7. Kết cấu luận văn
1.3. Góc nhìn văn hóa truyền thơng về doanh nhân
1.3.1. Góc nhìn văn hóa tích cực và góc nhìn văn hóa phản biện
* Góc nhìn văn hóa tích cực: Đó là góc nhìn đẹp về doanh nhân. Các
doanh nhân làm việc tốt, có ích cho xã hội, đất nước thì báo chí ca ngợi, nhân rộng cái đẹp. Nhà báo và cơ quan báo chí với góc nhìn này nhằm tán dương, khích lệ các mặt tích cực, việc làm hay, có ý nghĩa xã hội của doanh nhân. Ở góc nhìn này, tác giả luận văn tập trung vào các thông điệp sau:
Một là, thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh. Đối với
một doanh nhân thì nắm bắt cơ hội kinh doanh là khởi đầu, là những bước đi đầu tiên trên con đường dài để trở thành một doanh nhân thành đạt. Nó cũng diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nhân. Trong nắm bắt cơ hội kinh doanh thì bất cứ doanh nhân nào cũng khơng ngừng có khát vọng kinh doanh – khát vọng về thành quả và khát vọng đó được trở thành hiện thực khi doanh nhân có khả năng tìm kiếm, tạo dựng và nắm bắt cơ hội kinh doanh.
“Khát vọng sâu thẳm và mãnh liệt trong bạn chính là con người bạn. Khát vọng sẽ hình thành ý chí. Ý chí sẽ hình thành hành động. Hành động sẽ
hình thành vận mệnh”, Brihadaranyaka Upanisha khẳng định [13, tr.127].
Doanh nhân luôn thôi thúc ước muốn, khát vọng làm giàu. Lẽ dĩ nhiên, ước muốn làm giàu thì ai cũng có, song vấn đề là ước muốn đó được dẫn đường bởi lý tưởng kinh doanh hay triết lý làm giàu. Dưới góc nhìn văn hóa thì triết lý, lý tưởng làm giàu của doanh nhân đã tạo nên văn hóa doanh nhân. Trong cuốn “Văn hóa kinh doanh – Những góc nhìn” do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2007, tác giả Trần Hữu Quang và Nguyễn Công Thắng cho rằng: “Ước
muốn làm giàu không phải là biểu hiện của văn hóa doanh nhân mà là triết lý, lý tưởng kinh doanh mới là biểu hiện rõ rệt của văn hóa doanh nhân, đánh dấu một trình độ phát triển về nhận thức xã hội của doanh nhân”.
Ước mơ làm giàu là nguyện vọng đơn thuần, còn lý tưởng là nguyện vọng ở mức độ cao của doanh nhân, trở thành khát vọng, định hướng hành động và gắn nó với nỗ lực đạt được của doanh nhân. Theo đó, doanh nhân có văn hóa cao chính là người khơng chỉ làm ăn bình thường mà phải có triết lý làm giàu, có lý tưởng cao rộng trong kinh doanh, sản xuất. Lý tưởng ấy không chỉ kiếm thật nhiều tiền cho bản thân, gia đình mà nó cịn gắn với xã hội.
Cùng với ước muốn làm giàu, triết lý làm giàu thì doanh nhân cịn đặt ra mục tiêu về thành quả kinh doanh. Mục tiêu đó có thể trở thành người giàu nhất nước, trở thành triệu phú, tỷ phú đô la; chinh phục thị trường trong nước và quốc tế.
Khi báo chí viết về nhiều doanh nhân thành đạt, thông điệp trong bài viết gửi đến là con người biết tạo dựng, tìm kiếm và nắm bắt cơ hội kinh doanh. Doanh nhân không phải là những người tin vào số phận hay là sự may rủi, càng không ngồi một chỗ đợi ban phát cơ hội mà họ ln chủ động tìm kiếm cơ hội và chớp thời cơ, nhanh chóng triển khai cơ hội. Q trình đó địi hỏi doanh nhân cả về kiến thức và năng lực; kiến thức về thị trường, về khách hàng; năng lực thu thập; năng lực ra quyết định… “Bạn càng tìm kiếm sự bảo
đảm, bạn càng có ít cơ hội. Nhưng bạn càng tìm cơ hội, bạn càng có thể đạt được sự bảo đảm mà mình muốn”, câu nói nổi tiếng của Brian Traccy về cơ
hội [13, tr.131].
Thực tế, chúng ta khơng khó để bắt gặp thơng điệp về doanh nhân trên báo chí là người ln rực cháy khát vọng kinh doanh, với triết lý làm giàu cao cả, họ luôn biết nắm bắt và tận dụng cơ hội. Đó là tỷ phú Bill Gates đã quyết định tạm dừng việc học tại đại học danh tiếng nhất thế giới để khởi nghiệp.
“Nắm bắt thời cơ và nhanh chóng hành động chính là chìa khóa thành cơng cho mọi doanh nghiệp hiện đại”, Janmes C.Collins [13, tr.133].
Hai là, thông điệp về doanh nhân dám chấp nhận rủi ro. Kinh doanh
ln là nghề có độ rủi ro cao, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt toàn cầu hiện nay. Doanh nhân luôn đứng trước nguy cơ tài sản bị bốc hơi, thậm chí bị phá sản sau một đêm. Điều đó địi hỏi doanh nhân khơng được phép hèn nhát, sẵn sàng đương đầu với rủi ro. “Doanh nhân phải là người có tính cách mạnh mẽ, lịng quả cảm, có tính độc lập, quyết đốn, tự tin, để có thể ra quyết định trong điều kiện bất định của thị trường, và phải dám làm, dám chịu, đi lên từ thất bại” [13, tr.132]
Doanh nhân thường là người đứng đầu hoặc chịu trách nhiệm trước sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vai trò này đòi hỏi họ phải độc lập trong suy nghĩ, quyết đoán trong hành động, họ không được phép lưỡng lự hay do dự khi quyết định. Sự do dự, thiếu tự tin sẽ khiến doanh nhân đánh mất cơ hội, đồng thời khiến cấp dưới mất lòng tin vào bản lĩnh của người cầm lái con thuyền doanh nghiệp. Tính độc lập, quyết đốn của doanh nhân sẽ tạo niềm tin và truyền cảm hứng cho nhân viên, họ tin ở quyết định của người cầm lái sẽ đưa họ tới đích, do đó họ sẽ nỗ lực, quyết tâm làm việc, nhờ đó hạn chế và loại bỏ được các rủi ro.
Theo một kết quả điều tra của hai tác giả Trần Hữu Quang và Nguyễn Quang Vinh, có tới 80% người được hỏi đồng ý cho rằng “cần chấp nhận rủi
ro thì mới có thành cơng trong kinh doanh” [19, tr.168].
Thông điệp về doanh nhân là người dám làm, dám chịu trách nhiệm. Doanh nhân phải có bản lĩnh dũng cảm dám làm, dám chịu. Với đặc trưng nghề nghiệp có độ rủi ro cao, các doanh nhân khơng phải lúc nào cũng đưa ra quyết định đúng, có lúc họ ra quyết định sai. Doanh nhân phải có phẩm chất nhìn thẳng vào sự thật, dám chịu trách nhiệm về hậu quả do mình làm ra và dám đứng lên từ thất bại.
“Các doanh nhân thế giới đã đúc kết rằng: với nghề kinh doanh, thất bại luôn đến sớm, thành công cần thời gian. Thất bại ban đầu là rất quý giá bởi nó đem lại bài học thấm thía về cái gọi là cơ hội và làm thế nào để nắm bắt chúng. Họ ví thất bại trong kinh doanh như thơng gió trong ống khói. Những người thất bại rút ra khỏi thương trường nhường chỗ cho những bản lĩnh vượt lên” [13, tr.135].
Ba là, thông điệp về doanh nhân sáng tạo – đổi mới “Không ngừng
sáng tạo thì sẽ khơng sợ bị diệt vong”, Henry Ford [13, tr.138].
Thông điệp này ln xuất hiện nhiều trên báo chí. Đây là một văn hóa đặc trưng của doanh nhân. Nếu không đẩy mạnh sự sáng tạo và đổi mới thì doanh nhân có nguy cơ tụt hậu và biến mất trong cạnh tranh. Chúng ta nhận thấy các doanh nhân thành đạt trên thế giới luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu. Ơng chủ của Tập đồn SamSung liên tục đưa ra các dòng sản phẩm mới. Hãng Nokia từng vang dội một thời đã mất thương hiệu và vị thế trên thị trường, lý do chính là khơng có sự sáng tạo để tạo ra những dịng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.
Theo Joseph A. Schumpeter thì đặc trưng của tính sáng tạo, đổi mới của doanh nhân thể hiện ở khả năng thích ứng các sáng chế đã có và thiên về
sự kết hợp các yếu tố đã có hoặc sẽ có thành giá trị. Nó được thể hiện qua các mặt: Tính linh hoạt, chủ động; ln có tư tưởng mới, phương pháp mới, hướng giải quyết vấn đề mới [13, tr.136].
Tính linh hoạt và chủ động là biểu hiện cả về mặt tư duy và thái độ của sáng tạo và đổi mới. Bàn về vấn đề này, các tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Thanh Nghị, Vũ Minh Chi cho rằng: “Doanh nhân phải là người có tư duy
linh hoạt, chủ động, năng động mà biểu hiện là khả năng thích ứng nhanh và tính linh hoạt tự phát với mơi trường kinh doanh ln biến đổi. Nhờ tính linh hoạt, chủ động, năng động mà doanh nhân có thể đón trước xu hướng phát triển thị trường thông qua nhận thức nhu cầu thị trường tiềm ẩn và chủ động hành động trước một cách sáng tạo để tạo ra cách đi mới, độc đáo. Thái độ sáng tạo – đổi mới của doanh nhân biểu hiện qua tính cách tự chủ, tính xung đột, tính kiên định, tính hiếu kỳ, tính mới” [7, tr.300, 301].
Một vấn đề nữa cần bàn đến trong thông điệp về doanh nhân với tinh thần sáng tạo và đổi mới, đó là doanh nhân ln có tư tưởng mới, phương án mới, hướng giải quyết vấn đề mới. Điều này giúp doanh nhân có khả năng kết hợp đa dạng các yếu tố nguồn lực sản xuất ở các phương án khác nhau nhằm tạo nên sức cạnh tranh mới, sản phẩm mới. Người tiêu dùng có thể cảm thấy thích thú, khơng bị nhàm chán bởi các sản phẩm đã lỗi thời. Như vậy, sự sáng tạo của doanh nhân không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại mà còn thỏa mãn cả nhu cầu ở thị trường tương lai. Bởi thế, địi hỏi sự nỗ lực khơng biết mệt mỏi của doanh nhân. Có lẽ bạn khơng cần phải nghi ngờ điều đó.
“Tơi tin rằng 50% quyết định của một doanh nhân thành công hay thất bại chỉ
đơn thuần là tính kiên trì”, Steve Jobs – một doanh nhân vĩ đại, lãnh đạo huyền
thoại của Apple với câu nói có thể thay đổi sự nghiệp của doanh nhân [28].
Bốn là, thông điệp về doanh nhân đạt thành quả bền vững. A. Moaria
từng khẳng định: “Thành cơng là một hành trình chứ không phải là điểm đến” [13, tr.143].
Thành quả của doanh nhân trước hết là kết quả kinh tế, tiếp đến là vị thế, thị phần và khả năng chi phối thị trường, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp và doanh nhân. Mỗi doanh nhân mới vào nghề có thể gặt hái được thành cơng nhất đinh, nhưng muốn có vị thế và thương hiệu thì cần có thời gian, cộng đồng doanh nhân và xã hội công nhận. Kinh doanh trong bối cảnh tồn cầu hiện nay thì thành quả về kinh tế chưa chắc đảm bảo được sự bền vững của doanh nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy muốn có sự phát triển bền vững thì doanh nhân cần có chiến lược xây dựng về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội; đồng thời bản thân họ phải có ý chí bền bỉ, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Bàn về đạo đức kinh doanh, trong cuốn sách “Văn hóa kinh doanh” do tác giả Dương Thị Liễu (Chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản năm 2006 cho rằng: “Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, các chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh”.
Đạo đức kinh doanh của doanh nhân gắn liền với lợi ích kinh tế mang tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh doanh, song nó là một yếu tố phẩm chất của doanh nhân. Bởi vậy, đạo đức kinh doanh của doanh nhân phải chịu sự chi phối của hệ giá trị chuẩn mực đạo đức chung của môi trường mà doanh nhân hoạt động và sinh sống.
Còn trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối
cảnh Việt Nam gia nhập WTO” của tác giả Lê Thanh Hà, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật xuất bản năm 2009, đưa ra quan điểm theo Hội đồng Thương mại thế giới: “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân, doanh nghiệp là sự cam
kết trong việc ứng xử một cách hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương, của tồn xã hội”.
Chúng ta có thể hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nhân thể hiện ở chỗ trách nhiệm pháp lý quy định (thuế, phí…); thực hiện các tiêu chuẩn liên quan đến việc phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động, áp dụng một phương thức quản trị cơng khai, kết hợp hài hịa các lợi ích của những người có liên quan tới doanh nghiệp trong một cách tiếp cận tổng hợp với chất lượng và sự phát triển bền vững. “Trách nhiệm xã
hội của doanh nhân bao gồm: nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ nhân đạo (đạo đức và lòng bác ái)” [13, tr.145]. Nghĩa vụ kinh tế đòi hỏi
doanh nhân sản xuất các mặt hàng xã hội cần và muốn; tìm kiếm nguồn lao động, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, làm tăng thêm phúc lợi xã hội. Nghĩa vụ pháp lý, doanh nhân thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan, đó là điều kiện cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường… Về nghĩa vụ nhân văn là hành vi của doanh nhân thể hiện mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng xã hội. Thể hiện ở các mặt: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ gánh nặng với chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo và nhân cách đạo đức của nhân viên, người lao động. Ví dụ như thành lập và bảo trợ các tổ chức từ thiện, các hoạt động từ thiện, dự án cộng đồng…
Tóm lại, trên đây tác giả luận văn đưa ra góc nhìn văn hóa tích cực về doanh nhân, khái quát các thông điệp về doanh nhân ở góc nhìn này. Đó là thơng điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro, sáng tạo - đổi mới, đạt thành quả bền vững.
* Góc nhìn văn hóa phản biện: Bên cạch góc nhìn tích cực thì góc nhìn
văn hóa cịn có góc nhìn phản biện về doanh nhân.
Báo chí viết về doanh nhân một cách trung thực và chính xác. Dó đó, thơng điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa khơng chỉ là góc
nhìn đẹp, ca gợi việc làm tốt, tích cực của nhân danh mà còn thể hiện góc nhìn phản biện về doanh nhân.
Doanh nhân cũng là một con người, trong đó có doanh nhân làm ăn đàng hoàng, đúng pháp luật, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, có doanh nhân làm chưa tốt, thậm chí vi phạm pháp luật, gây hậu quả cho xã hội. Ở góc nhìn văn hóa phản biện là phê bình doanh nhân có hành động, việc làm chưa tốt, ảnh hưởng xấu đến xã hội, đất nước. Các nhà báo viết các bài báo mang thơng điệp góp ý, phê phán các doanh nhân làm ăn thiếu tử tế.
Đó có thể là các bài báo mang thơng điệp về doanh nhân, doanh nghiệp trốn thuế, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, xả chất thải ra môi trường gây hậu quả nghiêm trọng...
Các thông điệp về doanh nhân dưới góc nhìn phản biện của báo chí khơng phải là nhằm dìm doanh nhân xuống bùn hay triệt tiêu doanh nhân. Đó là sự góp ý thẳng thắn để doanh nhân nhận ra sai lầm điều đó giúp doanh nhân hoàn thiện hơn, khắc phục yếu kém để phát triển hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Đồng thời cảnh tỉnh các doanh nhân có ý định làm ăn trái pháp luật. Góc nhìn văn hóa phản biện đó nhằm góp phần giúp doanh nhân phát triển lành mạnh, mang lại giá trị tốt đẹp, có sức lan tỏa trong xã hội.