Trong tất cả các vấn đề liên quan đến hình tượng người tự sự thì "giọng điệu" là một yếu tố quan trọng nhất. Nó là một phạm trù thẩm mĩ, thể hiện bản lĩnh và phong cách nhà văn.
Trong đời sống hàng ngày, giọng điệu là giọng nói, lời nói biểu thị một thái độ nhất định. Còn trong văn học? Theo Nguyễn Thái Hoà: "giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể" [15, 154]. Còn theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì: giọng điệu là "thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca châm biếm... Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật, [13, 91].
Như vậy, giọng điệu trong tác phẩm ở mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được miêu tả cũng như cách cảm nhận đối tượng nhà văn Song, về cơ bản, giọng điệu chính là tình cảm chủ quan của nhà văn, là thái độ và cách đánh giá của nhà văn đối với con người và những hiện tượng được miêu tả.
Một tác phẩm văn học thường có nhiều giọng điệu, nhưng bao giờ cũng có một giọng chủ yếu. Giọng điệu chủ yếu tạo thành âm hưởng chung, bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Nó quyết định nhiều khâu, nhiều yếu tố trong việc xây dựng tác phẩm kể cả phương thức, cách thức xây dựng nhân vật. Tìm được giọng điệu phù hợp sẽ giúp nhà văn kể chuyện hay hơn, thể hiện được sâu sắc hơn lí tưởng thẩm mĩ của mình.
"Ngân Thành cố sự" là một tác phẩm mang tính đa âm sắc. Thế giới nhân vật trong tác phẩm khá phong phú, đa dạng: dân nghèo, thương gia, thống lĩnh quân, tri phủ, chiến sĩ cách mạng... Tác phẩm có bốn giọng cơ bản: giọng triết lí trầm tư, giọng khách quan lạnh lùng, giọng trữ tình sâu sắc và giọng “phản phúng”, trong đó giọng triết lí trầm tư có thể được coi là giọng điệu chủ đạo.
Lý Nhuệ thuộc tuýp nhà văn sống thâm trầm, kín đáo, ưa suy nghĩ. Cảm hứng chủ đạo trong cuốn tiểu thuyết "Ngân Thành cố sự" là niềm khao khát đến cháy bỏng muốn tìm hiểu sự thật về con người và lịch sử. Nhà văn muốn trả lời câu hỏi: Lịch sử là gì? Đối diện với lịch sử con người là gì? Phải hiểu lịch sử theo đúng bản chất của nó, trả lịch sử về với dân gian. Lịch sử gần gũi với mỗi người và con người là vật hiến tế trên diễn đàn lịch sử đẫm máu (Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương hai: Nhân vật như là một phương thức tự sự). Cảm hứng chủ đạo trên đã tạo nên giọng điệu chủ yếu trong "Ngân Thành cố sự" là giọng triết lí trầm tư.
Mỗi nhà văn đương đại của Trung Quốc đều có ý thức xây dựng cho mình một giọng điệu riêng. Nếu "Mao Thuẫn có giọng điệu trần thuật khách quan tỉ mỉ, Cù Thu Bạch có tiếng cười nhạy bén và chiến thắng, Ân Phu có giọng điệu lạc quan" [42, 85]; thì ở Lý Nhuệ là giọng triết lí trầm tư. Chất giọng ấy lan toả thấm sâu vào từng câu chữ trong lời nói, trong sâu thẳm suy nghĩ của nhân vật.
Đối với các nhà văn việc viết câu văn mở đầu hết sức khó khăn bởi nó thể hiện giọng điệu chủ đạo của tác phẩm. L.Tônxtôi trong quá trình sáng tác Khat - Murat đã thử nhiều cách kể chuyện khác nhau: nhân danh người kể chuyện, dưới hình thức hồi tưởng của nhân vật chính...G.Macket - nhà văn Mĩ La Tinh, tác giả cuốn tiểu thuyết "Trăm năm cô đơn" - sau khi hoàn tất mọi
việc chuẩn bị cho cuốn tiểu thuyết này, ông vẫn chưa tìm được giọng điệu thích hợp. Phải đến năm năm sau nhà văn mới tìm được giọng điệu, "Trăm năm cô đơn" mới chính thức bắt đầu. Nhà văn Lý Nhuệ đã vượt qua được cửa ải khó khăn này. ông lựa chọn một người kể chuyện hàm ẩn với giọng triết lí trầm tư phù hợp với đề tài lịch sử. Giọng triết lí được cất lên ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm:
"Người Ngân Thành ngày nay đã không còn ngửi thấy mùi phân trâu nữa rồi. Vào hai triều Minh – Thanh, hoặc sớm hơn, trước đó sáu bảy trăm năm, người Ngân Thành vẫn dùng phân trâu khô làm nhiên liệu đun nấu… Thế là, lịch sử Ngân Thành đầy ắp khói phân trâu khô" [29, 5].
"Tất cả các tài liệu liên quan tới Ngân Thành đều như cố tình bỏ quên mùi khói của phân trâu bánh... Chỉ có các bà nội trợ đời nọ tiếp đời kia tin tưởng vững chắc rằng, nếu không có trâu, không có bánh phân trâu khô rẻ và tiện dụng thì khó mà sống thanh thản... Tất cả sẽ chỉ là những lời sáo rỗng, lịch sử của Ngân Thành cũng sẽ mất đi động lực phát triển" [29, 7].
Người triết lí nhiều nhất và sâu sắc nhất trong "Ngân Thành cố sự" là Nhiếp Cần Hiên. Vào buổi giao thời, giáp ranh giữa cái cũ và cái mới, đất nước Trung Quốc chao đảo trong làn sóng cách mạng. Ngân Thành cũng không tránh khỏi cảnh hỗn loạn. Trong bối cảnh ấy, người lính già từng trải Nhiếp Cần Hiên thấu hiểu về thời thế và con người hơn cả. Những trang văn sâu lắng nhất của cuốn tiểu thuyết đọng lại ở những dòng độc thoại nội tâm, suy nghĩ của Nhiếp Cần Hiên. Nó nằm rải rắc khắp tác phẩm:
- Phần I chương 4 (trang 256, 261): "... Thế mà triều Đại Thanh vẫn không tin đám tân quân sặc mùi Tây đó, vẫn bắt bọn ăn mày bảo vệ giang sơn cho họ, vẫn bắt bọn ăn mày giám sát đám tân quân sài sang và Tây hoá này.
Biết thế này thì thành lập tân quân để làm gì? Chẳng lẽ nhà Đại Thanh muốn xúi giục kẻ khác chống lại mình nên bỏ ra cả một đống tiền để con cháu sang Tây du học? Chẳng lẽ nhà Đại Thanh bỏ ra bao nhiêu là tiền mua súng tây, đại bác tây về để tự phá huỷ giang sơn của mình?... Đúng là chuyện dở hơi".
"Đội quân hùng hậu và tinh nhuệ này tới Ngân Thành thì chẳng còn ai để đánh, chẳng còn việc để làm, chẳng còn gì để lập công, chẳng khác một chiếc xe sang trọng với những con ngựa quý bị sa lầy, vẻ đẹp quý phái giờ trở thành vô dụng. Một thằng oắt con vắt mũi chưa sạch, chỉ cậy vào xuất ngoại du học thì làm sao hiểu nổi: Cái giỏi của kẻ cầm binh là không đánh mà khuất phục đối phương''.
- Phần VI chương 4 (trang 306): "Kẻ chăm chăm dùng vũ lực chưa chắc đã là một tướng tài. Người biết sử dựng đầu óc mới là kẻ lỗi lạc. Ba mươi sáu kế chuồn là thượng sách. Theo như ta nghĩ vị tổng chỉ huy đó chỉ cần chuồn khỏi đây là xong. Đối với anh ta hay đối với bản thân ta cũng vậy, thắng thua không quan trọng... Ta cũng đã qua cái tuổi năm mươi, cũng chỉ là một quân nhân đã về hưu, chẳng thiết gì trận mạc, mà cũng chẳng muốn tranh thua với bất kì ai!"....
Đó là những triết lí về thời tàn vận mạt, về thân phận sinh bất phùng thời của người lính sắp về vườn. Nhiếp Cần Hiên thực sự không muốn tham gia trận chiến lần này nhưng vẫn phải chạy theo vòng quay của bổn phận và trách nhiệm với một triều đại sắp tàn. Những đoạn văn trên chỉ là những thanh âm thoáng vang lên rồi hoà lẫn vào bản nhạc chung của bao giọng điệu khác nhau. Nhưng có một trường đoạn trầm buồn kéo dài như một vĩ thanh xa dần xa dần lan toả vào con người và cảnh vật của thời tàn. Phần I chương 2 của tiểu thuyết là suy nghĩ gan ruột và độc thoại nội tâm của Nhiếp Cần Hiên. Ông nhẩm tính lại cuộc đời mình: trưởng thành từ kì thi võ, tuổi vào độ năm mươi, làm tới chức lục phẩm, có thể cáo lão hoàn hương được rồi. Ông phân
tích tình hình đang diễn ra trước mắt, "đọc được sự hỗn loạn và mù quáng của đối phương", "sắp xếp việc ứng phó với biến cố trước mắt theo thứ tự từng bước một, kiên nhẫn chờ đợi kết quả như đã dự đoán" [29, l08]. Nhưng cảm giác hụt hẫng, buồn, cô độc của kẻ mạt vận giữa toà thành cổ kính cứ đeo đuổi ông. "Bản thân ông lao tâm khổ tứ phác ra một kế hoạch và toàn tâm toàn lực đối phó trong khi đối phương chỉ là một đám đông ô hợp, đám dân chúng thường ngày vẫn gọi dạ bảo vâng. Cho dù trận này mình có toàn thắng, cho dù mình có giống như Viên đại nhân tan xương nát thịt vì triều đình đi chăng nữa thì cũng chẳng thể chặn nổi lũ kiến cỏ đang kéo về từ tứ phía kia" [29, 110]. Nhiếp Cần Hiên có một cái nhìn sắc sảo và chính xác về thời cuộc, về số phận tương lai của mình. Mắt nhìn thấy khí vận của nhà Đại Thanh đã hết nhưng tiếc thay nhân vật này chưa có dũng cảm để thoát ra khỏi kết cục buồn thảm của bản thân. Nhiếp Cần Hiên đã tự trói buộc mình vào hoàn cảnh, trở thành khách vãng lai của lịch sử.
Bên cạnh Nhiếp Cần Hiên, phải kể đến Lưu Tam Công, người nhiều tuổi nhất trong tác phẩm (sáu mươi). Là một thương nhân, từng trải trên thương trường nên giọng triết lí của Lưu Tam Công là giọng của người buôn bán. Ông triết lí rất giản dị về cuộc đời: "Kẻ nào ngồi lên đầu thiên hạ thì kẻ đó vẫn cứ phải ăn muối. Tạo phản hay không tạo phản thì vẫn cứ phải ăn muối" [29, 241]. Đó là suy nghĩ của người thờ ơ với cách mạng chỉ quan tâm đến việc kinh doanh của gia đình. Lưu Tam Công nhìn mọi việc dưới góc độ những con số, tính toán và đồng tiền: "Chúng ta đều là những người kinh doanh. Lưu mỗ cũng chỉ là anh buôn muối, bình sinh cố làm tròn bổn phận là được rồi. Mà bổn phận của người kinh doanh buôn bán là tính toán. Các khoản tiền của tôi, ai trong các vị cũng có thể nhẩm ra. Xưa nay việc lớn việc nhỏ trong thiên hạ chỉ hai loại: một loại gọi là số trời, một loại gọi là việc đời Số trời không thể tính được chỉ biết nghe theo... Việc đời thì bất luận nhỏ to, từ quốc gia xã tắc đến tương cà mắm muối... chẳng qua là tính toán, tức là có
nhập có xuất" [29, 248]. Bài toán Lưu Tam Công tính toán với Nhiếp Cần Hiên rất cụ thể, tỉ mỉ, đến từng con số nhưng không cứu nổi mạng sống hai người con trai. Ông đau đớn rút ra một điều chua xót: "Nợ tiền, nợ bạc ai cũng tính được, nhưng số trời thì bao nhiêu cho vừa? Làm sao mà tôi biết được bao nhiêu tiền thì có thể mua được số trời?" [29, 250]. Kết cục cuộc đời của Lưu Tam Công minh chứng cho một điều: tạo hoá trêu ghẹo số phận con người:
"Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du). Giong điệu thứ hai trong tiểu thuyết "Ngân Thành cố sự" là giọng khách quan lạnh lùng. Sử dụng giọng điệu khách quan lạnh lùng cũng là một cách nguỵ trang của Lý Nhuệ để khám phá bản chất của con người và lịch sử. Chàng trai người Nhật Bản Ojiro với chiếc máy ảnh đã quan sát và ghi chép lại lịch sử Ngân Thành với một con mắt khách quan, lí trí: "Cái mình cần hiện giờ là lí trí của con người văn minh. Mình cần bình tĩnh khách quan ghi lại tấm ảnh lịch sử. Mình không phải là người đàn bà mau nước mắt, cũng không phải là người China mặc cho tình cảm chi phối. Mình không nên phạm sai lầm như Âu Dương Lang Vân" [29, 264].
Giọng khách quan lạnh lùng bộc lộ rõ hơn bao giờ hết khi Lý Nhuệ tỉnh táo quay những góc quay cận cảnh, sát thực đến từng chi tiết về những cái chết đấm máu tang thương:
"Trong cái sọt đầm đìa máu đó là một ít vải quần áo nát vụn. Có thể nhận ra nửa miếng xương đầu người còn dính theo bím tóc đuôi sam, hai mảnh xương hàm dính vài chiếc răng sâu, ba miếng thịt đùi, già nửa cánh tay, vài thanh xương sườn gãy vụn, một đống tim phổi lùng nhùng máu thịt. Một ít ruột và vài đốt ngón tay trên chốc..." [29, 18].
"Mắt giỏ rộng đan bằng nhành cây chia khuôn mặt trắng bệch thành mấy phần một cách hết sức thô bạo. Những gì có thể trông thấy được chỉ còn là một con mắt, nửa cái miệng, vài chiếc răng hơi lộ ra, vài lọn tóc rối bù, và vẻ nho nhã cùng sự kích động đã chết trên khuôn mặt" [29, 263].
Đó là thi thể của Viên Tuyết Môn - tri phủ Đồng Giang và Âu Dương Lang Vân - giáo viên trường Dục Nhân, thành viên của Đồng Minh hội. Hai người, hai chiến tuyến khác nhau nhưng họ cùng gặp nhau ở kết cục cuối cùng bi thảm – chết không toàn thây. Phải là người cứng rắn lắm thì người kể chuyện mới giữ được đôi mắt tỉnh táo, giọng văn lạnh lùng khi kể lại những sự kiện đau lòng như trên. Giọng điệu lạnh lùng lúc này như một cú hích để người đọc nhận ra được sự tàn nhẫn của lịch sử. Giọng khách quan lạnh lùng thể hiện khuynh hướng phản ánh con người và lịch sử với đúng bản chất của nó. Đúng như Tsêkhôp đã từng nhận xét: Trong cuộc sống và sáng tác văn học, sự lạnh lùng là không thể thiếu, chỉ có sự lạnh lùng mới nhìn được sự việc một cách tỏ tường.
Lý Nhuệ triết lí mà không khô khan bởi chất triết lí ấy đi cùng với một giọng điệu trữ tình sâu sắc. Nhiều trang văn trong "Ngân Thành cố sự" đẹp như một bài thơ, giọng trữ tình lấn át giọng tự sự. Người đọc như đắm chìm vào một thế giới tinh khôi với nắng mai trong lành:
"Ải Đồng Lĩnh khuất dần trong tiếng hát hào hùng. Nắng sớm hong khô những giọt sương mai còn đọng lại trên lá cây, ngọn cỏ, lung linh trên báng súng mới tinh của những người lính" [29,211].
Đoạn văn miêu tả cảnh sớm mai nơi Động Tiên của Vượng Tài cũng là một trong những đoạn hiếm hoi tả cảnh trong sáng, dịu nhẹ đến thế:
"Sương rất nhẹ đến cả tiếng chim hót trong rừng cũng như ướt đẫm hơi sương. Mặt trời vẫn còn chưa lên tới đỉnh núi, nhưng những tia nắng sớm vẫn cứ dồn hết đám mù xuống thung lũng. Một đám mây lơ lửng trên đỉnh núi Yết
Vũ. Tầm mắt bị núi che khuất, không thể nhìn xa. Thỉnh thoảng vẳng lại tiếng trâu bò xuyên qua lớp sương mù vọng lên từ dưới chân núi.Vượng Tài mở cửa liếp, vươn vai, ưỡn ngực đón luồng không khí trong lành và ẩm ướt của núi rừng. Khi anh há miệng nheo mắt ngửa đầu lên trông thấy đám mây bất động trên đỉnh núi và bầu trời xanh ngắt phía sau. Không khí trong lành tràn đầy bộ ngực cường tráng, anh rùng mình khoan khoái, nước miếng ứa đầy miệng. Vượng Tài chợt cảm thấy vui, trong lòng thư thái, trời này nặn bánh phân trâu thật tuyệt" [29, 212].
Những câu văn trên là toàn bộ đoạn mở đầu của phần IV của chương 3. Đoạn văn như những thanh âm trong trẻo, ấp áp giữa thời buổi buồn đau lộn xộn. Một không gian thanh bình dự báo một ngày tốt lành của Vượng Tài (đòi được nợ của ông chủ quán trà Hội Hiền vừa từ cõi chết trở về). Cảnh ở động Tiên ấy cũng chính là thế giới của Vượng Tài: hồn nhiên như cây cỏ, không quan tâm đến thế sự chỉ quan tâm đến những bánh phân trâu khô.
Nhưng những thanh âm sâu lắng nhất của giọng điệu trữ tình thuộc về