Mức thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 69 - 74)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. Mức thu nhập

Hiện tại nếu mức đóng theo nhƣ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng tối thiểu mà ngƣời dân tham gia đƣợc tính nhƣ sau:

Mức đóng = Tỷ lệ tham gia BHXH * Mức thu nhập bình quân hàng tháng Trong đó: Tỷ lệ tham gia BHXH năm 2013 là 20%

Mức thu nhập bình quân hàng tháng của lao động = Lmin + M * 50000 [10] Điều này có nghĩa khi mức thu nhập của lao động bình quân hàng tháng tối thiểu phải bằng mức lƣơng tối thiểu chung. Lúc đó mức tham gia thấp nhất mà lao động có thể tham gia là 230.000/tháng.

Theo như Chị Dung chủ cửa hàng quần áo thời trang cho biết với công việc kinh doanh như hiện tại thu nhập của chị mỗi tháng tr chi phi c n lại khoảng t 7 đến 8 triệu đ ng. Với mức thu nhập này chị có thể tham gia với mức đóng là khoảng hơn 1 triệu đ ng. Điều này đ ng nghĩa với mức tham gia của chị cao hơn gấp 4 lần so với mức tối thiểu khi tham gia. Mặt khác chị cho biết thêm cũng muốn tham gia với mức cao hơn nếu có khả năng với mong

muốn đảm bảo lương hưu sau này (Chị Lƣu Thị Thùy Dung – Quê ở Hà Nội -

Chủ cửa hàng quần áo thời trang – Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội). Điều kiện để tham gia BHXH của ngƣời lao động khu vực phi chính thức không chỉ phải có việc làm, có thu nhập, mà điều quan trọng hơn là phải có tiết kiệm và tích lũy. Nói chung số hộ gia đình có tiết kiệm và tích lũy là rất thấp. Theo số liệu điều tra của Viện Khoa học BHXH Việt Nam tiến hành điều tra năm 2008 về khả năng tham gia BHXH tự nguyện của lao động khu

vực phi chính thức, thì mức thu nhập của ngƣời lao động khu vực phi chính thức còn quá thấp để tham gia BHXH.

Đối với lao động làm thuê cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ Liên thì thu nhập đƣợc tính theo ngày công làm việc. Đối với những ngày trong mùa làm thì mức thu nhập có thể lên tới 200 – 300 nghìn đồng một ngày làm việc. Tuy nhiên, do tính chất ổn định công việc không cao nên thu nhập của lao động làm thuê không đƣợc ổn định. Có việc làm thì có thu nhập, không có việc làm thì đồng nghĩa với việc lao động cũng không có thu nhập. Một số lao động khác làm thuê cho các cơ sở kinh doanh khác thì mức thu nhập phụ thuộc vào sản phẩm, các mặt hàng bán đƣợc nhiều hay ít. Hoặc phu thuộc vào sự thỏa thuận với chủ sử dụng lao động. Thông thƣờng mức thu nhập bình quân tháng của lao động trong khu vực phi chính thức trên địa bàn phƣờng Tứ Liên dao động từ 2 triệu đến 3 triệu một tháng.

Theo như sự chia sẻ của nhóm lao động làm thuê tại Tứ Liên cho biết. Những năm trước đây khi “chợ người” c n ít thì lượng công việc của lao động ở đây khá đều đặn thu nhập theo đó khá ổn định và cao. Tuy nhiên, ba năm trở lại đây, kinh tế khó khăn, lao động làm thuê ở các tỉnh lẽ tập trung lên đây ngày càng đông trong khi đó công việc vẫn chỉ có thể khiến thu nhập của lao động bị ảnh hưởng. Tr những lao động làm lau năm có kinh nghiệm ở đây thì thu nhập phần nào ổn định do có một lượng khách quen t trước. Số lao động mới thì thu nhập rất bấp bênh. Thu nhập được tính theo ngày, có việc mới có tiền. Vì vậy, những ngày không có việc làm lao động tụ tập nói chuyện phiếm là điều thường xuyên xảy ra. Nhóm lao động cũng cho biết tr những người đi trước có thu nhập cao thì những người mới thu nhập dao động

khoảng 2- 3 triệu tháng (Nhóm lao động làm thuê – Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ

Đối với lao động làm kinh doanh hoặc dịch vụ thì thu nhập cao hơn và ổn định hơn. Bản thân những lao động này có sơ sở kinh doanh rồi nên việc mƣu sinh dễ dàng hơn. Mặc dù thu nhập hàng tháng phụ thuộc vào lƣợng khách hàng cũng nhu doanh thu bán hàng theo ngày hoặc tháng nhiều hay ít. Với các lao động này thì bản thân lao động đƣợc làm chủ, chủ động hơn trong việc kiếm tiền, tạo thu nhập.

Mỗi tháng t cửa hàng này mang lại cho tôi thu nhập bình quân mỗi tháng là 12 triệu chưa tr chi phí. Nếu tr đi các chi phí về tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền dầu gội, hóa phẩm thì c n lại mỗi tháng là 6 triệu. Cửa hàng thì lúc đông khách lúc không. Tính ra mùa này bù mùa kia thì thu nhập cũng ổn

định (Long Vân Thùy – Quê ở Hà Nam – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ

124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Đối với lao động làm việc ở nhà không hƣởng lƣơng thì thu nhập hầu nhƣ không có mà phụ thuộc vào ngƣời khác trong gia đình nhƣ chồng, con cái, bố mẹ…. Điều này đồng nghĩa với việc lao động này ít có khả năng tự chủ về tài chính mà phải phụ thuộc vào ngƣời khác và ảnh hƣởng đến khả năng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Vốn là vợ của giám đốc điều hành hãng taxi ABC chị Hương không phải đi làm. Công việc chủ yếu của chị là nội trợ, chăm sóc con cái và gia đình. Tiền chi tiêu, sinh hoạt hàng tháng được ch ng đưa cho một khoản là 20 triệu tháng. Với khoản tiền này chi phải chi tiêu hết tất cả các khoản trong gia đình, lo các việc đại sự của cả hai bên nội ngoại. Chị cho biết nếu tháng nào có nhiều khoản phải chi thì chị phải ứng trước tiền sinh hoạt t ch ng

vào tháng kế tiếp hoặc phải lấy tiền chị để dành được để dùng (Chị Nguyễn

Thị Thu Hƣơng – Quê ở Nam Định – Lao động làm việc nhà không hƣởng lƣơng - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Đối với một số lao động là tiểu thƣơng kinh doanh các mặt hàng nhỏ lẻ khác thì mức thu nhập của họ dao động từ khoảng 4 đến 5 triệu đồng/tháng.

Khác với chị Dung cô Trà bán hàng xén và dƣa cà muối cho biết thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng cô phụ thuộc vào tiền lãi bán hàng xén và dƣa cà. Cô cho biết công việc này chủ yếu lấy công làm lãi là chính.

Cô và chú nghỉ hưu lâu r i, về theo chế độ nên chỉ được lấy một lần tiền mà không có lương hưu hàng tháng như những công nhân khác cùng lứa. Vì vậy cô mở cửa hàng xén này để mưu sinh kiếm đ ng vào đ ng ra. Công việc này chủ yếu lấy công làm lãi là chính vì muối dưa cà phải làm rất công phu và mất thời gian. Mỗi tháng t việc bán dưa cà và các loại mặt hàng gia vị mang lại cho cô một khoản thu nhập cũng khá (khoảng 4 – 5 triệu đ ng). Bây giờ cô chú già r i cũng không chi tiêu gì nhiều nên mỗi tháng cũng để ra được một ít đề ph ng đau ốm thôi. C n không dùng đến thì sau này cho con cái. Hiên tại cô chú có tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, c n chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện của cháu cô không biết, nhưng mà biết thì cô tuổi này r i có

tham gia được nữa không? (Cô Phùng Thị Trà – Quê ở Hà Nội – Lao động tự

tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Với câu chuyện của cô Trà chúng ta có thể nhìn thấy việc tham gia BHXH tự nguyện vợ chồng cô có khả năng. Tuy nhiên, ở độ tuổi khá cao việc tham gia của cô có đƣợc đảm bảo về lợi ích cho bản thân những ngƣời tham gia giống nhƣ cô? Đó là câu hỏi của rất nhiều lao động có độ tuổi khá cao khi đƣợc hỏi về BHXH tự nguyện.

Mặt khác nét đặc trƣng của Tứ Liên là quất cảnh nên ở đây có rất đông lực lƣợng lao động chuyên trồng và chăm sóc quất cảnh. Vì vậy, thu nhập của đội ngũ lao động này phụ thuộc vào tiền bán quất cảnh vào cuối năm.

Theo chị Phi chia sẻ thì thu nhập của cả gia đình chị phụ thuộc vào mấy canh đất ông bà để lại để tr ng quất cảnh. Mỗi năm t việc tr ng quất cảnh

gia đình chị thu về khoảng t 150 – 250 triệu năm. Khoản thu này chị phải chia đều cho tất cả các tháng trong năm để phục vụ sinh hoạt cho cả gia đình và những công việc khác. Theo chị nghề tr ng quất khá là vất vả và kỳ công vì vậy người làm thường rất cẩn thận tránh hỏng quất, mất mùa quất rớt giá sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cuối năm của gia đình. Với khoản thu này, tr các

chi phí sinh hoạt mỗi năm chi để dành được t 30 – 50 triệu năm (Chị Hoa

Thị Phi – Quê ở Hà Nội – Lao động tự tạo việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

So với những lao động khác thì lao động làm thuê thƣờng có thu nhập chƣa cao. Với hình thức là làm thuê, bán sức lao động chân tay nên phần lớn lao động làm thuê thƣờng làm những công việc rất vất vả nhƣ bốc vác, phụ hồ, chuyển nhà, dọn nhà….

Theo như chia sẽ của chị Cúc một lao động làm thuê trên địa bàn phường Tứ Liên cho biết chị xuống Hà Nội và thuê tr ở khu vực này được 5 năm. Ban đầu ít lao động công việc nhiều thì thu nhập cũng đỡ hơn. Tuy nhiên, mấy ba năm trở lại đây lượng lao động ở quê đổ xô về đây làm thuê nhiều nên công việc ít đi thu nhập cũng theo đó mà giảm xuống. Hàng tháng thu nhập của chị dao động t 2 – 4 triệu tháng. Với khoản thu nhập này chi phải chi

tiêu tiết kiệm để c n gửi về cho ông bà dưới quê nuôi con ăn h c (Chị Lê Thị

Cúc – Vĩnh Phúc – Lao động làm thuê – Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Qua các câu chuyện của một số lao động trong khu vực phi chính thức cho chúng ta thấy rằng với mức tham gia thấp nhất là 230. 000/tháng thì phần lớn lao động trong khu vực phi chính thức cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ Liên cho biết rằng họ có khả năng tham gia và tham gia với mức đóng góp cao hơn. Một số bộ phận lao động là tiểu thƣơng nhỏ cho rằng với mức thu nhập hàng tháng từ việc kinh doanh buôn bán nhỏ là từ 5 – 6 triệu đồng/tháng thì

họ tiết kiệm đƣợc một khoản tiền hàng tháng tử 500 – 1 triệu đồng để đề phòng đau ốm hoặc lo việc đại sự. Đối với một số bộ phận lao động tiểu nông chuyên trồng cây cảnh thì thu nhập của họ chủ yếu trông vào cuối vụ, dịp tết nguyên đán. Thông thƣờng khoản thu cuối năm này là khoản thu chính của gia đình tiểu nông trồng cây cảnh và khoản thu này dùng để chi tiêu cả năm đƣợc gia chủ chia ra trong 12 tháng để chi tiêu tất cả mọi thứ trong gia đình. Vì vậy mức thu nhập cuối năm này là một khoản thu không nhỏ dao động trong khoảng 150 – 200 triệu/năm. Với mức thu nhập này các tiêu nông cho biết họ có khả năng tham gia BHXH tự nguyện đóng theo năm. Ngoài ra một số lao động làm thuê khác thì mức thu nhập hàng tháng của lao động là không đồng đều lúc ít, lúc nhiều. Vì vậy mặc dù rất muốn tham gia nhƣng việc tham gia với hạn mức đã đăng ký một cách đầy đủ, đều đặn là điều rất khó. Tóm lại, nhu cầu tham gia của phần lớn lao động phi chính thức cƣ trú trên địa bàn phƣờng Tứ Liên là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lƣợng lao động tham gia BHXH tự nguyện là chƣa nhiều, điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, cần có những biện pháp khả thi hơn để thu hút sự quan tâm của lao động phi chính thức đối với BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 69 - 74)