Công tác tuyên truyền của các kênh thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.6. Công tác tuyên truyền của các kênh thông tin

Công tác phát thanh

Luật bảo hiểm xã hội ra đời từ năm 2008 và dần đi vào đời sống tầng lớp lao động phi chính thức. Tuy nhiên điều đáng nói là chất lƣợng và hiệu quả công tác phát thanh địa phƣơng chƣa làm tốt công tác phát thanh cập nhật tin tức và hiểu biết hội, luật pháp…. Thông thƣờng đài phát thanh của phƣờng Tứ liên bắt đầu vào 7h30 sáng hàng ngày trừ ngày nghỉ. Với thời gian này lao động phi chính thức cho biết họ không để ý vì mãi mê với công việc của mình. Một số khác lại cho rằng họ không nghe thấy gì vì hỗn độn nhiều thứ âm thanh khác của ngƣời, xe….

Mặt khác nội dung của luật bảo hiểm rất dông dài để cho ngƣời dân có thể hiểu hết tầm quan trọng và lơi ích của bảo hiểm xã hội cần phải có một khoảng thời gian nhất định, chất lƣợng phát thanh hiệu quả, yêu cầu nội dung phải ngắn gọn dễ hiểu. Trong khi đó hoạt động phát thanh của phƣờng Tứ Liên chƣa hoạt động hiệu quả chƣa mang lại lợi ích về thông tin cần thiết cho ngƣời dân. Khi phát thanh ngƣời phát ngôn là ngƣời địa phƣơng. Thông tin của các văn bản thƣờng dài. Việc đọc toàn bộ nội dung văn bản thƣờng làm mất nhiều thời gian để nghe hết toàn bộ, ngƣời nghe không thể tập trung để nghe đƣợc nội dung chính của văn bản.

Chị có bao giờ để ý phường loa cái gì đâu mà. Chị cũng chẳng bao giờ biết bảo hiểm xã hội tự nguyện là cái gì đâu. Sáng ra bán hàng ăn thế này phải dậy t sớm d n hàng r i. Lúc người ta loa thì mình c n mãi mê bán hàng có nghe thấy gì đâu. Bình thường cũng có xem ti vi, đ c báo mạng nhưng chỉ xem những chương trình giải trí thôi như phim, ca nhạc…. Buổi tối

có xem thời sự một lúc r i thôi (Chị Hoàng Thu Hằng – Quê ở Hà Nội - Chủ

của hàng bún ốc – Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Qua câu chuyện của chị Hằng chúng ta có thể thấy việc tiếp nhận thông tin qua hệ thống loa phát thanh của địa phƣơng chƣa mang lại hiệu quả. Mặt khác do tính chất công việc của mỗi lao động khác nhau cũng ảnh hƣởng đến việc tiếp cận thông tin.

Thiếu đội ngũ chuyên trách, hƣớng dẫn, tƣ vấn cho lao động

Có một điều dễ nhận thấy sự khác biệt của bảo hiểm thƣơng mại và bảo hiểm xã hội tự nguyện đó là đội ngũ chuyên trách, tƣ vấn viên bảo hiểm. Thông thƣờng bảo hiểm thƣơng mại có một đội ngũ hùng hậu chuyên tƣ vấn và mời chào lao động tham gia. Đội ngũ này có thể là các cán bộ nòng cốt ở địa phƣơng hoặc có thể là đối tƣợng đã tham gia các hình thức bảo hiểm thƣơng mại trƣớc đó. Với mỗi hợp đồng bảo hiểm thƣơng mại bản thân đội ngũ tƣ vấn viên đều đƣợc hƣởng lợi nhuận từ ngƣời tham gia. Nói một cách dễ hiểu hơn. Khi một ngƣời tham gia hợp đồng bảo hiểm thƣơng mại thì ngƣời giới thiệu ngƣời tham gia đƣợc hƣởng một khoản tiền hoa hồng nhất định tùy theo mệnh giá mà ngƣời tham gia mua. Điều này chính là đòn bẩy trong việc phát triển mạng lƣới đội ngũ tƣ vấn viên bảo hiểm thƣơng mại, tăng khả năng làm việc hiệu quả hơn. Tronng khi đó đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì đội ngũ cán bộ làm công việc này rất ít. Mỗi địa phƣơng chỉ có một cán bộ chuyên trách về bảo hiểm hoặc kiêm nhiệm. Bên cạnh đó cán bộ ở phƣờng, xã chỉ có trách nhiệm chi trả cho những đối tƣợng đã đến tuổi hƣởng

chế độ. Còn việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bản thân lao động phi chính thức phải tự tìm hiểu và lên quận, huyện mua.

Khi được hỏi về BHXH chị Phi có thể kể vanh vách các hãng bảo hiểm hiện nay có trên thị trường như AIA, Prudential, Manulife, Bảo Việt,…. Chị cho biết ban đầu chị không biết gì về bảo hiểm nhưng vốn sinh hoạt trong đội văn nghệ của phường nên chị được chi hội trưởng chi hội phụ nữ cụm đến tận nhà tư vấn và khuyến khích chị tham gia. Hiện tại, chị đang tham gia năm cuối của hợp đ ng 12 năm trước đó chị đăng ký. Thêm nữa, chị cho biết bạn bè chị có rất nhiều người tham gia tư vấn và bán các sản phẩm của các công

ty bảo hiểm thương mại (Chị Hoa Thị Phi – Quê ở Hà Nội – Lao động tự tạo

việc làm - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Một số lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đƣợc hỏi biết thông tin về bảo hiểm xã hội ở đâu đều trả lời thông qua họ hàng, bạn bè là chính chứ không phải là từ cán bộ chuyên trách của địa phƣơng.

Cũng giống như chị Phi anh Hùng là chủ quán bia hơi ngay cạnh Uỷ ban Nhân dân phường Tứ Liên. Anh đang tham gia BHXH tự nguyện được 5 năm. Tuy nhiên, khi được hỏi về lý do anh biết thông tin ở đâu để tham gia thì anh cho biết thông qua một người h hàng làm công tác công đoàn trong một cơ quan nhà nước chứ không phải qua cán bộ chuyên trách của phường về

BHXH tự nguyện (Anh Trần Anh Hùng – Quê ở Nam Định - Chủ quán bia

hơi - Trú tại ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Hà Nội).

Qua hai câu chuyện trên chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt khá rõ giữa bảo hiểm thƣơng mại và BHXH tự nguyện. Hệ thống cán bộ chuyên trách, hƣớng dẫn của bảo hiểm thƣơng mại thƣờng rất đông, rãi đều khắp các địa phƣơng, đƣợc đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ về bảo hiểm. Ngƣợc lại, đối với BHXH tự nguyện thì đội ngũ chuyên trách còn hạn chế về số lƣợng. Và

đây cũng là một trong những rào cản khi ngƣời lao động trong khu vực phi chính thức tiếp cận với BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động trong khu vực phi chính thức cư trú trên địa bàn phường tứ liên, quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 86 - 89)