Lãnh đạo khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận lập Khu giải phóng và Uỷ ban dân tộc giải phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng lực lượng và tiến hành khởi nghĩa dân tộc theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 59 - 70)

lập Khu giải phóng và Uỷ ban dân tộc giải phóng

Sau ngày 9/3/1945, phong trào cách mạng phát triển mạnh ở nhiều địa ph-ơng, hàng loạt các cuộc đấu tranh của quần chúng kết hợp với đội vũ trang đấu tranh lật đổ chính quyền địch, giành chính quyền về tay nhân dân đã xuất

58

hoành hành khiến hàng triệu ng-ời chết đói nên Đảng ta đã phát động một phong trào đấu tranh phá kho thóc cứu đói đ-ợc quần chúng khắp các địa phương ờ Bãc Kứ, Trung Kứ nhiệt tình tham gia. Khẩu hiệu “ph² kho thóc, giải quyết nạn đói trở thành khẩu hiệu chủ yếu để phát động cao trào kháng Nhật cứu n-ớc.

Phong trào cách mạng đang lên cao, Đảng ta nhận thấy thời cơ tổng khởi nghĩa đang đến dần. Chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ l-ỡng hơn về mọi mặt, đặc biệt là quân sự cho cuộc khởi nghĩa này nên ngày 15 /4/1945, Trung -ơng Đảng tổ chức Hội nghị quân sự Bắc Kỳ ở Hiệp Hoà - Bắc Giang và kết thúc vào ngày 20/4/1945. Hội nghị nhận định: Tình thế đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp . Trong lúc này, chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa kháng Nhật, để chuẩn bị tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ. Hội nghị chỉ rõ để chống lại sự tấn công cùa Nhật, “Chủng ta đang ờ v¯o giai đo³n chiến lước “ph²t đống du kích” để chuẩn bị ph²t đống tồng khời nghĩa”[27, tr 497].

Về mặt quân sự: Hội nghị quyết định chia toàn quốc thành 7 chiến khu, đó là Chiến khu Lê Lợi (Bắc bộ); Chiến khu Hoàng Hoa Thám (Bắc bộ); Chiến khu Phan Đình Phùng và Chiến khu Tr-ng Trắc (Trung bộ); Chiến khu Nguyễn Tri Ph-ơng (Nam bộ). Trong đó, phải chú trọng xây dựng chiến khu Quang Trung (Hoà - Ninh - Thanh) và chiến khu Trần H-ng Đạo (vùng Quảng Ninh), vì đây là địa bàn chiến l-ợc quan trọng. Đồng thời phải đánh thông con đ-ờng liên lạc bằng quần chúng giữa các chiến khu Bắc - Trung – Nam.

Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng chiến khu Việt Bắc thành căn cứ địa kháng Nhật kiểu mẫu để mở rộng chiến tranh du kích đồng thời nhập một số tỉnh Trung du vào Việt Bắc để làm vùng hoạt động ngoại vi, bảo vệ căn cứ địa.

Hội nghị quyết định phát triển lực l-ợng vũ trang và nửa vũ trang, thống nhất các lực l-ợng vũ trang sẵn có: Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và các tổ chức vũ trang khác thành Việt Nam giải phóng quân để cùng nhân dân tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa;

59

thành lập Bộ T- lệnh miền Bắc - Uỷ ban quân sự Bắc Kỳ. Uỷ ban này chỉ huy các chiến khu miền Bắc, đồng thời có nhiệm vụ giúp đỡ cho toàn quốc về mặt quân sự.

Đối với Việt Nam giải phóng quân, Hội nghị vạch ra những điểm cơ bản xây dựng Việt Nam giải phóng quân nh- sau:

+ Thống nhất biên chế

+ Thống nhất huấn luyện chính trị, quân sự

+ Tổ chức công tác chính trị trong bộ đội, trau giồi kỷ luật, khen th-ởng ng-ời có công, chống khuynh h-ớng t- t-ởng địa ph-ơng....

+ Mở tr-ờng Quân chính kháng Nhật để đào tạo cán bộ.

+ Ra sức thu mua vũ khí, lập x-ởng sửa chữa, sản xuất vũ khí. + Tích trữ l-ơng thực, lập kho thóc giải phóng quân ở các xã.

+ Phát triển bộ đội giải phóng, tổ chức rộng rãi những đội tự vệ, tự vệ chiến đấu và bộ đội địa ph-ơng.

Hội nghị còn vạch ra t- t-ởng và ph-ơng châm tác chiến của Việt Nam giải phóng quân là phải dùng chiến thuật đánh úp quân địch bằng trận nhỏ mà nắm chắc phần thắng để giữ gìn và bồi d-ỡng lực l-ợng. Phải dùng vũ trang tuyên truyền để phát triển lực l-ợng.

Về mặt chính trị: Hội nghị đề ra nhiệm vụ đoàn kết toàn dân, lôi cuốn tất cả các thành phần trong xã hội, kể cả tầng lớp trên nh- địa chủ, tiểu t- sản, trí thức, công chức, quan lại... vào phong trào cứu quốc, đẩy mạnh phong trào đấu tranh bằng cách kêu gọi nhân dân vũ trang tuần hành thị uy trong vùng ch-a phát động đấu tranh du kích.

Tóm lại, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ quyết định phát triển cao trào kháng Nhật cứu n-ớc bằng khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận, phát động chiến tranh du kích ở các chiến khu, tổ chức các đội tự vệ, tự vệ chiến đấu, kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang đó là điểm mấu chốt dẫn đến thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945.

60

Hội nghị quân sự Bắc Kỳ kết thúc, Uỷ ban khởi nghĩa Bắc Kỳ đã ra lời kêu gọi nhân dân cả n-ớc: “Hởi quỗc dân đọng b¯o !... các dân tộc bị áp bức ở Đông D-ơng kề vai sát cánh, đuổi thù chung, .. hãy tiến lên toàn dân tộc đúc th¯nh mốt khỗi đập n²t quân thợ”[27, tr 399].

Thực hiện Chỉ thị 12/3/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, các hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra khắp nơi trong cả n-ớc.

Tại Việt Bắc, ngày 10/3/1945, Ban Th-ờng vụ liên tỉnh đã họp và quyết định: Lập tức đánh đổ chế độ thống trị của đế quốc Pháp ở nông thôn, rồi tuỳ nơi lập chính quyền nhân dân các cấp xã, châu, huyện, tỉnh; phân phối cán bộ của đội tuyên truyền về cùng các đội vũ trang địa ph-ơng tổ chức thêm những đơn vị giải phóng quân mới, chuẩn bị trực tiếp đánh Nhật; phá hoại đ-ờng giao thông, nhân dân tích cữc thữc hiện “vưộn không nh¯ trỗng” khãp nơi; còn đối với quân đội Pháp bị Nhật đánh đuổi, không khiêu chiến với họ trong lúc họ rút lui, mà tích cực kêu gọi họ cùng nhau lập thành mặt trận chống Nhật.

Thực hiện chủ tr-ơng đó, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chia thành nhiều bộ phận toả đi khắp nơi cùng kết hợp với quần chúng nhân dân, đội du kích của các địa ph-ơng lật đổ chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng. Một bộ phận Đội Việt Nam tuyên truyền sang chiến đấu ở Bảo lạc rồi về Thất Khê, Bình Gia (Lạng Sơn) phối hợp với cứu quốc quân. Một bộ phận khác tiến lên biên giới Việt Trung về phía Sóc Giang rồi về Hà Giang. Còn một bộ phận lớn do Võ nguyên Giáp chỉ huy tiến xuống Ngân Sơn về Phủ Thông (Thái Nguyên), sang Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Với sự kết hợp chiến đấu giữa Giải phóng quân, Cứu quốc quân, các đội du kích và các lực l-ợng chính trị của quần chúng đã đập tan chính quyền tai sai địch lập chính quyền cách mạng ở nhiều địa ph-ơng thuộc các tỉnh Việt Bắc. Ngay sau khi chính quyền cách mạng đ-ợc lập thì các hội cứu quốc cũng đ-ợc củng cố và phát triển, các đội tự vệ chiến đấu và đội du kích đ-ợc xây dựng.

ở Cao Bằng, các đơn vị vũ trang kết hợp với quần chúng nhân dân đã chiến đấu hạ một loạt đồn trại, thu súng của lính dõng, t-ớc vũ khí và các vật t- khác của quân Pháp tháo chạy qua biên giới Việt Trung, sau khi giành

61

thắng lợi vũ khí đ-ợc bổ sung cho các đội giải phóng quân và các đội vũ trang địa ph-ơng, còn những vật t- khác nh- thóc, gạo đem phát cho nhân dân cứu đói. Phong trào cách mạng ở Cao Bằng phát triển mạnh nh- n-ớc vỡ bờ, đến gần một tháng sau khi Nhật đảo chính, toàn bộ các châu nh- Hoà An, Nguyên Bình, chính quyền về tay nhân dân. Ban Việt Minh tổng và xã công khai thực hiện chức năng chính quyền, nhân dân Cao Bằng đặc biệt là nam, nữ thanh niên hăng hái tòng quân và dần dần lập 10 đội giải phóng quân.

Tại Bắc Sơn - Võ Nhai, các đơn vị cứu quốc quân đã nổi lên hoạt động mạnh, chặn quân Pháp tháo chạy tại đèo Khế (Thái Nguyên sang Tuyên Quang), t-ớc vũ khí quân Đồng Minh tiếp tế cho Pháp,... cùng kết hợp với nhân dân hạ một loạt đồn bốt ở La Hiên, Chợ Chu, Đại Từ. Một số nơi các đảng bộ lãnh đạo nhân dân kết hợp với đội tự vệ đấu tranh phá kho thóc cứu đói cho nhân dân, một loạt chính quyền cấp xã do Việt Minh tổ chức đã ra đời, đến cuối tháng 3/1945 hầu hết chính quyền cách mạng cấp xã đã đ-ợc thành lập.

Về phía Tuyên Quang, Cứu quốc quân kết hợp với phong trào đấu tranh của nhân dân đã hạ đồn Đăng Châu - Sơn D-ơng, đi xuống các châu dọc sông Lô đến Quốc lộ 3 (Đoan Hùng) tiến qua Việt Trì - Phú Thọ gần đến Vĩnh Yên, kết quả là một loạt chính quyền cách mạng đ-ợc thành lập, các hội cứu quốc và đội tự vệ phát triển nhanh. Đặc biệt ngày 16/7/1945, Tổ chức Việt Minh ở Vĩnh Yên đã vận động đ-ợc một số lính bảo an binh tham gia Việt Minh, tiến hành vận động một số phạm nhân bị Nhật giam ở Tam Đảo tham gia đánh Nhật ở Tam Đảo. Ngày 16/7/1945, đội vũ trang của Việt Minh kết hợp với lính bảo an, tù nhân tổ chức diệt đồn Nhật đa giành thắng lợi lớn, Nhật đầu hàng, ta thu toàn bộ vũ khí.

Các tỉnh miền xuôi Bắc Ninh, H-ng Yên (Bần Yên Nhân)…... cũng trong tháng 3/1945 , Đảng bộ địa ph-ơng lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy kết hợp với lực l-ợng vũ trang địa ph-ơng khởi nghĩa, lật đổ chính quyền của địch ở các xã, đốt dấu, bằng trện, tịch thu kho thóc và mở kho thóc cứu

62

nhân dân đấu tranh phá kho thóc của Nhật cứu đói đã cổ vũ nhân dân hăng hái tiến lên khởi nghĩa, chỉ trong thời gian ngắn số l-ợng hội viên cứu quốc các tỉnh tăng lên rất nhanh.

Tại Quảng Ngãi, ngày 11/3/1945 Đảng uỷ lãnh đạo quần chúng kết hợp với cán bộ cách mạng bị giam ở trại tập trung Ba Tơ tiến hành cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và thắng lợi, đội du kích Ba Tơ thành lập 14/3/1945 và phát triển thành lực l-ợng vũ trang nòng cốt giành chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh ven biển Nam Trung bộ. Chính quyền cách mạng đ-ợc thành lập ở châu Ba Tơ và các xã giáp Ba Tơ. Sự thắng lợi cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã cổ vũ phong trào đấu tranh giành chính quyền ở các tỉnh ven biển Nam trung bộ nh- Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận.

Cùng với phong trào đấu tranh vũ trang ở chiến khu và một số tỉnh, thì phong trào đấu tranh chính trị phát triển rất mạnh mẽ ở nông thôn và thành thị.

Thành uỷ Hà nội chủ tr-ơng: Phải phát triển mạnh và rộng khắp các tổ chức cứu quốc trong công nhân, nông dân, thanh niên, học sinh và coi đó là lực l-ợng nòng cốt cho cuộc khởi nghĩa, đặc biệt là tăng c-ờng công tác vận động công nhân, nhất là đẩy mạnh phong trào đấu tranh của công nhân ở những xí nghiệp lớn, ngành sản xuất quan trọng của đế quốc, tích cực đào tạo, huấn luyên cán bộ quân sự; phải gấp rút xây dựng, phát triển các đội tự vệ, tự vệ chiến đấu, các đội tuyên truyền xung phong, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên xung phong Hoàng Diệu để đẩy mạnh các hoạt động chính trị, tuyên truyền, cổ vũ cho các cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang ở chiến khu, tổ chức trang bị vũ khi, nh- sản xuất, mua sắm; phải huấn luyện cho các đoàn viên cứu quốc cách giữ bí mật, chống khủng bố, tích cực phát triển cơ sở cách mạng trong lính Bảo an, cảnh sát, công sở quan trọng của địch, trừng trị bọn việt gian, vạch mặt phát xít nhật và bọn tay sai, những luận điệu xuyên tạc của chúng về Việt Minh [4, tr 88-89].

Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, Thành uỷ đã cử một số quần chúng trung kiên trong các hội công nhân cứu quốc và thanh niên cứu quốc tham gia

63

Giải phóng quân, học các lớp ở tr-ờng Quân chính kháng Nhật, Đảng bộ Hà nội đề nghị xứ uỷ cử cán bộ chuyên trách mở các lớp huấn luyện cấp tốc cho các cán bộ trong công nhân, nên chỉ trong một thời gian ngắn tổ chức công nhân cứu quốc đã phát triển rộng rãi trong các xí nghiệp quan trọng Nhà máy n-ớc Yên Phụ, Nhà máy điện,.., x-ởng sửa chữa súng, đạn…

Trong lúc đó nạn đói lên đến đỉnh điểm đe doạ quần chúng, Thành uỷ chỉ đạo phải gắn kết đấu tranh kinh tế với chính trị, có vũ trang hỗ trợ. Do vậy hàng loạt các cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang đã diễn ra. Tháng 4 /1945, tại nhà máy điện có hai cuộc biểu tình phản đối làm chiều thứ 7 không có l-ơng, công nhân nhà máy n-ớc biểu tình đòi bán gạo và trả l-ơng chiều thứ 7. Sau ngày 1/5/1945, hàng loạt các phong trào đấu tranh của công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp nh- tổ chức giải truyền đơn mít tinh biểu tình. Toàn ngành in ở Hà Nội đình công đòi tăng l-ơng và giành thắng lợi, ở những x-ởng sửa chữa và chế tạo vũ khí đã đình công, phá máy, hoặc lấy nguyên vật liệu để chế tạo, sửa chữa vũ khí cho Việt Minh….

Đặc biệt công nhân in đã in các tài liệu, báo chí tuyên truyền chính sách của Việt Minh để phân phát trong nhân dân. Tất cả các cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân Hà Nội đều chĩa mũi nhọn vào bọn phát xít Nhật, chủ Pháp và tay sai, chính quyền bù nhìn thân Nhật

Đảng bộ Hà Nội chỉ đạo công nhân cứu quốc kết hợp tổ chức dân nghèo phá kho gạo của Nhật ở phố Bắc Ninh ngày 24 /4/1945., Lò lợn, phà Đen…., tích cực vận động các tầng lớp khác tham gia hội cứu quốc nh- vận động phụ nữ ngày 20/4/1945 Thành uỷ tổ chức mít tinh tại Mễ Trì có 350 phụ nữ nội thành tham dự, có đội tự vệ chiến đấu bảo vệ.

Vùng ngoại thành phong trào nông dân kết hợp với đội tự vệ chiến đấu phá kho thóc liên tục diễn ra ở Quan nhân, Láng, Mọc..Chèm, B-ởi, các đội tự vệ cứu quốc th-ờng chặn xe bò của Nhật để đoạt thóc, gạo. ngoài ra ở một số vùng nhân dân đấu tranh chống thu thuế, chống nộp thóc cho Nhật,.. lập ra Ban cứu tế Việt Minh….

64

Thữc hiện chù trương cùa Hối nghị quân sữ Bãc Kứ “ở những nơi ch-a có điều kiện phát động chiến tranh du kích, hình thức đấu tranh mấu chốt là mít tinh, biểu tình chính trị, vũ trang tuần hành thị uy”[27, tr 498].

Thành uỷ Hà nội quyết định đẩy mạnh phát triển các đội tự vệ, tự vệ chiến đấu và hoạt động tuyên truyền xung phong, tổ chức trang bị và sản xuất vũ khí. Do vậy hầu hết các tổ chức cứu quốc đều có đội tự vệ, tự vệ chiến đấu và tuyên truyền xung phong riêng, các tổ chức này phát triển nhanh chóng, chia thành tiểu đội, liên đội và tiểu tổ. Khi đấu tranh cần lực l-ợng đến đâu thì tập trung đến đó, đấu tranh xong lại phân tán ngay. Các đội có nhiệm vụ tổ chức vũ trang tuyên truyền công khai ở các trung tâm đông ng-ời, cả nội và ngoại thành. Các đội cũng tự trang bị vũ khí, tổ chức luyện tập quân sự và đ-ợc chuyển thành các đơn vị xung phong trong khởi nghĩa.

Do vậy hàng loạt các cuộc mít tinh, diễn thuyết đ-ợc tổ chức thu hút đông đảo nhân dân tham gia nh- ở chợ Canh (29/4/1945), Mễ Trì (20/4/1945), Láng (11/5), Nhà máy R-ợu (13/5).. Trong các cuộc mít tinh, các đội viên tuyên truyền xung phong giải thích rõ ch-ơng trình Việt Minh, chỉ thị Nhât- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, kêu gọi nhân dân ủng hộ, tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng lực lượng và tiến hành khởi nghĩa dân tộc theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)