.Ngôn ngữ tượng trưng, biểu tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sựcủa Lý Nhuệ (Trang 90 - 100)

Trong “Ngân Thành cố sự” Lý Nhuệ xây dựng được nhiều chi tiết, hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, biểu tượng. Văn phong Lý Nhuệ hàm súc, tinh tế, lời ít ý nhiều.

Thành phố Ngân Thành trong cuốn tiểu thuyết là một không gian mang tính chất tượng trưng. Trên bản đồ Trung Quốc không có tên Ngân Thành. Mảnh đất ấy cũng như bao mảnh đất khác trên đất nước Trung Hoa rộng lớn, lạc hậu, vừa xa xôi vừa lạ quá chừng.

Hai nhân vật người Nhật trong truyện, anh Ojiro và cô Hoko cũng là những hình tượng mang ý nghĩa tượng trưng, khiến ta phải bận tâm suy nghĩ. Những con người đó đại diện cho sự văn minh hiện đại của phương Tây. Trung Quốc muốn học tập sự hiện đại ấy, cho người sang Nhật du học. Lưu

Lan Đình còn mời hai anh em người Nhật về làm giáo viên cho trường học kiểu mới của mình. Nhưng người Trung Quốc có biết rằng: trong cái nhìn của người Nhật, họ luôn bị khinh rẻ. Ojiro lúc nào cũng gọi người Trung Quốc là “người China”, “Bọn China” với thái độ miệt thị, coi thường. Tiếp thu cái mới là tốt, nhưng tiếp thu mà bị người khinh rẻ là nỗi nhục quốc thể!

Nguyên do đâu mà người Nhật khinh thường Trung Quốc? Phải chăng là qua những con người như Âu Dương Lang Vân vì lo sợ cái thảm cảnh đầu rơi máu chảy trước mắt mà bỏ đi mục đích lâu dài là cuộc bạo động ở Ngân Thành; hay vì những con người như Vượng Tài – khách trâu bên lề lịch sử. Hành động Vượng Tài biến thẻ tre cách mạng thành giá phơi phân trâu đã trở thành một biểu tượng phản phúng đối với lịch sử. Lịch sử chỉ đáng giá bằng giá phơi phân trâu không hơn!

Vùng đất Ngân Thành nổi tiếng với ba món ăn, mang ba phong vị khác nhau: phong vị đại gia là món cá tươi Thoái Thu của Lưu Tam Công. Món này mùi thơm quyến rũ bay khắp hang cùng ngõ hẻm. Còn mang phong vị dân gian là món tương nổi tiếng của bà Sáu Thái. Món ăn này tượng trưng cho sự cẩn trọng, tỉ mỉ, ấm áp tình người:

“Cuộc sống không có món tương thì không chỉ thiếu đi một loại gia vị, mà nó còn thiếu đi một chút gửi gắm, nhỏ nhoi mà làm nên hương vị nghĩa tình trong mối quan hệ gắn bó xóm giềng” [29, 286]

Và tiêu biểu cho phong vị trại lính là món khô trâu. Món này tiện dụng trong quân đội, được chế biến với nghệ thuật sử dụng dao điêu luyện của Nhiếp Cần Hiên. Món khô trâu cũng trở thành một biểu tượng văn hóa của Ngân Thành. Khi mà tất cả mọi thứ thuộc về Ngân Thành đều đã trở thành quá khứ, nhòa dần ở một góc nào đó của lãng quên thì món khô trâu vẫn thay sách vở và lịch sử được lưu giữ trong khẩu vị của mỗi người, đời nọ truyền qua đời kia. Giá trị của nó không thay đổi theo thời gian. Một giá trị vĩnh hằng!

Nếu kể đến món khô trâu thì cũng không thể không kể đến những cư dân sừng dài của thành phố Ngân Thành: con trâu. Chung sống với hai chục vạn người Ngân Thành còn có hơn ba vạn chú trâu lông xám. Hình trượng con trâu chính là một ẩn dụ văn hóa, tượng trưng cho bộ phận văn hóa tích tụ lâu đời. Bộ phận văn hóa ấy do tập quán cuộc sống tạo thành. Có thể nói không quá rằng chính ba vạn cư dân sừng dài này góp phần tạo nên lịch sử của vùng đất Ngân Thành:

“Ba vạn chú trâu lông xám lắc lư cái cơ thể khổng lồ cùng những cặp sừng rất đẹp, chớp chớp đôi mắt hiền lành thân thiện, thản nhiên kéo Ngân Thành về một câu chuyện cổ xưa sứt mẻ, thật giả khó lường…” [29, 9]

Con trâu tượng trưng cho cuộc sống phồn hoa của Ngân Thành. Nếu không có ba vạn cư dân sừng dài, sao có “một nghìn hai trăm nài trâu”, “sáu nghìn phụ xe trâu”, rồi khách trâu (chuyên sống bằng nghề nặn phân trâu bánh), chợ trâu, ngày hội Ngưu Vương... Nếu không có ba vạn cư dân sừng dài, những cần trục, ròng rọc ở các giếng muối liệu có hoạt động được? Tiền bạc ở các nơi liệu có chảy về Ngân Thành?. Hình ảnh con trâu trong tiểu thuyết “Ngân Thành số sự” đã không còn gắn bó với vật dụng quen thuộc hàng ngày ở xứ sở nông nghiệp: cái cày. Nó khoác lên mình sợi dây thừng to, dài, nặng để kéo những cần trục ở giếng muối mỏ. Vòng quay của cần trục ấy tạo nên sự giàu có cho Ngân Thành đồng thời tạo nên sự vận động của bánh xe lịch sử.

“Lịch sử Ngân Thành đầy ắp khói phân trâu khô”. Tất cả các sách sử đều cố tình bỏ qua bánh phân trâu, khói phân trâu. Duy chỉ có các bà nội trợ đời nọ nối tiếp đời kia tin rằng: “nếu không có trâu, không có bánh trâu khô, rẻ và tiện dụng thì khó mà sống thanh thản, khó mà có Ngân Thành và tất cả những thứ của Ngân Thành” [29, 7]. Phải chăng bánh phân trâu khô chính là trầm tích văn hóa của cuộc sống. Giá trị của những bánh phân trâu khô được

khẳng định bởi bề dày lịch sử các thế hệ người Ngân Thành, dần dần trở thành một giá trị văn hóa. Dù lịch sử có thay đổi nhưng có những giá trị vĩnh hằng cùng thời gian, trong đó có bánh phân trâu khô của xứ Ngân Thành.

Bên cạnh đó, sự tồn tại của những cư dân trâu còn như một lời nhắc nhở người dân Ngân Thành về tội lỗi con người mắc ở kiếp trần. Họ “sử dụng trâu, nuôi trâu, yêu trâu, kính trọng trâu nhưng cũng giết trâu ăn thịt trâu” [29, 144]. Một con trâu được người chủ mua về lao động cật lực dưới những cần trục phục vụ chủ, cả đời tận tụy với “nghề”, với người vậy mà điểm dừng chân lại là mấy chục cái lò sát sinh. Chúng bị giết, “dâng hiến toàn bộ máu huyết, thịt da, lục phủ ngũ tạng , xương cốt và cả sừng móng của mình cho con người hưởng dụng” [29, 144]. Mặc cảm tội lỗi trước lương tâm, người Ngân Thành tìm sự giải thoát vớt vát trong hành động: trước khi hóa kiếp cho chúng được ăn một bữa ngon và nuống một lần nước sạch, lập miếu thờ Ngưu Vương.

Hình tượng con trâu trở thành một ẩn dụ văn hóa. Ý nghĩa của nó không đổi theo thời gian mà nằm ở lớp trầm tích của lịch sử, cấu thành sức mạnh hằng định nâng đỡ, sinh trưởng lịch sử và triển khai lịch sử.

PHẦN KẾT LUẬN

Với mạch đề tài lịch sử, hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lý Nhuệ gắn liền với hai bộ tiểu thuyết “Chốn xưa” (1993) và “Ngân Thành cố sự” (2002). Mười năm, một khoảng thời gian đủ dài tạo nên độ chín trong vốn sống cũng như trong phong cách sáng tạo nghệ thuật. Nét thâm trầm, sâu lắng của cảm xúc, kĩ thuật kể chuyện điêu luyện của Lý Nhuệ trong “Ngân Thành cố sự” đã thuyết phục được bạn đọc.

Nghệ thuật tự sự trong “Ngân Thành cố sự” là sự kết hợp hài hoà vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Toàn bộ câu chuyện chủ yếu được kể ở ngôi kể thứ ba, người kể chuyện giấu mặt (theo thi pháp tự sự truyền thống), nhưng cách kể sáng tạo. Đó là sự di chuyển điểm nhìn linh hoạt từ người kể chuyện sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác, tạo nét biến hoá cho những trang văn. Biến hoá mà vẫn chặt chẽ trong cấu trúc tự sự.

Không sôi nổi, bồng bột về cảm xúc như trong “Chốn xưa”, nét “duyên thầm” của “Ngân Thành cố sự” nằm ở bè trầm của giọng điệu chủ đạo: giọng triết lí trầm tư. Giọng điệu ấy vang lên ngay từ câu mở đầu của câu chuyện: “Lịch sử Ngân Thành đầy ắp khói phân trâu khô” vang vọng vào giọng điệu của các nhân vật: từ thương gia buôn muối Lưu Tam Công đến thống lĩnh quân tuần tra Nhiếp Cần Hiên, từ khách trâu Vượng Tài đến bà Sáu Thái…Giọng điệu triết lí trầm tư có “hai bè” phối hợp chính, một bè nổi và một bè chìm (giọng khách quan lạnh lùng, giọng trữ tình sâu sắc). Khách quan lạnh lùng để nhìn sự vật, hiện tượng bằng lí trí, chính xác, để khái quát lên thành những triết lí. Trữ tình sâu sắc tạo sức thuyết phục cho những triết lí ấy, không khô khan mà tươi ròng cảm xúc. Bên cạnh đó sự tồn tại của chất giọng phản phúng tạo cái nhìn phản tư đối với chủ thể lịch sử.

Với nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của mình, nhân vật cũng là một trong những yếu tố được Lý Nhuệ sử dụng như một đối tượng phản ánh và phương

thức tự sự. Lý Nhuệ đã miêu tả, phục chế lại toàn bộ gương mặt nhân vật lớn: lịch sử với nét vẽ chân thật, sống động không màu mè. Lịch sử trên trang văn Lý Nhuệ mang một bộ mặt người, khác với lịch sử trong sách giáo khoa hay trong chính sử. Bên cạnh nhân vật lịch sử là một hệ thống các nhân vật cụ thể: người chiến sĩ cách mạng (Lưu Lan Đình, Lưu Chấn Võ, Âu Dương Lang Vân), người chống phá cách mạng vô thức (Nhiếp Cần Hiên, Lưu Tam Công), quần chúng nhân dân xa rời cách mạng (Vượng Tài). Sử dụng nhân vật như một phương tiện tự sự, đóng góp đáng chú ý của Lý Nhuệ là đã xây dựng được quan niệm nghệ thuật của mình về con người và lịch sử: Con người tạo ra lịch sử nhưng chính lịch sử đã tàn nhẫn dìm chết sinh mạng con người. Các nhân vật dù ở các chiến tuyến khác nhau cuối cùng đều chỉ là vật hiến tế trên diễn đàn lịch sử đẫm máu. Lý Nhuệ đã trả lời được câu hỏi: Lịch sử là gì? Đối diện với lịch sử con người là gì?

Phát huy truyền thống và tiếp thu hiện đại trong “Ngân Thành cố sự” của Lý Nhuệ còn thể hiện trong việc sử dụng ngôn ngữ tự sự. Lý Nhuệ không thích sự ồn ào, xô bồ, thông tục. Ông sống lặng lẽ, kín đáo, thâm trầm. Do đó, ông lựa chọn cho mình một ngôn ngữ tự sự trang trọng, mang phong vị Đường thi. Ngôn ngữ ấy đậm chất tài hoa, uyên bác, giàu ý nghĩa tượng trưng. Đặc trưng đó của ngôn ngữ tự sự chi phối đến cả ngôn ngữ kể và tả. Các đoạn tả cảnh ngụ tình hay trữ tình ngoại đề bàng bạc chất thơ của cổ thi, đưa hồn người đọc bước vào thế giới tao nhã, thanh cao.

Tất cả những đặc điểm trên làm nên một Lý Nhuệ với nghệ thuật tự sự truyền thống mà vẫn hiện đại, qua đó cho chúng ta những gợi ý quý báu cho câu hỏi: viết thế nào là hiện đại?

Lý Nhuệ vốn có dòng máu quý tộc (xuất thân từ một gia tộc lớn ở Tứ Xuyên, nay ở quê còn có đường phố họ Lý), nhưng không có nghĩa là gắn với “lời nguyền” sa đoạ, “cố thủ” với truyền thống, quá khứ. Trong suốt chiều dài

lịch sử, quý tộc còn đồng nghĩa với sự tinh tế, nghiêm túc, một trình độc chắt lọc và những yêu cầu cao. Lý Nhuệ không dễ dãi đi theo đám đông ầm ĩ trong công cuộc cách tân văn học với khẩu hiệu “hiện đại hoá”. Lặng lẽ và từ tốn, Lý Nhuệ tìm về với cội nguồn thơ Đường, với tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, với kĩ thuật kể chuyện truyền thống nhưng thổi vào đó hơi thở của thời đại với khả năng xử lí nghệ thuật kể chuyện của một cây bút vững vàng. Lý Nhuệ phải chăng là người bắc cây cầu nối giữa hai bờ Đông – Tây, không để rơi xuống dòng sông ngoại lai. Ông chọn cho mình một mối lối đi riêng, một dòng chảy trong lành để tắm mát tâm hồn và văn chương mình. Văn Lý Nhuệ không được đọc nhiều như Dư Hoa, không gây nhiều tranh cãi như Mạc Ngôn. Lý Nhuệ không đao to búa lớn lặng lẽ đi đến ánh sáng của vòng nguyệt quế với giải thưởng Truyền thông văn học Hoa ngữ (lần thứ V), huy chương kị sĩ về văn học nghệ thuật của Pháp.

Cuộc sống của con người là “hành trình không ngừng đi về xứ sở của cái đẹp và cái thật” (Nguyễn Đình Thi). “Ngân Thành cố sự” là một áng văn chương làm đẹp cho đời. Tiếp cận cái đẹp không phải là công việc của một người, một ngày, không phải chỉ là ngày hôm nay mà còn là công việc của mai sau. Mỗi lần trở lại với “Ngân Thành cố sự” sẽ là một lần khám phá. Lần “hội ngộ” đầu tiên này do những hạn chế nhất định về ngoại ngữ, thời gian, chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu và khảo sát văn bản bằng Hán tự và cũng chỉ tìm hiểu “Nghệ thuật tự sự’ của Lý Nhuệ trong một tác phẩm cụ thể. “Tái ngộ” lần sau sẽ là sự trở lại với đề tài này ở độ sâu cả về văn tự và phạm vi khảo sát. Đó sẽ là một hành trình dài, nhọc nhằn với những khám phá. Cuộc sống cần những hành trình như thế để làm đẹp cho đời và hoàn thiện cho chính mình.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

[1]. Vương Tuấn Anh (1998), Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí văn học số 3, Hà Nội.

[2]. Lại Nguyên Ân chủ biên (1983), Số phận của tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

[3]. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đốttôiepxki, Trần Đình Sử - Lại Nguyên Ân - Vương Trí Nhàn dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4]. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội.

[5]. Ngô Thị Kim Cúc (2007), Lịch sử cần những đôi mắt biết quan sát, http:// www.phongdiep.net

[6]. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[7]. Lôi Đạt (2007), Phân tích những chứng bệnh của sáng tác văn học hiện nay ở Trung Quốc, Phạm Tú Châu dịch, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9, Hà Nội.

[8]. Phan Cự Đệ (2006), Tuyển tập Phan Cự Đệ, NXB Giáo dục, Hà Nội. [9]. Hà Minh Đức chủ biên (2001), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà [10]. Hà Minh Đức (2004), Tuyển tập Hà Minh Đức, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. K.Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học, Vũ Hoàng Địch và Trần Ngọc Vương dịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[12]. Lê Thị Tuyết Hạnh (2003), Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[13]. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[14]. Dư Hoa (2006), Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Vũ Công Hoan dịch, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[16]. Hồ Sĩ Hiệp biên soạn (2003), Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới, NXB Đại học Quốc gia, Hồ Chí Minh.

[17]. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. [18]. Manfred Jahn (2005), Trần thuật học – nhập môn lí thuyết trần thuật, Nguyễn Thị Như Trang dịch, Phạm Gia Lâm hiệu đính, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

[19]. M.Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, NXB Đà Nẵng.

[20]. Cao Kim Lan (2007), Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12, Hà Nội.

[21]. Thanh Lan (2007), Ngân Thành cố sự - cuốn tiểu thuyết vĩ đại của Trung Quốc, http:// www.baomoi.com

[22]. Vương Mông (2006), Hồ điệp, Phạm Tú Châu dịch, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

[23]. Mạc Ngôn (2003), Báu vật của đời, Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

[24]. Mạc Ngôn (2004), Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Nguyễn Thị Thại dịch, NXB Văn học, Hà Nội.

[25]. Mạc Ngôn, Vương Mông, Trương Khiết (2007), Cao lương đỏ - tuyển tập truyện vừa, truyện ngắn tinh hoa của văn học đương đại Trung Quốc, Lê Huy Tiêu dịch, NXB Lao động, Hà Nội.

[26]. Vương Trí Nhàn (2007), Lý Nhuệ - mang lại cho cách viết cũ một triết lí mới, http:// www.tuoitre.com

[27]. Lý Nhuệ (2007), Chốn xưa, Sơn Lê dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. [28]. Lý Nhuệ (2007), Đất dày, Phạm Tú Châu dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

[29]. Lý Nhuệ (2007), Ngân Thành cố sự, Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

[30]. Khánh Phương (2007), Ngân thành cố sự - lịch sử của con người, http:// www.vtc.com

[31]. Trần Minh Sơn (2004), Phê bình văn học Trung Quốc đương đại, NXB Khoa học xã hội.

[32]. Diệp Tú Sơn (1997), Mĩ học tiểu thuyết, Đông phương xuất bản, Kim Sơn dịch (chưa xuất bản tại Việt Nam)

[33]. Trần Đăng Suyền (2001), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Khoa học xã hội.

[34]. Trần Đình Sử chủ biên (2004), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[35]. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập Trần Đình Sử, NXB Giáo dục,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sựcủa Lý Nhuệ (Trang 90 - 100)