CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.5. Mức tiết kiệm và mức phí sẵn sàng tham gia
Mức tiết kiệm và mức phí sẵn sàng tham gia là hai khái niệm khác nhau nhƣng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mức tiết kiệm dựa vào thu nhập của lao động trừ đi các chi phí phát sinh trong quá trình sống và sinh hoạt.
Mức phí sẵn sàng tham gia tức là mức đóng góp mà lao động đóng vào quỹ BHXH tự nguyện khi tham gia. Mức phí sẵn sàng tham gia có thể bằng mức tối thiếu theo quy định của luật BHXH hoặc cũng có thể cao hơn. Mức phí sẵn sàng đóng góp phụ thuộc vào mức tiết kiệm đƣợc của lao động. Nói cách khác mức tiết kiệm theo chu kỳ hàng ngày, hàng tháng, hằng năm của lao động ảnh hƣởng đến mức phí tham gia BHXH tự nguyện của lao động phi chính thức.
Vốn là người B c Ninh chị Bình lấy ch ng là người Tứ Liên, bản thân hai vợ ch ng chị không có công việc ổn định, không có nhà phải đi thuê nhà ở. Hiện tại, chị bán hàng quần áo cũ tại chợ Tứ Liên c n ch ng chị chạy xe ôm. Thu nhập hàng tháng của hai vợ ch ng anh chị dao động khoảng 4 – 6 triệu đ ng tháng. Tuy nhiên, chị cho biết chỉ v n vẹn t ng đấy tiền trong khi đó bao nhiêu khoản phải chi nào là tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền hai đứa con chị ăn h c thì không thấm vào đâu. Vì vậy, gia đình chị luôn sống trong tình trạng thiếu thốn, có những lúc con ốm không có tiền thuốc men chị phải chạy vay mượn trước để lo cho con sau đó làm trả sau. Cứ thể, cái v ng luẫn quẫn nghèo đói cứ bám lấy gia đình chị. Hiện tại, chị phải thường xuyên về nhà bố mẹ đẻ ở B c Ninh để xin tiền phụ thêm tiền sinh hoạt cho hai con. Vì vậy, việc
tham gia BHXH tự nguyện của chị là điều không thể khi cuộc sống gia đình chị c n quá nhiều khó khăn. Thu nhập không đủ chi trả tiền sinh hoạt gia
đình (Chị Nguyễn Thị Bình – Quê ở Bắc Ninh – Lao động tự tạo việc làm -
Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Đối với những lao động làm thuê nhƣ chị Bình đa phần đều có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác chủ yếu là dân ngụ cƣ nên việc tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn cƣ trú còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý. Bản thân lao động cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia đầy đủ và thƣờng xuyên với mức tham gia đã đăng ký ban đầu.
Cũng giống với hoàn cảnh của chị Bình chị Lý là người Phú Th xuống Hà Nội làm thuê t khi c n rất trẻ. Chị lấy ch ng là người làng Nghi Tàm nhưng cả hai vợ ch ng thuê nhà ở Tứ Liên. Hàng ngày công việc của chị làm thuê ở cửa hàng ăn với mức thu nhập là 3 triệu tháng. Ch ng chị v a chạy xe ôm v a làm thêm rèm sáo. Tổng thu nhập của gia đình chị khoảng t 4 – 7 triệu đ ng tháng. Tr đi chi phí sinh hoạt trong gia đình, tiền m t đứa con ăn h c mỗi tháng chị để đành được t 500 – 700 nghìn đ ng tháng. Chị cho biết với số tiền ít ỏi đậy chị phải ch t chiu đề ph ng khi gia đình có người đau ốm hoặc ở hai bên nội ngoại có việc đại sự thì có cái mà dùng đến. Vì vậy, việc tham gia BHXH tự nguyện của chị đó là một điều mong ước nhưng thật khó
để có thể tham gia và duy trì lâu dài (Chị Trần Thị Hồng Lý – Quê ở Phú Thọ
- Lao động làm thuê - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Đối với lao động kinh doanh, thu nhập cao, ổn định mức tiết kiệm tƣợng đối nhiều vì vậy khả năng tham gia BHXH tự nguyện là rất cao chƣa kế đến việc lao động có thể tham gia với mức phí cao hơn rất nhiều lần so với mức đóng tối thiểu là 210000/tháng.
Khác với những lao động làm thuê vốn là chủ một cửa hàng Ga có tiếng trong vùng Tứ Liên, bản thân vợ ch ng anh Tùng rất thành công trong việc
kinh doanh. Với điều kiện không phải thuê cửa hàng mà tận dụng luôn mặt tiền của gia đình trong việc kinh doanh đã mang lại cho gia đình anh rất nhiều sự thuận lợi trong kinh doanh. Anh cho biết, mỗi tháng tr đi tất cả các khoản chi phí thuê 4 nhân viên, tiền xăng đi lại…. anh thu vào khoảng 15 – 20 triệu tháng. Với mức thu nhập này ảnh có thể tham gia với mức đóng cho cả hai vợ ch ng t 3 – 5 triệu tháng. Tuy nhiên, anh cũng cho biết thêm nếu thực sự tham gia BHXH mà có lợi thì anh có thể tham gia với mức cao hơn. Hiện tại thì anh không tham gia BHXH tự nguyện mà tiết kiệm theo hình thức
khác (Anh Nguyễn Văn Tùng – Quê ở Hà Nội – Chủ cửa hàng ga Tiến Đạt –
Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).
Qua những câu chuyện trên chúng ta có thể thấy đƣợc sự khác biệt, tác động lẫn nhau giữa mức tiết kiệm và mức phí sẵn sàng tham gia. Cụ thể:
Thứ nhất, mức tiết kiệm phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của lao động. Khi thu nhập của lao động không đủ để chi trả các khoản chi phí sinh hoạt, bảo đảm cuộc sống thì không có tiết kiệm và điều này đồng nghĩa với việc lao động không có khả năng tham gia BHXH tự nguyện
Thứ hai, thu nhập cao hay thấp đều ảnh hƣởng đến mức tiết kiệm của lao động và mức phí tham gia BHXH tự nguyện của lao động phi chính thức
Thứ ba, mức phí sẵn sàng tham gia thông thƣờng ít hơn so với mức tiết kiệm hoặc bằng mức tiết kiệm của lao động. Tuy nhiên, đối với lao động có mức tiết kiệm thấp khả năng tham gia và duy trì tham gia BHXH tự nguyện là không cao.
Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng và mức tham gia BHXH tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức. Qua phỏng vấn sâu một số lao động có thể thấy bản thân lao động rất mong muốn đƣợc tham gia BHXH tự nguyện đặc biệt đối với những lao động nghèo thì đó là một giải pháp an toàn khi về già. Tuy nhiên, việc tham gia là một chuyện nhƣng để
duy trì sự tham gia trong khoảng thời gian là dài theo quy định của luật BHXH tự nguyện để đƣợc hƣơng theo chế độ khi đủ tuổi nghỉ hƣu là cả một vấn đề. Bản thân những lao động có thu nhập cao, ổn định có khả năng tham gia với mức đóng góp cao và lâu dài thì còn e ngại về lợi ích của BHXH tự nguyện. Chính vì vậy cần phải có biện pháp hài hòa hỗ trợ lao động nghèo tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời huy động sự tham gia của lao động có điều kiện hơn. Đảm bảo tính bền vững của BHXH tự nguyện nói riêng và mạng lƣới an sinh xã hội nói chung.