Khái niệm nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sựcủa Lý Nhuệ (Trang 44 - 45)

Chƣơng 2 : NHÂN VẬT NHƢ LÀ PHƢƠNG THỨC TỰ SỰ

2.1. Khái niệm nhân vật

Trong sáng tác văn học (tiểu thuyết), việc xây dựng được những hình tượng nhân vật phong phú, sắc sảo luôn là mục đích mà các tác gia theo đuổi. Tên tuổi nhà văn gắn liền với tên tuổi của nhân vật. Trong nghiên cứu văn học, khái niệm "nhân vật" gọi đầy đủ hơn là "nhân vật văn học" cũng là một khái niệm quen thuộc, thiết yếu.

Theo "Từ điển thuật ngữ văn học" thì nhân vật được định nghĩa là: "một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống" [13, 202]. Nó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết, biểu hiện của con người.

Nhưng nhân vật văn học có phải chỉ đơn thuần là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học? Khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi khá rộng. Có thể nhân vật là những con người cụ thể

(có tên hoặc không tên), được khắc họa sâu đậm hay chỉ thoáng qua, thậm chí vắng mặt không xuất hiện trong tác phẩm theo kiểu Kafka. Nhân vật cũng có thể là con vật, loài vật nhưng mang những nét tính cách, bóng dáng của con người, được dùng như một phương thức để thể hiện con người (nhân vật Dế mèn, bọ ngựa trong "Dế mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài...). Cũng có khi nhân vật chỉ là một hiện tượng nào đó nổi bật trong tác phẩm (Ví dụ: đồng tiền là nhân vật chính trong truyện Ơgiêni Grăngđê của Ban dắc, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Tsêkhôp...).

Như vậy chúng ta cần hiểu khái niệm nhân vật hết sức linh hoạt. Dù nhân vật là con người cụ thể, loài vật hay hiện tượng thì tất cả đều phải tập trung thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người.

Nhân vật loài vật không phải là tâm điểm trong "Ngân Thành cố sự" của Lý Nhuệ. Trong tiểu thuyết này có những con người cụ thể chân thực, sinh động với lời nói, hoạt động, tính cách, thế giới nội tâm giàu cảm xúc (Lưu Tam Công, Lưu Lan Đình, Lưu Chấn Võ, Nhiếp Cần Hiên, Vượng Tài...); có nhân vật là hiện tượng liên quan đến con người: nhân vật lịch sử. Chúng tôi sẽ khảo sát các nhân vật này dưới góc độ đối tượng của nghệ thuật kể chuyện - một phương thức tự sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong Ngân thành cố sựcủa Lý Nhuệ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)