Nhân vật người chiến sĩ cách mạng thất bại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sựcủa Lý Nhuệ (Trang 53 - 58)

Chƣơng 2 : NHÂN VẬT NHƢ LÀ PHƢƠNG THỨC TỰ SỰ

2.3. Các kiểu nhân vật cụ thể

2.3.1. Nhân vật người chiến sĩ cách mạng thất bại

Thời gian lịch sử trong "Ngân Thành cố sự" là năm 1910, trong thời Vãn Thanh, năm Tuyên Thống thứ hai. Nói một cách chính xác hơn là vào tết

Trung thu năm 1910. Sự kiện lịch sử nổi bật là vụ ném bom ám sát tri phủ Đồng Giang của Âu Dương Lang Vân. Cùng hội với chàng là Lưu Lan Đình, Lưu Chấn Võ - những chiến sĩ cách mạng. Họ đều thuộc tổ chức Đồng Minh hội, đều đã học ở Nhật. Trở về Ngân Thành, họ mong muốn đem lại luồng gió mới cho quê hương, viết lại lịch sử Ngân Thành. Nhưng những chàng trai thực sự là tinh hoa của Ngân Thành cuối cùng đều gục ngã. Họ không phải là đối thủ của những thế lực đã chiếm hữu và sẽ tiếp tục giữ lấy Ngân Thành.

Âu Dương Lang Vân, chàng Hoa kiều đã từ bỏ gia đình ở Hà Nội, sang Nhật học với tên Ino Toruzo. Anh về Ngân Thành với tư cách là giáo viên trường Dục Nhân, để thực hiện mục đích: "xoá bỏ luật pháp và triều đình Mãn Thanh" [29, 231]. Không kịp đợi lệnh bạo động của tổng chỉ huy, anh quyết định ném bom ám sát tri phủ Đồng Giang. Một cơ hội tốt để anh báo thù cho những người bạn của mình. Hành động dũng liệt nhưng manh động này của anh làm rối loạn, tan rã toàn bộ kế hoặc bạo động; gây ra cảnh tàn sát dân lành đẫm máu; còn chính bản thân anh thì bị chặt đầu bêu ở cổng thành. Ở Âu Dương Lang Vân có sự dũng cảm, liều chết vì sự nghiệp cách mạng: "Từ lâu anh đã không quan tâm sự sống chết của bản thân, quyết tâm đã hành động là phải thành công" [29, 59]. Nhưng anh cũng không thể kìm lòng trước cảnh đầu rơi máu chảy. Cuối cùng anh ra đầu thú. Có người cho rằng hành động đó của anh là minh chứng cho lòng thương dân, không chịu nổi khi thấy những người dân vô tội vì mình mà chết. Nhưng theo nhà nghiên cứu Trung Quốc Vương Xuân Lâm: "Đó thực chất là biểu hiện của sự sợ hãi. Anh ta đã không kiên quyết đến cùng". Bản chất sợ hãi của Âu Dương Lang Vân đã được thể hiện ngay từ khi anh còn theo học tại xưởng chế tạo vũ khí của thầy Hideyama. Thầy dạy của anh từng nhận xét: "Cái cậu thiếu không phải là sự cẩn thận, chu đáo mà là dũng khí" [29, 42]. Cũng chính vì thiếu dũng khí mà khi Nhiếp Cần Hiên tra tấn, chịu không nổi, anh đã khai tất cả. Ban đầu, trước những lời đe doạ, anh cũng khẩu khí lắm: "Ra tay đi, nghìn vạn nhát dao tôi

chịu được" [29, 32]. Nhưng hãy xem người chiến sĩ cách mạng của chúng ta tiếp theo sẽ ra sao?:

"Trong chớp mắt, Âu Dương Lang Vân thân thể trần truồng, quần áo như một đống vải vụn chất đống dưới chân. Đây là lần đầu tiên trong đời, Âu Dương Lang Vân gặp phải cảnh này. Anh cảm thấy lòng tự trọng rách tơi tả như đống vải vụn dưới chân. Xấu hổ và nhục nhã khiến toàn thân anh run rẩy. Nhiếp Cần Hiên đã quay lại đứng trước mặt, dùng lưỡi dao gẩy dương vật như đang mềm oặt" [29, 235].

"Chiều hôm đó, một tiếng thét rợn tóc gáy vang lên từ phía lầu Tổng chỉ huy trong cung An Định, xuống tận sân lớn của doanh trại rực rỡ dưới nắng. Bọn lính gác đều ngoảnh nhìn lên gian phòng sấy thịt mà họ rất quen. Họ không nghe rõ nội dung tiếng thét thảm thiết đó, nhưng Nhiếp Cần Hiên thì lại nghe rõ. Nó chỉ gồm hai tiếng: Tôi... khai..." [29, 236].

Lý Nhuệ như một người vác máy quay, quay chậm, cận cảnh hình ảnh chàng thư sinh - người chiến sĩ cách mạng đáng thương Âu Dương Lang Vân. Phải chăng Lý Nhuệ muốn hạ bệ hình tượng người anh hùng trong tác phẩm của mình? Không có ý định nào gọi là "hạ bệ", "giải thiêng" người anh hùng khi Lý Nhuệ viết truyện. Với ông, người chiến sĩ cách mạng là thế. Họ không phải là thánh thần. Họ là những con người bằng xương, bằng thịt, biết đau, biết sợ hãi; có lúc cao cả nhưng cũng có lúc rất đời thường. Tác giả muốn chúng ta có một cái nhìn chính xác hơn về bản chất của con người.

Lưu Lan Đình của Đôn Mục Đường, cũng là một thành viên trong tổ chức Đồng Minh hội. Anh là người kế nghiệp của một gia đình giàu có, thế lực vào bậc nhất của Ngân Thành. Nhưng anh lại theo đuổi tư tưởng Tôn Trung Sơn, chống lại nguồn gốc của mình, muốn đem ánh sáng cách mạng đổi đời một Ngân Thành đã bất động suốt mấy trăm năm nay. Từ Nhật Bản trở về, Lưu Lan Đình đem theo hứng thú xây dựng một ngôi trường mới và cả âm mưu bạo động cách mạng. Sự kiện Âu Dương Lang Vân ném bom ám sát

đã thay đổi toàn bộ kế hoạch bạo động. Chưa bao giờ Lưu Lan Đình thấy khó khăn như lúc này. Tâm tư chồng chất tâm tư:

"Ngày qua ngày, Lưu Lan Đình càng thấy khó khăn trong việc lựa chọn giữa hai con đường: một là tham gia cách mạng, tránh xa trường học hoặc là chuyên tâm phát triển trường học, một lòng với nhà trường. Có như vậy có lẽ cả hai việc mới được sắp xếp ổn thoả. Nhưng hiện giờ bản thân anh lại chỉ đang mở to mắt mà đứng giữa tình huống tồi tệ nhất: cùng lúc huỷ diệt cả nhà trường và cách mạng" [29, 95].

Lưu Lan Đình quyết định huỷ cuộc bạo động cách mạng vì nhát gan? vì tham sống sợ chết? vì dùng dằng giữa gia đình, dòng tộc, trường học và cách mạng? Cuối cùng thì cuộc bạo động bị dập tắt từ trong trứng nước, đồng đội bị giết, Lưu Lan Đình bị cha nhốt trong kho tiền. Tuyệt vọng, anh đã tự bắn vào đầu mình bằng khẩu súng lẽ ra phải dành cho kẻ thù. Anh ra đi trong sự thất bại.

Lưu Chân Võ, sĩ quan chỉ huy sư đoàn, người mà cách đây mười bảy năm “cắm trên mình một ngọn cỏ làm hiệu bán mình”. Hôm nay anh trở về đem theo một đội tân quân, đi chi viện cho toà thành cũ - toà thành đã bỏ tiền ra mua mình. Viên sĩ quan được đào tạo bài bản Lưu Chấn Võ về Ngân Thành chưa đánh đã thua. Súng tây, đạn tây mới chỉ được dùng để đánh tan đám nông dân ô hợp mấy nghìn người của Nhạc Thiên Nghĩa (cha đẻ của anh) ở ải Đồng Lĩnh. Đến Ngân Thành, đội tân quân ấy đã bị người lính già lỗi thời Nhiếp Cần Hiên vô hiệu hoá:

"Trước mắt, đội quân được trang bị kĩ tới tận răng theo kiểu tây này chẳng còn việc gì để làm nữa. Chúng bôn ba cả trăm dặm đường tới đây cũng chỉ để vồ ếch mà thôi. Đội quân hùng hậu và tinh nhuệ này tới Ngân Thành thì chẳng còn ai để đánh, chẳng còn việc để làm, chẳng còn gì để lập công, chẳng khác một chiếc xe sang trọng với những con ngựa quý bị sa lầy, vẻ đẹp quý phái trở thành vô dụng" [ 29, 261 ].

Những dự cảm trước đây của Lưu Chấn Võ đã trở thành hiện thực. Một kế hoạch bạo động hoàn hảo cuối cùng tan tành mây khói. Thất bại, Lưu Chấn Võ tiếp nhận sự sắp xếp của Lưu Tam Công sang Nhật. Nhưng rồi cuối cùng lại bị chính người em của mình giết chết: "lưỡi dao găm nhọn hoắt loé sáng trong ráng chiều đâm phập tim anh. Không kịp kêu lên, anh ngã nhào xuống dòng sông đang cuồn cuộn chảy về đông" [29, 317].

Người con ưu tú cuối cùng của Ngân Thành đã ra đi mãi mãi. Một kết thúc buồn, xót xa đến nao lòng. Tiễn đưa Lưu Chấn Võ về với đất mẹ là dòng Trường Giang cuồn cuộn chảy. Anh nhỏ bé, bơ vơ như chính cánh buồm của chú Hồng, như con chim lạc đàn không nơi nương tựa. Ánh hào quang chào anh khi trở về, ánh chiều tàn tiễn anh khi ra đi.

Những người chiến sĩ cách mạng trong "Chốn xưa" cũng không thoát khỏi cái chết. Lý Nãi Chi, em họ Lý Nãi Kính đi theo cách mạng. Nhưng năm 1939, ông bị bắt vào tù. Ông được hai chị là Lý Tử Hận, Lý Tử Vân cứu ra. Sau cách mạng văn hoá, Lý Nài Chi bi thẩm tra chính trị bởi lần vào tù này, bị đưa đi cải tạo. Ông chết trong một đêm bão tuyết. Vợ Lý Nãi Chi là Bạch Thu Vân cũng tìm đến cái chết. Cái chết đối với họ là kết cục duy nhất không tránh khỏi. Câu thơ của Trần Tử Ngang cứ lặp đi lặp lại:

"Nhìn về phía trước người xưa vắng vẻ, Ngoảnh về sau quạnh quẽ đời sau. Ngẫm hay trời đất lâu dài.

Mình ta rơi lệ giọt sầu chứa chan".

dường như đã thâu tóm nhiều điều tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình. "Hầu hết những nhân vật chính trong tiểu thuyết của tôi đều chết. Họ không làm anh hùng để chết, họ chết trong dòng chảy của lịch sử. Không thể trốn chạy cái chết trong những năm tháng ấy, ý nghĩa của cái chết

và bao năm tháng cuộc đời mất đi khiến tôi cảm thấy sâu sắc nỗi đau của con người, vì con người("Chốn xưa và nỗi đau ám ảnh" - Báo Văn hóa, 6/3/2008).

Nhà văn Lý Nhuệ cũng kể lại: khi viết xong "Ngân Thành cố sự", ông đưa cho vợ - cũng là một nhà văn đọc. Ông hỏi: "Trong tác phẩm có anh hùng không?".Vợ ông trả lời: "Không có". Thực sự trong "Ngân Thành cố sự" không có người anh hùng theo quan niệm truyền thống - người anh hùng của những chiến công, lòng quả cảm, người anh hùng lí tính. Lý Nhuệ xây dựng hình ảnh những chiến sĩ cách mạng không phải ở đỉnh cao chiến thắng mà ở sự thất bại. Nhưng chính khoảnh khắc đó, giúp chúng ta cảm nhận được cái cao cả và cái đời thường, phần "con" và phần "người" trong những người chiến sĩ cách mạng. Họ có thất bại nhưng không thiếu vẻ hào hùng. Nhà văn Lý Nhuệ đã khắc hoạ được những hình tượng anh hùng khác: biết đau, biết sợ, biết hi sinh ý chí của mình cho quyền sống của con người, gia đình, dòng họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sựcủa Lý Nhuệ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)