Chƣơng 3 : NGÔN NGỮ TỰ SỰ
3.2. Các thành phần của ngôn ngữ tự sự
3.3.2. Ngôn ngữ tả
Trong một tác phẩm tự sự, kể và tả là hai yếu tố quan trọng hình thành và thúc đẩy cốt truyện. Trong khi kể là nhân tố chính thúc đẩy hành động cốt truyện thì tả dường như có chức năng phục vụ cho kể và làm chậm lại hành động kể. Genette có nhận xét về chức năng của kể và tả như sau: tả cần thiết hơn so với kể, bởi vì có thể dễ dàng tả mà không kể, nhưng không thể kể mà không tả. Từ quan niệm của Genette, chúng tôi thấy rằng cách kể chuyện trong “Ngân Thành cố sự” vượt ra khỏi giới hạn của lối kể chuyện thông thường, kể nhưng đồng thời cũng hàm chứa yếu tố tả.
Ta có thể thấy thành phần lời tả thiên nhiên xuất hiện trong tác phẩm khá nhiều, đậm đặc ở phần đầu hoặc cuối mỗi phần của chương truyện. Lời tả thiên nhiên không xuất hiện một cách vô cớ, đó là dụng ý “tả cảnh ngụ” theo
bút pháp truyền thống của thơ ca cổ điển Trung Hoa. Ta bắt gặp vẻ đẹp trong lành vào buổi sớm mai ở động Tiên, cảm giác mát lành, tràn đầy sinh lực của dòng nước Ngân Khê xuyên qua tấm thân cường tráng của khách trâu Vượng Tài. Có khi là bức tranh hữu tình phảng phất bóng dáng bồng lai trong thơ cổ nhân:
“Họ - Âu Dương Lang Vân, Ojiro, Hoko - ngồi đó khui chai rượu sa kê mang từ quê sang, vừa uống rượu vừa trò chuyện cho tới khi trăng lên, không gian phủ đầy ánh trăng, tĩnh lặng đến mức có thể nghe được cả tiếng cá quẫy nước vọng lại từ bờ bên. Dòng Ngân Khê u tối bừng sáng dưới ánh trăng, rồi chìm trong bóng tối phía xa” [29, 34]
Phong thái của nhân vật mang dáng dấp của những thi nhân. Con người đối ẩm thưởng nguyệt, chìm đắm vào những suy tưởng. Môtíp ấy đã quá quen thuộc trong những sáng tác thơ ca cổ điển.
Thơ cổ của Trung Quốc cũng như nhiều dân tộc khác vẫn dành cho “trăng” một chỗ ngồi rộng rãi và cao quý. Phải chăng tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng, hiền hoà, với cái duyên mặn mà kín đáo của chị Hằng. Lý Nhuệ cũng miêu tả ánh trăng lạnh trong đêm trung thu – đêm cuối cùng của Viên Tuyết Môn (tri phủ Đồng Giang) đối ẩm cùng Nhiếp Cần Hiên:
“Ánh trăng lành lạnh chiếu xuống khuôn mặt nghiêm trang nhưng buồn thảm của Viên đại nhân, hắt thứ ánh sáng ảm đạm đó xuống đầy cả li rượu và xuống viên ngọc bích gắn trên chiếc nhẫn vàng đeo trên tay ông” [29, 22]
“Ánh trăng trung thu vằng vặc, chút rượu lạnh trong chén, tất cả rọi vào thế giới trước mắt, quá rõ ràng, quá lạnh lẽo” [29, 23]
Ánh trăng trong đêm trung thu năm 1910 của triều Đại Thanh không mang vẻ huyền ảo của cõi thiên thai, như sương như khói la đà mặt đất:
“Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương”.
Cũng không phải là một vầng trăng vàng vọt đang từ từ lặn vào cõi vô cùng khiến nhân vật trữ tình sầu nhớ triền miên trong cái bát ngát hư không của cảnh:
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hoả đối sầu miên. Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.
(Phong Kiều dạ bạc – Truơng Kế) Càng không phải là đêm trăng giữa trời đất mênh mông, bát ngát, với cơn gió hiu hiu thổi làm chạnh lòng người thiếu phụ có chồng đi lính đồn xa:
“Thanh phong minh nguyệt khổ tương tư Đăng tử tùng nhung thập tải dư
Chinh nhân khứ nhật ân cần chúc Quy nhạn lai thì số phụ thư”
(Y Châu ca – Vương Duy)
Ánh trăng trung thu trong văn Lý Nhuệ lạnh đến mức xuyên thấu cả chén rượu và lòng người. Trăng làm cho rượu nồng thành lạnh. Nâng chén, uống rượu mà như uống luôn cả sắc lạnh của khí thu, của ánh trăng. Vầng trăng trung thu vằng vặc ấy đủ soi tỏ tất cả, từ khuôn mặt người đến viễn cảnh tương lai. Tương lai của Viên Tuyết Môn, Nhiếp Cần Hiên sáng rõ và lạnh như trăng: chỉ là quần thần còn sót lại của một triều đại tàn, trung thành với triều đại ư? Vô ích! Vầng trăng lạnh lùng, tỉnh táo ấy đã soi tỏ những dự cảm bất an trong tâm hồn con người. Cũng là uống rượu dưới trăng như “thi tiên” Lý Bạch, cũng có đến 3 người: Viên Tuyết Môn, Nhiếp Cần Hiên và trăng nhưng sao mỗi người đều cô độc lặng lẽ đến thế với những miên man suy nghĩ của kiếp mình. Cảnh tĩnh lặng đến tuyệt đối, đáng sợ, không một âm thanh nào pha trộn.
Thiên nhiên trong “Ngân Thành cố sự” có khi đượm vẻ bi tráng trở thành bức phù điêu khắc tạc chân dung người chiến sĩ cách mạng, quyết hi sinh đời mình cho lí tưởng:
“Trong tiếng hát trong trẻo, Âu Dương Lang Vân ngoảnh lại, mỉm cười vẫy tay giữa đám súng ống lô nhô, rồi quay đi, vẻ mặt thanh thản như đi dạo. Đằng sau bóng dáng tự tin của anh, là bóng người bảo vệ đờ đẫn vì kinh ngạc và tiếng hát trong trẻo nhuốm màu đỏ ráng chiều:
…Đông đón ánh hồng tươi sáng Tây chờ sóng nước Ngân Khê Ngàn năm thành cổ thay diện mạo
Cổng trường rộng mở đón học sinh…” [29, 161]
Theo bước chân người chiến sĩ cách mạng là tiếng hát ngọt ngào, trong trẻo của học sinh trường Dục Nhân. Người chiến sĩ ấy chấp nhận cái chết cho tiếng hát tự do ngân vang, ngân xa hơn nữa giữa sóng nước Ngân Khê, tô sắc màu mới cho diện mạo cổ kính của Ngân Thành. Trong giây phút người chiến sĩ đi về phía cái chết, tiếng hát trong veo “nhuốm màu đỏ của ráng chiều”. Đó là màu đỏ của ráng chiều hay của cách mạng, của máu người chiến sĩ hồng tô cho mảnh đất Ngân Thành. Âu Dương Lang Vân ung dung lựa chọn cái chết với phong thái tự tin, thanh thản. Nụ cười mỉm bừng sáng trên gương mặt người thanh niên trẻ tuổi. Cái chết được đón nhận nhẹ nhàng, thanh thản. Tâm thế “nhất khứ bất phục phản” của Âu Dương Lang Vân mang bóng dáng của những tráng sĩ Kinh Kha thuở xưa:
“Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê Tráng sĩ một đi không trở về”
của khách chinh phu:
của những li khách:
“Chí nhớn chưa về bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm mẹ già cũng đừng mong”
Âm hưởng tiếng hát trường ca vang vọng của học sinh tôn cao vẻ đẹp bi tráng của người chiến sĩ cách mạng. Sự ra đi lớn cần một sự tiễn đưa lớn.
Bên cạnh các đoạn văn ngắn “tả cảnh ngụ tình”, “Ngân Thành cố sự” thường có những trường đoạn trữ tình (trữ tình ngoại đề) xen vào giữa quá trình diễn biến của các sự kiện và nhận vật trong cốt truyện.
Trường đoạn trữ tình ngoại đề xuất hiện phổ biến ở các phần của các chương, đẩy sự kiện xuống bình diện thứ hai.
Phần 3 chương I: Đất nước Trung Hoa trong sách vở Đường thi và trong hiện tại qua cái nhìn của người nước ngoài – Hoko.
Phần 7 chương I: + Miêu tả biệt thự Tùng Sơn, cảnh “suối bay dưới trăng”. + Cảm nhận về mùi thơm hấp dẫn của món cá tươi Thoái Thu.
Phần 3 chương II: Cảm giác ở Động Tiên – Vượng Tài.
Phần 1 chương III: Vật dụng thường dùng: đồ tre trúc ở Ngân Thành Phần 4 chương IV: Cảm nhận về món tương của bà Sáu Thái.
Các trường đoạn viết về những món ăn đặc sản của Ngân Thành: cá tươi Thoái Thu, khô trâu, tương; về “bát cảnh” của Ngân Thành; về các vật dụng thông thường của người Ngân Thành: đồ tre trúc đâu đâu cũng thấy với nhà tre, đũa tre, tăm tre, quang gánh tre, nón tre, sào tre... khiến cho cốt truyện được nới lỏng, giãn ra, tạo khoảng trống cho cái vặt vãnh hàng ngày (ngoài chính sử) ùa vào tác phẩm. Qua các đoạn trữ tình ngoại đề ấy người kể chuyện thể hiện quan điểm của mình về lịch sử. Lịch sử là gì? Có phải lịch sử chỉ là những gì ghi chép trong sử sách. Không! Đó chỉ là cái vẻ bề ngoài được vẽ nên một cách giả tạo. Cái “vặt vãnh, thường ngày” giúp ta thấy gương mặt thật của lịch sử:
“Ba vạn chú trâu lông xám, lắc lư cái cơ thể khổng lồ cùng những cặp sừng rất đẹp, chớp chớp đôi mắt hiền lành thân thiện, thản nhiên kéo Ngân Thành về một câu chuyện cổ xưa sứt mẻ, thật giả khó lường” [29, 9]
Các đoạn trữ tình ngoại đề như trên còn tạo ra những quãng ngưng trong câu chuyện, làm trùng các biến cố sự kiện, tạo khoảng trống cho dòng độc thoại nội tâm của nhân vật ùa vào, hướng người đọc theo chiều sâu suy nghĩ. Đó là một trong những điểm khác biệt về mặt thi pháp giữa tiểu thuyết truyền thống và giữa tiểu thuyết hiện đại.
Những dòng miêu tả thiên nhiên cũng như những đoạn trữ tình ngoại đề của người kể chuyện góp phần tạo chất thơ, chất trữ tình cho cuốn tiểu thuyết “Ngân Thành cố sự”. Lời văn có hình ảnh, nhạc điệu, mang vẻ đẹp cổ điển. Lời văn của Lý Nhuệ như có hoạ - một bức hoạ biết nói. Bức hoạ ấy không chỉ tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, gợi tả hồn người mà còn ẩn chứa vẻ đẹp tâm hồn của người kể chuyện: quan sát tinh tế, nhạy cảm, sống với chiều sâu cảm xúc và suy nghĩ.