Mối quan hệ giữa báo chí và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 40 - 44)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Góc nhìn văn hóa truyền thơng về doanh nhân

1.3.2. Mối quan hệ giữa báo chí và văn hóa

Báo chí và văn hóa có mối quan hệ với nhau. Báo chí - Một bộ phận cấu thành của văn hóa. Văn hóa và báo chí có mối quan hệ biện chứng khăng khít. Báo chí là một bộ phận của văn hóa, báo chí góp phần sáng tạo và phổ biến văn hóa, lưu truyền văn hóa. Báo chí trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện thực thi, quảng bá văn hóa. Văn hóa nhận rõ vai trị, tác động của báo chí, truyền thơng và chủ động phối hợp với báo chí.

Báo chí chủ động quảng bá văn hóa đại chúng. Báo chí phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành tựu trong công cuộc đổi mới, tuyên truyền rõ nét, sinh động các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của đất nước, đề xuất giải pháp và hướng đi thiết thực, đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực trong xã hội. Báo chí hàng ngày, hàng giờ bám sát thực tiễn cuộc sống, phản ánh sinh động mọi vấn đề, hoàn thiện chữ Quốc ngữ góp phần hồn thiện sự trong sáng của tiếng Việt. Báo chí là phương tiện đầu tiên chuyển tải văn hóa Việt Nam hiện đại, chữ Quốc ngữ trở thành công cụ truyền bá học thuật văn hóa kể cả văn hóa nước ngồi, khởi đầu từ khoa học xã hội đến khoa học tự nhiên và công nghệ. Lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện biểu đạt, báo chí góp phần hiện đại hóa và thống nhất tiếng Việt theo những chuẩn mực chung, nâng cao dân trí trong học đường và ngồi học đường. Dân trí được nâng cao là tiền đề của mọi sự tiến bộ.

Báo chí là sản phẩm văn hóa. Văn hóa đại chúng khơng đồng nhất với văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian là do dân gian sáng tạo và được dân gian chấp nhận, văn hóa đại chúng do thiểu số làm ra và phải tìm cách phổ cập trong đại chúng. Báo chí truyền thơng chủ động sàng lọc và quảng bá văn hóa đại chúng, khơng tiếp tay cho những hành vi phản cảm trong hoạt động văn hóa nghệ thuật và hết sức thận trọng, cân nhắc khi tự mình sáng tạo ra sản phẩm văn hóa phục vụ cộng đồng. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh để xã hội phát triển. Báo chí là thơng điệp, nhà báo chuyển tải thơng điệp đến công chúng bằng phương tiện truyền thông. Mối quan hệ giữa văn hóa và báo chí thường tiềm ẩn, song đấy lại là cái âm thầm khắc họa nhà báo chân chính, là nhân tố kiến tạo nên bản sắc riêng của cơ quan báo chí truyền thơng.

Văn hóa truyền thơng phải góp phần bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của dân tộc vì bản sắc dân tộc phải đề cao những giá trị văn hóa nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, những quốc gia, dân tộc đều có cơ hội và điều kiện để phát triển nhưng cũng đứng trước khơng ít những thách thức, đặc biệt là trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Báo chí tham gia tích cực trong việc phát hiện, tơn vinh những tài năng, bảo tồn, giữ gìn, phát huy những loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Báo chí đóng vai trị quan trọng trong việc đấu tranh, bảo vệ các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc trước sự tấn công, du nhập của các trào lưu văn hóa, lối sống của phương Tây, tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tính nhân văn, nhân đạo, cách ứng xử nhân ái giữa con người với nhau và với các thế hệ người Việt Nam.

Văn hóa báo chí có nghĩa là địi hỏi người làm báo phải có văn hóa, nhà báo phải ln ln coi tác nghiệp của mình là hoạt động văn hóa. Điều đáng lo ngại nhất là chất lượng tư tưởng, văn hóa, trình độ nghiệp vụ của một số nhà báo hiện nay chưa ngang tầm với yêu cầu của đời sống. Điều đó địi hỏi bản thân mỗi nhà báo phải có sự nỗ lực trau dồi, rèn luyện không ngừng.

Tiểu kết Chƣơng 1

Sau khi giải thích tất cả các khái niệm cơ bản, chủ chốt để nhằm miêu tả rõ quan hệ giữa một bên là báo chí, một bên là doanh nhân thì tác giả luận văn đạt tới cơ sở lý luận để soi tỏ các vấn đề của Chương 2.

Tác giả luận văn đã giải thích được các khái niệm về báo chí, báo in, tạp chí, truyền thơng, thơng điệp, doanh nhân, văn hóa. Tác giả luận văn cũng giải thích được điểm tựa của việc thực hiện các quan hệ này về mặt truyền thơng đặt dưới quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

đối với doanh nhân. Và cuối cùng, tác giả tìm ra góc nhìn văn hóa truyền thơng về doanh nhân trong quan hệ chủ thể truyền thơng, tác phẩm báo chí, cơng chúng tiếp nhận thơng điệp truyền thông về doanh nhân.

Từ những thay đổi quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về doanh nhân khi đất nước tiến hành đổi mới, hội nhập với thế giới đã tạo ra mảnh đất màu mỡ để lực lượng doanh nhân sinh sôi, phát triển mạnh mẽ như hiện nay với khoảng 2 triệu doanh nhân. Những đóng góp to lớn của doanh nhân đối với đất nước là vô cùng quan trọng, tạo ra nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho lực lượng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên trong q trình đó, doanh nhân Việt Nam cũng bộc lộ những yếu kém, hạn chế đó là lối làm ăn nhỏ lẻ, chụp giật; tinh thần sáng tạo đổi mới chưa cao vì tâm lý muốn an tồn và ổn định; trách nhiệm với xã hội cịn ít.

Sự thay đổi quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về doanh nhân cũng dẫn đến sự thay đổi của báo chí đối với lực lượng này. Báo chí thơng tin về doanh nhân nhiều hơn, đa chiều hơn. Thông điệp về doanh nhân, doanh nghiệp xuất hiện dày đặc hàng ngày trên tất cả các loại hình báo chí, trong đó có báo in.

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THƠNG ĐIỆP VỀ DOANH NHÂN TRÊN BÁO IN DƢỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA

(Khảo sát trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp và tạp chí Doanh nhân Sài Gịn, từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2015)

Trong chương này, tác giả luận văn tập trung đi vào phân tích và đánh giá các bài viết mang thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa. Cụ thể ở đây là Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp và tạp chí Doanh nhân Sài Gịn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)