Từ khi luật bảo hiểm xã hội ra đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 50 - 56)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

2.3.2. Từ khi luật bảo hiểm xã hội ra đời

BHXH nói chung, BHXH cho lao động khu vực phi chính thức nói riêng là nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết thân của ngƣời lao động, do đó đƣợc nhà nƣớc rất quan tâm. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng là đa dạng hóa các loại hình BHXH và bảo hiểm tự nguyện khác, nhằm mở rộng cơ hội cho mọi ngƣời lao động tham gia bảo hiểm, tiến tới BHXH cho tất cả những ngƣời lao động. Chủ trƣơng trên đó từng bƣớc đƣợc thể chế hóa về mặt nhà nƣớc. Bộ luật lao động, đặc biệt là luật BHXH đƣợc ban hành và có hiệu lực từ 1.1.2007, trong đó quy định BHXH tự nguyện bắt đầu thực hiện từ 1.1.2008, là cơ sở pháp lý cao nhất để lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH [17]. Riêng BHYT, chính phủ đã có Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 về việc ban hành điều lệ BHYT đã quy định hình thức BHYT tự nguyện để cho mọi ngƣời dân tham gia, kể cả lao động khu vực phi chính thức. Cụ thể: Về đối tƣợng tham gia tại điều 25 của Nghị định quy định rất rõ áp dụng cho mọi đối tƣợng có nhu cầu.“ Bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng đối với m i đối

tượng có nhu cầu tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế, kể cả đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế b t buộc nhưng muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để hưởng mức dịch vụ bảo hiểm y tế cao hơn người tham gia bảo hiểm y tế b t

buộc; người nước ngoài đến làm việc, h c tập, du lịch tại Việt Nam; Bảo

hiểm y tế tự nguyện được triển khai theo địa giới hành chính hoặc theo nhóm đối tượng trên cơ sở có tổ chức, dựa vào cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng tự nguyện tham gia; Người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám, chữa bệnh phù hợp với mức đóng và loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện đã lựa ch n; Nhà nước khuyến khích việc đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, trên cơ sở tuân thủ mục tiêu quy định tại Điều 24 của Điều lệ này. Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký và tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định tại Điều

lệ này; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối

trong ngu n ngân sách địa phương và huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện cho nhân dân địa phương, đặc biệt cho đối tượng cận nghèo, nhằm thúc đẩy sự tham

gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nhân dân [21].

Tại địa bàn nghiên cứu, từ khi luật bảo hiểm ra đời và có hiệu lực thi hành số lƣợng lao động biết và tham gia chƣa nhiều. Qua tìm hiểu một số lao động có sự chia sẻ nhƣ sau:

Anh Hùng là chủ của hàng bia hơi cạnh Uỷ ban nhân dân phường Tứ Liên cho biết t khi có nghe các cán bộ phường nói chuyện về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì anh cũng thấy hay và có tham gia với mức đóng là hơn 1 triệu tháng. Hiện tại anh tham gia được 3 năm. Khi được hỏi về mức độ hài l ng đối với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện anh Hùng chia sẽ khá hài l ng với hình thức này. Đây có thể coi là một chính sách bảo trợ cho đối

nhiên, anh Hùng cũng bày tỏ sự lo l ng khi anh ấy tham gia vào độ tuổi quá lớn. Việc tham gia muộn có ảnh hưởng đến việc sau này hưởng chế độ không. Mặt khác mỗi lần đóng tiền anh phải lên tận ph ng Bảo hiểm xã hội quận

Tây H nên hơi vất vả (Anh Trần Anh Hùng – Quê Nam Định - Chủ quán bia

– Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Với câu chuyện của anh Hùng chúng ta có thể thấy đƣợc sự quan tâm của lao động đối với hình thức BHXH tự nguyện. Hiện tại anh Hùng đã tham gia đƣợc năm thứ 3. Tuy nhiên, bản thân anh Hùng cũng bày tỏ lo lắng khi mà anh tham gia ở độ tuổi khá cao trong khi đó theo quy định để đƣợc hƣởng chế độ từ hình thức BHXH tự nguyện cần phải có thời gian đóng là 20 năm. Mặt khác, theo nhu chia sẻ thì hình thức đóng và địa điểm đóng cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến sự quan tâm và tham gia của lao động phi chính thức – những ngƣời nhƣ anh (anh Hùng chia sẻ).

Không riêng gì anh Hùng mà nhiều lao động khác cũng quan tâm và tham gia với nhiều mức đóng khác nhau tùy theo thu nhập của ngƣời lao động.

Theo như chia sẻ của chị Bình, vốn là người ở quê lấy ch ng Tứ Liên tuy nhiên hai vợ ch ng chị có cuộc sống khá vất vả. Chị phải thuê nhà để ở, hai vợ ch ng đều không có việc làm ổn định ngu n thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào tiền chạy xe ôm hàng ngày của ch ng và tiền bán hàng quần áo cũ của chị. Trong khi đó hai đứa con chị đang tuổi ăn tuổi lớn. Cuộc sống vất vả là vậy xong khi được biết đến hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện chị cũng hưởng ứng tham gia với mức đóng thấp nhất là 210 nghìn đ ng tháng (lần đóng gần nhất vào năm 2013). Để tham gia được với mức đóng trên là cả một sự cố g ng của gia đình chị với hi v ng khi về già có cái mà nương tựa khỏi khổ con cái. Tuy nhiên chị cũng bày tỏ sự lo l ng khi mà đ ng tiền ngày càng trượt giá như vậy thì liệu đến lúc hưởng chế độ có đủ đảm bảo

cuộc sống không. Đó cũng là trăn trở chung của nhiều lao động nghèo như chị (Chị Nguyễn Thị Bình – Quê Bắc Ninh – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Cũng là lao động trong khu vực phi chính thức thuộc vào gia đình khó khăn. Bản thân vợ chồng chị Bình rất cố gắng khi tiết kiệm để tham gia BHXH tự nguyện. Chị cho rằng, bản thân gia đình đã rất vất vả, không muốn sau này lại phải vất vả nhờ con nên dù khó khăn chị Bình vẫn để dành mỗi tháng 210 000/tháng để tham gia. Tuy nhiên cũng giống nhƣ những lao động khác chị rất băn khoăn với mức hƣởng trợ cấp khi về già đến tuổi hƣởng chế độ. Với mức phí tham gia thấp nhất là 210000/tháng chị đã rất cố gắng để tham gia nếu đóng với mức phí cao hơn thì gia đình chị không có khả năng. Và đó là lo lắng chung của nhiều lao động nghèo nhƣ chị Bình.

Không riêng gì chị bình mà nhiều lao động phi chính thức cƣ trú trên địa bàn nghiên cứu có mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện làm điểm tựa sau khi về già. Tuy nhiên, dù muốn hay không bản thân lao động còn gặp rất nhiều cản trở trong việc tham gia.

Chị Hiền là một ví dụ điển hình lao động nghèo tại địa bàn nghiên cứu. Quê gốc của chị ở Phú Th , gia đình nghèo chị thất h c t sớm nên chị lên Hà Nội làm thuê t năm 16 tuổi. Gần 1 năm mưu sinh trên đất khách chị đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Theo như chị tâm sự rằng h i chưa lấy ch ng chưa có con cái thu nhập c n rủng rỉnh gửi về quê đõ đần bố mẹ. Bây giờ có gia đình r i trăm thứ phải lo, vợ ch ng công việc không ổn định. Hiện tại chị làm thuê cho một cửa hàng ăn với mức lương là 3 triệu đ ng tháng. Với mức lương này chị cho biết rất khó khăn và phải xoay xở đủ đường mới lo được cuộc sống hiện tại. Khi được biết đến hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện chị rất phấn khởi vì nếu tham gia được sẽ là một chỗ

dựa cho tương lai sau này. Hiện tại chị cũng tham gia được hai năm với mức đóng gần đây nhất là 210 nghìn đ ng tháng. Tuy nhiên, do một vài khó khăn về thu nhập nên chị đã bỏ dỡ không tham gia gần 4 tháng. Chị bày tỏ sự lo l ng không biết khi tham gia lại có ảnh hưởng gì không và không có điều kiện tham gia nữa thì phải làm thế nào mặc dù chị thực sự rất muốn tham gia. Đó

cũng là băn khoăn của nhiều lao động nghèo cư trú trên địa bàn Tứ Liên (Chị

Nguyễn Thị Hiền – Quê Yên Bái – Lao động làm thuê – Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Khác với chị Hiền, những lao động phi chính thức khác có khả năng tham gia và với mức đóng khá cao. Tuy nhiên, tham gia đƣợc một thời gian ngắn lại bỏ dở.

Theo tâm sự của chị Phương, bản thân chị là người kinh doanh buôn bán nên chị rất quan tâm đến lợi nhuận. Khi được biết đến hình thức bảo hiểm xã hội tư nguyện chị cũng rất quan tâm và t m nên tìm hiểu. Sau một thời gian tìm hiểu chị quyết định không tham gia măc dù trước đó chị rất hào hứng. Chị cho biết lợi nhuận mang lại việc chị tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là không cao. Chưa kể là đ ng tiền ngày càng trượt giá. Thay vì tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chị có thể tiết kiệm cho bản thân bằng những hình thức khác như gửi tiền ngân hàng, mua vàng, đầu tư đất đai mà mang lại lợi

nhuận cao hơn (Chị Hoàng Thị Thu Phƣơng – Quê ở Nghệ An - Chủ cửa

hàng điện nƣớc - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Với những câu chuyện đƣợc chia sẽ ở trên chúng ta có thể thấy nhu cầu tham gia BHXH của ngƣời lao động khu vực phi chính thức là rất lớn. Xã hội càng phát triển, đời sống ngƣời lao động càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu về BHXH ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng tăng. Mặc dù khu vực phi chính thức trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng suất lao động chƣa cao,

không có quan hệ lao động do tự làm là chủ yếu, nếu có quan hệ lao động thì cũng giản đơn. Tuy nhiên, nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của lao động khu vực phi chính thức là rất lớn. Đây là tiềm năng rất lớn để chính sách BHXH tự nguyện đi vào cuộc sống và đƣợc nhân dân tích cực tham gia.

Một số đối tƣợng khu vực phi chính thức tuy có tham gia BHXH nhƣng với một chế độ rất thấp và mức lƣơng cũng rất thấp, thấp hơn mức chuẩn nghèo. Với mức này, chỉ mới giúp họ vƣợt qua tình trạng đói, chƣa thể vƣợt qua ngƣỡng nghèo. Mặt khác, có một mâu thuẫn rất lớn là giữa nhu cầu và khả năng tham gia còn có khoảng cách rất xa. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của lao động khu vực này là rất lớn, họ cũng muốn đóng cao để hƣởng mức cao nhƣng khả năng đóng góp lại rất hạn chế, hoặc nếu có tham gia thì cũng chỉ có khả năng đóng góp theo phƣơng án thấp, và nhƣ vậy, mức độ thỏa mãn lại cũng thấp.

Thực tế tham gia BHXH của lao động khu vực phi chính thức hiện nay, xét về mặt giá trị xã hội và lợi ích chƣa có tác động lan tỏa, tạo sự hấp dẫn và có sức thuyết phục đối với đông đảo ngƣời lao động, làm thay đổi hành vi, thói quen có tính chất truyền thống Á Đông là ngƣời già sống dựa vào con cái. Điều đó chƣa phù hợp với kinh tế thị trƣờng và xu hƣớng phát triển chung của xã hội hiện đại là mọi ngƣời đƣợc bảo hiểm và sống trong môi trƣờng bảo hiểm để tạo độ an toàn xã hội cao.

Tóm lại, trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã từng ngày thay da đổi thịt, đời sống của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao. Mức thu nhập tăng lên đồng nghĩa với việc ngƣời lao động có nhiều lựa chọn đầu tƣ cho tƣơng lai, trong đó có việc tham gia nhiều hơn các loại hình bảo hiểm. Trong đó có bảo hiểm xã hội tự nguyện. Phần lớn lao động tự do trong khu vực phi chính thức có nguyện vọng rất lớn trong việc tham gia bảo hiểm xã hội tự

nguyện. Nhu cầu này là rất rõ ràng, song khả năng thực tế là không thể, vì yếu tố quyết định để ngƣời lao động có thể tham gia BHXH là khả năng đóng BHXH dựa trên thu nhập của chính ngƣời lao động (ngoại trừ yếu tố có sự trợ giúp của bên ngoài nhƣ chống, con có việc làm thu nhập cao ở khu vực khác hỗ trợ hoặc đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 50 - 56)