Khái niệm ngôn ngữ tự sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sựcủa Lý Nhuệ (Trang 68 - 69)

Chƣơng 3 : NGÔN NGỮ TỰ SỰ

3.1. Khái niệm ngôn ngữ tự sự

Theo M. Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ”. Bởi nó là yếu tố đầu tiên nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm.

Tiểu thuyết là sự tái tạo thế giới hiện thực của tác giả. Cái thế giới sống động ấy được tái tạo và tồn tại trong ngôn ngữ. Ngôn từ của tiểu thuyết có tính bao hàm rất lớn nên có thể tiếp thu mặt mạnh về ngôn ngữ của mọi thể loại văn học. Trên cấp độ hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ tự sự là một phạm trù của văn xuôi nghệ thuật.

Về khái niệm ngôn ngữ tự sự, theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì đó là: “phần lời độc thoại thể hiện quan điểm tác giả

hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ” [13, 184]

Nguyễn Thái Hoà và Trần Đình Sử thì gọi ngôn ngữ tự sự là phần lời gián tiếp trong tác phẩm (lời trực tiếp thuộc về nhân vật).

Nguyễn Thái Hoà chia thành lời kể gián tiếp và lời kể gián tiếp tự do. Lời kể gián tiếp có thể chia làm hai loại: kể lại lời độc thoại và kể lại lời đối thoại. Người kể không đổi vai mà kể lại lời thoại như một điểm nhấn thông tin, đẩy sự việc tiến lên. Còn “Lời kể gián tiếp sẽ phát triển thành lời kể gián tiếp tự do khi các sự nhập vai giữa lời thoại của nhân vật và lời kể, giữa giọng đối thoại và giọng kể. Có thể phát triển thành đoạn trữ tình ngoại đề” [15, 81 - 82]

Trần Đình Sử chia lời kể gián tiếp thành các dạng thức: - Lời kể một giọng.

- Lời kể nhiều giọng (lời văn nhại, lời phong cách hoá, lời nửa trực tiếp). - Lời kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Độc thoại nội tâm hay lời trần thuật nội tại. [35, 250]

Nhìn chung quan điểm của các tác giả khá thống nhất với nhau trong việc phân chia các thành phần của lời kể gián tiếp (ngôn ngữ tự sự). Thông qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi sẽ khảo sát vấn đề ngôn ngữ tự sự với tư cách là phần lời của người kể chuyện (hay còn gọi là: lời độc thoại, lời gián tiếp). Thành phần của ngôn ngữ tự sự sẽ bao gồm ngôn ngữ kể và ngôn ngữ tả. Đặc biệt trong phần ngôn ngữ kể chúng tôi muốn chú ý đến phần lời độc thoại của nhân vật vì xét đến cùng “lời thoại của nhân vật chính là biến thể của lời kể độc thoại và là một sáng tạo của thể loại truyện” [15, 69]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sựcủa Lý Nhuệ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)