt bất kì một người phụ nữ nào đã có gia đình”

“- Bệ hạ không thương thần thiếp sao? …

- Bệ hạ không thương đứa con bé bỏng của chúng ta sao?

Nhà vua đưa tay ra đón đứa trẻ mũm mĩm nhưng mắt buồn rười rượi. Thái tử An nép đầu vào ngực cha.

- Con nó sợ! - Con sợ gì?

- Nhà vắng. Đêm mẹ khóc. …

- Trời ơi? Đứa bé hơn hai tuổi học làm gì? Còn sợ gì nữa không? - Còn sợ ông ngoại bắt An tập làm vua.

- Tập làm vua?

Bà hoàng Thánh Ngẫu phải giải thích hộ thái từ An.

- Cha thiếp bảo nếu bệ hạ nhất quyết đi tu... Thì... một ngày đất nước không thể không có vua được...

Thuận Tông thở dài, ôm chặt đứa con vào lòng: - Cha có lỗi... Cha có lỗi đã sinh ra con.

Thánh Ngẫu cũng nức nở:

- Thiếp xin bệ hạ... Xin bệ hạ đừng khóc nữa...” [14, tr. 177]

Thánh Ngẫu có chồng mà như không, có con mà không thể tự quyết định tương lai của nó. Nhìn chồng đi tu, con bị ép uổng, người phụ nữ nào còn vui được nữa. Ta cảm tưởng cuộc sống của bà kết thúc trong nỗi buốn triền miên này.

c. Thanh Mai

Bi kịch của Thanh Mai rõ rệt hơn những người phụ nữ khác trong truyện. Cô tài hoa nhưng đã từng bị bắt làm kĩ nữ trong cung vua Chiêm, đã từng phải phục vụ nhà vua thỏa thú thân xác. Đó là cái nhục mà các bà hoàng, công chúa chắc không hiểu nổi. Qua lời kể về số phận của cô, ta thấy từng dòng nước mắt. Cô đã nhiều phen chui lủi trốn giặc như vậy, nhưng có một lần gia đình đã bị giặc bắt. Cha cô bị giặc giết ngay. Còn mẹ cô, vì có chút nhan sắc nên được một viên tì tướng Chiêm Thành bắt làm thiếp. Vì thương con, nên mẹ cô đành nhẫn nhục. Khi cô mười ba tuổi, vừa xinh đẹp vừa có giọng hát hay nên bị xung vào đội ca múa của vua Chế Bồng Nga. Ở cung vua Chế, bao chuyện đau lòng xảy ra với cô. Cô đã sống những ngày buồn thảm căng thẳng nhất của đời. Đã có lúc cô muốn chết. Nhưng rồi nghĩ chết cũng chẳng tránh được nghiệp. Nó còn theo đuổi mình sang kiếp khác. Chi bằng cứ cắn răng lại mà trả nợ.

Sau này, có tình yêu đẹp với Nguyên Trừng thì nó cũng bị ngăn cách bởi định kiến xã hội. Cảnh Thanh Mai van xin Nguyên Trừng theo mình cuối truyện là cảnh cảm động và đầy tính bi kịch. Lời van xin ấy thống thiết nhưng chẳng làm thay đổi được Trừng: “Mình ơi! Mình điên rồ hay sao? Mình còn tiếc vinh hoa phú quý hay sao? Chẳng lẽ em lại không đáng để cho chàng

quên tất cả cái thế gian độc ác và tội lỗi ấy?” [14, tr. 201]. Cuối cùng, Thanh Mai buộc phải ra đi, nước mắt như mưa, chân bước xuống thuyền, đầu còn ngoái lại . Bi kịch của Mai chính là bi kịch khao khát hạnh phúc tình yêu song lại không thể làm thế nào để giành được nó. Đó là điều đau đớn nhất trong tâm hồn người phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)