Bi kịch “mạt vận” của một triều đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 70 - 73)

Chƣơng 2: HỒ QUÝ LY : TỪ NHÂN VẬT

2.2. Nhân vật trong Hồ Quý Ly thể hiện bi kịch con người và thời đại

2.2.2.1. Bi kịch “mạt vận” của một triều đại

Triều Trần giai đoạn cuối quả thực đã rơi vào khủng hoảng. Sau bao năm huy hoàng, phồn thịnh, giờ nó đã mục ruỗng không vực dậy nổi. Điều đó thể hiện ngay ở phản ứng của nhân dân trước mọi sự kiện trong cung. Trước giấc mộng của Nghệ hoàng, quan lại, nhân dân đã nhanh chóng đồn đại lan ra khắp triều đình rồi lan ra khắp kinh thành. Mỗi kẻ một ý kiến song có ý kiến sau làm ta suy nghĩ. Đó là nhà Trần bạc nhược lắm rồi, lòng dân chán ngán lắm rồi, đói khổ lắm rồi, tham nhũng lắm rồi nên họ thèm đổi đời dù là vua Trần

hay vua Hồ cũng được. Thái độ ấy cho thấy cái bi kịch của thời đại mạt Trần khi nhân dân cũng chẳng tha thiết với việc nước. Ngay cả ông vua Nghệ Hoàng cũng phải ai oán thốt lên: “Nhân từ ư? Thương dân ư? Những đức hạnh tốt đẹp đó hỏi trên đời này có ông vua nào hơn được cha con ông? Thế mà tại sao, tại sao nước Đại Việt này vẫn đói khát, loạn lạc; tại sao cơ đồ của tổ tiên ông vẫn ngả nghiêng. Nghiệp báo chăng?” [14, tr. 23].

Giữa tình cảnh ấy, Hồ Quý Ly có đưa ra nhiều cải cách tiến bộ song lại không được lòng dân. Việc lưu hành tiền giấy gặp phải khó khăn khi nạn làm tiền giả quá nhiều, nhân dân lại chưa quen cách trao đổi tiền bạc này. Thỉnh thoảng lại có tin vừa mới bắt được vụ làm bạc giả. Gánh ra hàng chục gánh tiền giấy, toàn tiền một quan vẽ hình con rồng. Thảo nào, tiền giấy càng ngày càng mất giá. Lại ban bố kèm theo lệnh xử phạt: Ai làm giấy bạc giả phải xử tội chết. Nhân dân ai còn tàng trữ tiền đồng, hoặc tiêu tiền đồng, đều phải xử như tội làm bạc giả. Triều thần và dân chúng xì xào phản đối. Chỉ xì xào thôi chứ chưa có ý kiến nào phản đối thực sự. Người ta chỉ phản đối bằng cách tiêu cực. Nhà nghèo chẳng cần nói gì vì lấy đâu ra tiền. Còn nhà giàu nhiều người đang đêm lén lút chôn hàng chum tiền đồng. Rồi một buổi sáng, người ta thấy dán ở khắp Thăng Long những tờ giấy trên có dòng chữ “Thâm tai Lê sư!” tức là: Thâm độc thay Lê thái sư!”. Người dân đã trực tiếp phản đối các chính sách cải cách qua việc chửi độc Hồ Quý Ly.

Bên cạnh đó là nạn giặc giã, hết khởi nghĩa nổi loạn trong nước lại đến sự xâm chiếm của lân bang. Dư đảng của nhà sư Phạm Sư Ôn kéo về Thăng Long làm một trận khiến cả kinh thành khiếp vía. Vua Chế Bồng Lai của Chămpa cũng nhiều lần kéo quân vào tân Thăng Long uy hiếp kinh thành, sau đó còn giết chết cả vua Duệ Tông quá dễ dàng trong một lần giao chiến. Có những kẻ âm mưu cầu cứu lân bang để tìm lại ngôi vị cho mình. Việc cầu cứu ấy chỉ là “đem voi về xéo mả tổ”. Trong tiểu thuyết này, những kẻ cầu cứu

Chiêm và quân Minh đã bị trừng trị nhưng nó báo trước với việc Quý Ly chiếm ngôi, sẽ còn nhiều người khác tiếp tục sang cầu cứu quân Minh. Có một chi tiết trong truyện cứ để mãi sự kinh sợ và băn khoăn cho người đọc. Đó là chi tiết về con voi điên được làm công cụ trừng trị tên Uyên – kẻ cầu viên quân Minh. Đó là con voi Thánh Dực của Hồ Hán Thương cưỡi từ cửa Nam đi ra pháp trường. Con voi bị xích vào cây muỗm cổ thụ phía sau kỳ đài. Lúc này, con Thánh Dực đang giơ vòi lên trời và kêu rống. Người quản trượng sợ hết hồn vì chuyện phá rối bất ngờ của con voi. Nó lồng lộn đi lại, đôi mắt quắc lên giận dữ. Con voi mặt đỏ ngầu, xô tới cái cọc trói Nguyên Uyên, lấy vòi cuộn quanh người kẻ tử tù, nhổ bung cả người lẫn cọc, rồi giơ lên trời. Nguyên Uyên hét to. Con voi dập tất cả xuống mặt đất. Người đi xem hãi hùng bưng mặt. Tiếp đó, con vật lấy chân dậm nát, biến tất cả thành một đống nhão nhoét, đỏ lòm. Nguyên Dận run lên bần bật, hắn ta ú ớ không thành tiếng, và tất cả lại xảy ra giống như Nguyên Uyên. Sau đó con voi dữ bị giam ở Núi Voi ba ngày. Suốt ba ngày đêm ấy, nó cứ gầm rú không rõ nguyên nhân. Tác giả đã nhận xét tiếng voi như báo một điềm lạ mà nhắc đến chuyện con voi, người ta lại nhớ đến Nguyên Uyên. Nhớ đến Nguyên Uyên. người ta lại nhớ đến câu nói của ông ta: “Các ông đừng vội cười... Sau tôi sẽ có những người khác...” []. Tại sao con voi lại cất lên tiếng kêu man rợ đó? Vì nó căm thù kẻ phản quốc hay vì nó biết triều Trân đã suy vi, còn nhiều kẻ phản quốc khác mà chưa tiêu diệt được.

Có lẽ sự suy sụp này được giải thích bằng việc có vị vua nhân từ chưa đủ mà cần có người dẹp hết nạn tham những, vơ vét; bày ra cho nhân dân những cách làm ăn tiến bộ, cần một chính sách canh tân phù hợp với đất nước. Thứ hai, triều Trần quá thiếu người tài. Họ đã đi ẩn hết đâu rồi? Hồ Quý Ly đã từng ai oán thốt lên khi nghe tin Duệ Tông thua trận: “Thế là bao công sức ta bỏ ra xây dựng cho quân đội nhà Trần, nay bỗng chốc tan tành. Nhà Trần đã

hết vượng khí rồi sao? Văn ư? Võ ư? Văn cũng đã dứt mà võ cũng đã kiệt rồi sao?” [14, tr. 66]. Sau trận thua chí mạng ấy, sau trận tan tác mười hai vạn quân dưới tay Chế Bồng Nga ấy, Nhà Trần đã không tài nào ngóc đầu lên được nữa. Ông vua hiền Trần Nghệ Tôn lại phải gồng đôi vai già gánh vác việc non sông. Ta thấy truyện toàn tái hiện một thời thế mà từ vua tới thần đều thích an thân, chán ngán thời cuộc như Thuận Tông. Những người tài không phải không có nhưng họ cũng đều chán ngán như Nguyên Trừng, Phạm Sinh,…Có mình Quý Ly là tài ba, có chí khí song lại không được lòng dân chúng. Hơn nữa, mục đích lớn của Quý Ly lại là thôn tính nhà Trần. Chỉ qua bài thơ trong giấc mộng của Nghệ Hoàng, ta cũng thấy báo trước một sự đổi thay lớn đầy song gió của thời đại:

“Lúc này chỉ có “hầu mõm đỏ” Đang lăm le trèo lên “lầu gà trắng”

Việc còn mất của đất nước đã được định rõ Chẳng phải trước kia mà ở sau này.” [14, tr. 18] Nó ngầm báo việc Quý Ly sẽ lật đổ nhà Trần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ quý ly của nguyễn xuân khánh từ lịch sử đến tiểu thuyết (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)