Sự ổn định của thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3. Sự ổn định của thu nhập

Thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định khả năng và mức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức. Tùy theo mức độ ổn định của thu nhập có sự ảnh hƣởng đến mức tham gia và thời gian tham gia của lao động

Theo như chia sẻ của anh Hùng chủ quán bia cho biết, công việc làm ăn của anh phụ thuộc theo mùa. Chủ yếu lợi nhuận mà anh thu được chủ yếu là vào mùa hè đấy là thời điểm đông khách nhất. Vì vậy, thu nhập của anh vào những tháng mùa hè, n ng nóng thường rất cao. Tuy nhiên, vì kinh doanh hàng dịch vụ nên anh chỉ kinh doanh một mùa c n mùa đông cửa hàng chỉ

kinh doanh cầm ch ng, không có lợi nhuận hoặc rất ít chỉ để chi trả các khoản về tiền nhà, thực phẩm và lương nhân viên. Vì vậy, những tháng mùa

đông hầu như anh không có thu nhập (Anh Trần Anh Hùng – Quê ở Nam

Định - Chủ quán bia - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Cũng giống nhƣ anh Hùng hiện tại rất nhiều lao động phi chính thức thu nhập bị ảnh hƣởng bởi thời tiết hoặc các tháng trong năm

Chị Dung vốn là chủ cửa hàng quần áo thời trang Made in Viet Nam cho biết sợ nhất đối với dân kinh doanh quần áo là khi chuyển mùa nhiều hàng t n kho không bán hết. Chị cho biết khi lấy hàng mới về bán thì lợi nhuận có thể rất cao gấp 2 đến 3 lần so với giá mua vào. Tuy nhiên vào những tháng chuyển mùa phải nhập hàng mới về cần phải thu h i vốn nhanh. Tuy nhiên, nếu hàng t n nhiều thì phải bán thanh lý để thu h i vốn nhập hàng mới. Đ ng thời tránh hàng lỗi mốt khó bán. Vì vậy thông thường vào những tháng chuyển mùa tiền lãi của việc bán hàng mới phải bù giá cho hàng t n kho bán thanh lý. Do đó những tháng này chị Dung không có thu nhập nếu có chỉ đủ để trang trải các khoản thuê nhà, thuê nhân viên. Chị Dung c n nói vui rằng

đó là tháng “treo” của dân kinh doanh quần áo (Chị Lƣu Thị Thùy Dung –

Quê ở Hà Nội – Chủ cửa hàng made in Việt Nam - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Cũng giống nhƣ chị Dung và nhiều lao động kinh doanh khác, thời tiết theo mùa và thời gian có ảnh hƣởng không nhỏ đến công việc kinh doanh và thu nhập của ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức. Mức độ ảnh hƣởng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh, kỹ năng bán hàng, lƣợng khác quen….

Chị Thùy chủ cửa hàng c t tóc thời trang cho biết. Làm tóc thời trang như chị thu nhập phụ thuộc nhiều vào lượng khách quen. Thông thường vào những tháng cuối năm hoặc vào khoảng thời gian chuyển mùa thì lượng

khách thường đông hơn so với bình thường, thêm nữa phần lớn khách làm đầu thường là sửa sang toàn bộ như nhuộm, ép thẳng, làm xoăn… nên lợi nhuận thu vào cao hơn so với việc gội sấy. Những tháng c n lại trong năm thì lượng khách thường v ng hơn. Tuy nhiên vì mở cửa hàng đã lâu nên chị có một lượng khách quen nhất định có thể đảm bảo thu nhập hàng tháng đủ để chi tiêu. Chị cho biết, những tháng này khách chủ yếu là gội sấy nên tốn

nhiều thời gian mà lợi nhuận mang lại không cao (Chị Long Thị Vân Thùy –

Quê ở Hà Nam – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Đối với nhiều lao động làm việc nhà không hƣởng lƣơng thì thu nhập chính của bản thân họ là không có mà thu nhập của họ do ngƣời khác mang lại. Thông thƣờng từ những ngƣời thân trong gia đình nhƣ chồng, vợ, con… thu nhập đƣợc hiểu ở đây là một khoản chi tiêu cho cả gia đình trong một thời gian nhất định đƣợc tính là một tháng. Bản thân lao động làm việc nhà không hƣởng lƣơng phải tự chi tiêu hợp lý các khoản chi trong gia đình. Nếu để ra đƣợc một khoản thì đƣợc xem đó là thu nhập.

Khác với nhiều lao động khác chị Hương trước đây vốn là công nhân xí nghiệp cao su Hà Nội sau đó khi sinh em bé thứ hai chị bỏ nghề ở nhà kinh doanh của hàng quần áo thời trang. Hiện tại khi con cái đã ổn định công việc, gia đình chị chỉ ở nhà và làm công việc nội trợ. Thu nhập và chi tiêu hàng tháng của cả gia đình chị phụ thuộc vào tiền mà ch ng chị mang về c n bản thân chị không có thu nhập. Chị cho biết, ch ng chị hiện tại là giám đốc điều hành hãng taxi ABC, thu nhập hàng tháng mà anh mang về dao động khoảng 20 – 30 triệu tháng. Tùy theo doanh thu hàng tháng của công ty có những lúc nhiều hơn hoặc ít hơn nhưng không dưới 20 triệu tháng. Với khoản tiền này tr đi các khoản chi phí trong gia đình thì mỗi tháng chị để

Hà Nội – Lao động làm việc nhà không hƣởng lƣơng - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Đối với những lao động làm thuê thông thƣờng thu nhập của họ đƣợc tính theo ngày.

Hường lao động làm thuê tại Tứ Liên cho biết. Mặc dù c n nhỏ tuổi nhưng Hường đã sớm lấy ch ng và có con nhỏ. Ở quê vất vả lại không h c hành gì nên Hường không có việc làm. Khăn gói theo ch ng lên Hà Nội được 1 năm nay chủ yếu làm thuê quanh khu vực Tứ Liên. Công việc hàng ngày của Hường chủ yếu là bốc vác đ đạc, d n nhà, rửa bát thuê,…. Tuy nhiên, theo như Hường cho biết không phải lúc nào, ngày nào cũng có việc. Những người đã làm lâu năm r i thường có một lượng khách quen nhất định thì thu nhập hàng tháng ổn định và cao hơn. So với những người mới làm như Hường thì để có việc làm thường xuyên là điều rất khó. Mặt khác, hiện tại “chợ cửu vạn” (tên g i của những lao động làm thuê) tập trung ngày càng đông lao động làm thuê t các tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Th . Vì vậy, công việc ngày càng ít đi và khó khăn hơn khiến cho thu nhập của lao động

làm thuê như Hường cũng theo đó cũng không được ổn định (Chị Phạm Thị

Thu Hƣờng – Quê ở Vĩnh Phúc - Lao động làm thuê – Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Qua những câu chuyện ở trên chúng ta có thể thấy đƣợc sự phong phú và đa dạng về thu nhập của lao động trong khu vực phi chính thức. Mặt khác, một điều dễ nhận thấy đầu tiên đó là mức độ ổn định thu nhập của lao động trong khu vực phi chính thức không cao, phụ thuộc nhiều vào tính chất công việc của lao động. Đối với những lao động làm công việc kinh doanh – chủ động trong công việc thì mức độ ổn định thu nhập cao hơn so với những lao động khác. Đối với những lao động làm thuê – không thể chủ động trong công việc thì mức độ ổn định thu nhập thƣờng thấp hơn. Bởi tính chất công

việc phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan của môi trƣờng, yếu tố may mắn…. Ngoài ra đối với những lao động khác nhƣ làm việc không hƣởng lƣơng, tự tạo việc làm thì thu nhập thƣờng phụ thuộc vào ngƣời trụ cột trong gia đình thông thƣờng là chồng hoặc con cái. Đối với những lao động này hoặc là điều kiện kinh tế khá giả hoặc vì lý do gia đình có ngƣời già, trẻ con nên phải làm công việc nội trợ, chăm sóc gia đình là chủ yếu. Thêm nữa, đối với lao động trong khu vực phi chính thức thu nhập thƣờng còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thời gian và thời tiết. Nói một cách khác dễ hiểu đó là tính chất công việc làm ăn theo mùa vụ. Khi vào mùa làm ăn thì thu nhập thƣờng cao hơn so với những tháng còn lại trong năm chỉ hoạt động cầm chừng không có thu nhập hoặc ít chỉ đủ chi trả các chi phí phục vụ cho việc kinh doanh làm ăn.

Tóm lại, đối với lao động trong khu vực phi chính thức vấn đề thu nhập và ổn định thu nhập rất đáng quan tâm. Làm thế nào để ổn định thu nhập hàng tháng đủ để chi tiêu hàng ngày, tiết kiệm đƣợc một khoản để dành phòng thân đó là điều trăn trở của bản thân nhiều lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)