Hội thề Đồng Cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 99 - 100)

Chƣơng 3 : NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ

3.2. Nghệ thuật lựa chọn, xây dựng tình huống

3.2.1.1. Hội thề Đồng Cổ

Hội thề Đồng Cổ là nơi thể hiện tấm lòng trung quân, yêu đất nước của các nhà vua, vị quan triều đình và nhân dân trước thánh thần, đồng thời mong thánh thần ban phúc cho cả dân tộc. Tuy thế, hội thề được tái hiện trong bài lại là hội thề của thời mạt Trần và hội thề cuối cùng trong cuộc đời ông vua Nghệ Hoàng. Vì thế, nó còn cho thấy cái tàn tạ của một thời đại và những băn khoăn, lo lắng của vua Nghệ Hoàng. Ai cũng thắc mắc Thượng hoàng bày vẽ linh đình để làm gì? Để cứu vãn một tình huống chẳng thể cứu vãn nổi chăng? Để tự đánh lừa mình, sau đó để đánh lừa toàn dân, rằng triều đại nhà Trần vẫn còn đang thịnh trị, vẫn còn đầy nét vàng son chăng? Để thăm dò xem lòng dân còn hướng về nhà Trần tới mức nào? Để thăm dò trăm quan xem còn trung thành với triều đại nhà Trần đến mức nào? Hay để biểu dương lực lượng, để đe doạ kẻ thù, để khơi gợi lòng trung trinh của một kẻ mà ông đã có một thời rất trọng, rất yêu? Hay chỉ là một sự nuối tiếc, sự giãy giụa tuyệt vọng?

Dường như đoán được sự ra đi của mình, năm nay, ông vua già Trần Nghệ Tông cho mở hội thề to hơn mọi năm. Ông cho viên quan coi việc tế lễ đã cho thợ đến sửa sang miếu thờ, xây dựng lại những chỗ đổ nát, sửa sang cây cối,... Tuy vậy, nó vẫn thoát khỏi tiếng thở dài buồn bã vì tình trạng quốc gia suy tàn, đến linh vật cũng hỏng nát cũ kĩ đến não lòng.

Trong hội thề ta bắt gặp một chi tiết bất ngờ. Đáng lẽ theo nghi lễ, ông vua Nghệ Hoàng không phải nói một lời, nhưng ông đột nhiên cao hứng, nói rất to và dõng dạc: “Kẻ làm tôi bất trung thì thần minh tru diệt”. Thấy thế, trăm quan dưới đàn thề cũng quỳ rạp tất cả và tung hô vạn tuế. Ông làm vậy làm gì? Vì nổi hứng hay vì muốn răn đe các quan lại? Khi đọc tới chi tiết ông quay sang quan thái sư Lê Quý Ly, ông muốn tìm trên nét mặt của quan thái

sư một biến đổi; một nét lo âu, ta chợt hiểu Nghệ Hoàng đang lo lắng Quý Ly làm phản và muốn răn đe hắn. Vậy là, hội thề trở thành nơi răn đe tội làm phản, là hình ảnh “cố sáng” của “ngọn nến đã sắp tàn triều Trần” và là lời từ biệt của ông vua già nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)