CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.4. Khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hình thức BHXH tự nguyện là một trong những nhu cầu thiết yếu của lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức nhằm đảm bảo cuộc sống khi về già. Thể hiện tính nhân văn sâu sắc, sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc trong việc tiến tới công cuộc phát triển kinh tế, xã hội bền vững[31]. Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 quy định rõ các nội dung của hình thức BHXH tự ngyện. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua vài nét chính về hình thức BH này. Trƣớc hết, đối tƣợng áp dụng, tại điều 2 của luật BHXH quy định ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: “Người lao động làm việc theo hợp đ ng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội b t buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần; Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản kể cả xã viên trong các
hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công; Người lao động tự do; Người
đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội b t buộc; Người tham gia khác” [17]
Thứ hai, mức đóng BHXH hàng tháng của ngƣời tham gia BHXH tự nguyện thay đổi qua các năm. Theo mục 2 Điều 8 tại Quyết định số 1111/QĐ- BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó quy định rõ mức đóng BHXH tự nguyện nhƣ sau: ”Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định nhân với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa ch n.
- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội:
- T tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 bằng 16%; - T tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 18%; - T tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 20%; - T tháng 1 năm 2014 trở đi bằng 22%.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa ch n thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung, được xác định bằng công thức:
Mức thu nhập tháng = Lmin + m x 50.000(đ ng/tháng)
Lmin: là mức lương tối thiểu chung.
m: là mức người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa ch n để đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng
không (ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4…..)“ [30].
Mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đƣợc điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm đƣợc hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hƣu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tử tuất một lần.
Thứ ba, về phƣơng thức đóng ngƣời lao động tham gia có thể linh hoạt trong việc lựa chọn đóng hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 6 tháng một lần cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Nếu lựa chọn phƣơng thức đóng theo tháng ngƣời lao động phải đóng tiền vào15 ngày đầu; 45 ngày đầu quý đối với phƣơng thức đóng hàng quý; 3 tháng đầu đối với phƣơng thức đóng 6 tháng một lần '' Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa ch n phương thức đóng hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 06 tháng một lần. Thời điểm phải đóng BHXH là: 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hàng tháng, 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hàng quý, 03 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần. Trường hợp đã đóng theo phương thức đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần, mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải truy đóng số tiền chênh lệch so với mức lương tối
thiểu mới''[17].
Thứ tƣ, về quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí và tử tuất khi có đủ điều kiện theo quy định. Lƣơng hƣu
và trợ cấp bảo hiểm xã hội đƣợc miễn thuế. ''Điều 71. Mức lương hưu hằng thán: Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện như quy định tại
Điều 53 của Luật này [17].
“Điều 78. Trợ cấp tuất:Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5
CHƢƠNG II: NHU CẦU VÀ THỰC TẾ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC PHI
CHÍNH THỨC