Việc làm và thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Đặc điểm nhân khẩu xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức

2.2.2. Việc làm và thu nhập

BHXH trong kinh tế thị trƣờng thực hiện theo nguyên tắc đóng - hƣởng và một phần chia sẻ rủi ro, cho nên ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức có việc làm mới có cơ hội và khả năng tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, tình trạng việc làm của khu vực phi chính thức đang là vấn đề đáng quan tâm. Số liệu điều tra về nhu cầu và khả năng của đối tƣợng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện khu vực phi chính thức năm 2008 của Viện Khoa học BHXH cho thấy tính chất công việc của lao động khu vực phi chính thức chủ yếu là tự tạo việc làm (54,1%) và làm thuê (26,87%). (Bảo Hiểm xã hội Việt Nam) [33]. Điều này cho thấy việc làm của lao động trong khu vực phi chính thức rất đáng để quan tâm khi mà tính chất công việc tự tạo của lao động mang tính thời vụ và rủi ro cao. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập và khả năng đóng góp của lao động trong quá trình lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Câu chuyện của chị Cúc

“Mình không có trình độ thì đi làm thuê thôi! Bây giờ xin việc đâu cũng khó. Làm nhiều mà lương chẳng được bao nhiêu. Bây giờ ai thuê làm gì cũng làm th i t bốc vác, phụ thợ, rửa chén bát cho nhà hàng, lau nhà. Có khi ngày kiếm được 200000 đến 300000. Nhưng không phải ngày nào cũng may m n như thế. Có khi cả tuần chẳng kiếm được đ ng nào. Mặt khác, Bây giờ lao động nhàn rỗi ở quê ng i chờ việc ở cái “chợ người” này nhiều l m. Nên bây

giờ người làm thì nhiều mà việc thì ít nên thu nhập theo đó cũng ít đi (Chị Nguyễn

Thị Cúc – Quê ở Vĩnh Phúc – Lao động làm thuê - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Không riêng gì chị Cúc mà nhiều lao động khác kinh doanh lớn hơn cũng đang chao đảo vì thu nhập ngày càng ít đi do khó khăn chung. Qua khảo sát thực tế với phƣơng pháp phỏng vấn sâu có nhiều ý kiến cho rằng hiện tại công việc của lao động trong khu vực phi chính thức càng ngày càng ít đi do tỷ lệ thất nghiệp ngày càng đông nhiều lao động không có việc làm hoặc bỏ nghề chuyển sang tự kinh doanh hoặc làm thuê. Điều này kéo theo hệ lụy ngƣời làm thì nhiều mà việc làm thì ít tạo nên không ít xáo trộn trong cuộc sống hàng ngày của lao động

“Trước đây là cán bộ phụ trách công đoàn của một cơ quan nhà nước. Chị Hoa công tác được 6 năm trong ngành môi trường. Vì thu nhập không đủ trang trải cuộc sống gia đình, mặt khác công việc làm thêm ở nhà khiến chị bận rộn. Chị quyết định nghỉ việc ở cơ quan nhà nước – vị trí mà nhiều lao

động trẻ mơ ước để tập trung cho công việc kinh doanh ở nhà“ (Chị Nguyễn

Thị Hoa – Quê ở Hà Nội – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Ngƣời lao động khu vực phi chính thức có ngành nghề đa dạng và thƣờng xuyên thay đổi việc làm. Theo khảo sát, khá nhiều lao động trả lời họ không có hộ khẩu thƣờng trú tại địa phƣơng hiện đang sinh sống, làm việc, số còn lại

có hộ khẩu và ổn định nơi cƣ trú, nhƣng công việc lại không ổn định. Điều này cho thấy công việc của ngƣời lao động khu vực phi chính thức rất không ổn định và luôn thay đổi chỗ làm việc nên việc tham gia BHXH là rất khó khăn. Do công việc làm không ổn định nên ngƣời lao động tự do thƣờng có thói quen di chuyển đến những nơi có khả năng tìm đƣợc việc làm để tạm trú và làm việc. Nhƣng đến khi công việc không còn thích hợp nữa. hoặc thu nhập thấp, họ lại tìm cơ hội cho những công việc mới ở nơi này, nơi khác, nên việc theo dõi đối tƣợng này là rất khó.

Vì gia đình khó khăn, không được h c hành tử tế, lăn lội kiếm việc làm t khi mới 16 tuổi, hơn 14 năm buôn ba trên đất Hà Nội chị Lý đã làm rất nhiều công việc t rửa bát thuê, làm việc trong các nhà hàng, quán ăn. Với mức lương it ỏi nên chị phải thay đổi công việc thường xuyên. Ở đâu trả lương cao thì chị làm. Mỗi lần chuyển việc làm thì cũng phải chuyển luôn chỗ ở để thuận lợi cho việc đi làm hằng ngày. Tính đến thời điểm hiện tại chị Lý đã 5 lần thay đổi công việc và 4 lần chuyển chỗ ở. Hiện tại chị đang phụ việc ở quán ăn trong ngõ 124 Âu Cơ – Hà Nội và cư trú ngay gần đấy. Với mức lương hiện tại là 3000 000 đ ng chị cho biết rất vất vả để chi tiêu sao cho đủ số tiền mình kiếm được trong khi đó con gái đã đến tuổi đi h c bao nhiêu khoản phải chi. Xem như không có tiền tích lũy. Mong đủ tiêu là may m n r i! (Chị Trần Thị Hồng Lý – Quê ở Phú Thọ - Lao động làm thuê - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Qua câu chuyện của chị Cúc, chị Hoa và chị Lý có thể nhìn nhận một số điểm đáng quan tâm. Thứ nhất, lao động trong khu vực phi chính thức ngày càng tăng lên do sự biến động về mặt kinh tế xã hội của đất nƣớc nói chung, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao kéo theo hệ lụy việc ít, ngƣời nhiều tạo ra nhiều sự xáo trộn trong xã hội

Thứ hai, bản thân lao động trong khu vực phi chính thức công việc với mức độ ổn định không cao, vì vậy bản thân ngƣời lao động phải thƣờng xuyên thay đổi nơi cƣ trú để thuận lợi cho công việc và điều này gây khó khăn cho lao động khi tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ ba, bản thân ngƣời lao động có thể đang cƣ trú và làm việc tại địa phƣơng, hoặc chỉ làm việc tại địa phƣơng không thuộc sự quản lý về mặt nhân khẩu tại địa phƣơng vì vậy nhiều lao động muốn tham gia BHXH tự nguyện không biết phải làm gì, nộp tiền, hồ sơ ở đâu.

Thứ tƣ, bản thân lao động trong khu vực phi chính thức cũng có tính cạnh trạnh rất cao trong công việc, tính chất công việc với mức độ ổn định không cao ảnh hƣởng đến việc ổn định thu nhập của lao động. Chính điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến mức độ tham gia và phƣơng thức tham gia của ngƣời lao động.

Tóm lại, theo xu thế chung của đất nƣớc khi mà tình trạng thất nghiệp ngày càng cao, thu nhập khó có thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày và đấy cũng là một lý do khiến lực lƣợng lao động trong khu vực phi chính thức không ngừng tăng lên. Vì vậy, thực trạng việc làm của lao động trong khu vực phi chính thức còn nhiều vấn đề phải quan tâm đến nhƣ tình trạng ngƣời nhiều việc ít, sự ổn định trong công việc, tính chất gắn bó lâu dài với công việc.... bởi toàn bộ những yếu tố công việc của ngƣời lao động sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến thu nhập và mức tham gia, phƣơng thức tham gia BHXH tự nguyện của ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)