Góc nhìn văn hóa tích cự c góc nhìn đẹp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 49 - 76)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích thơng điệp về doanh nhân

2.2.1. Góc nhìn văn hóa tích cự c góc nhìn đẹp

2.2.1.1. Thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh

Đại học danh tiếng Havard (Mỹ) là ước mơ của hàng triệu bạn trẻ trên thế giới. Đó là điều hiển nhiên. Hơn 40 năm trước, một chàng sinh viên đang theo học ở ngôi trường mơ ước đó đã có quyết định kinh ngạc. Anh ta nghỉ học để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Để sau này, thế giới có một doanh nhân huyền thoại. Đó là tỷ phú Bill Gates. Nối tiếp bước chân đầy kiêu hãnh đó, Steve Jobs, Mark Zuckerberg cũng quyết tâm nghỉ học dấn thân vào kinh doanh khi nhìn thấy cơ hội vàng. Tờ New York Time từng gọi điều này là “thắp sáng vùng đất mới để làm giàu” [27].

Thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh của 03 doanh nhân vĩ đại trên xuất hiện nổi bật ở nhiều trang báo trong nước và quốc tế. Nắm bắt cơ hội là một giá trị của văn hóa doanh nhân. Trước hết, doanh nhân phải ln có khát vọng kinh doanh. Họ phải có con mắt tinh tường, kiến thức thực thụ để tìm kiếm, tạo dựng, nắm bắt cơ hội kinh doanh.

Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp và tạp chí Doanh nhân Sài Gịn, tác giả luận văn nhận thấy trong các bài viết về doanh nhân thì thơng điệp này khơng khó tìm, có 105 bài viết. Thậm chí, trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp, số cuối tuần có 02 số báo liên tiếp nhau (số 163, 164), đều có bài viết về doanh nhân chứa đựng thơng điệp này. Trong số ra ngày 01/9/2014 có 02 bài viết về doanh nhân thì đều tập trung vào thơng điệp nắm bắt cơ hội, thời cơ kinh doanh. Đó là bài “Kinh tế biển - hướng đi đầy hứa hẹn” của tác giả Việt Dũng và bài “Doanh nghiệp như cỏ trên sa mạc” của tác giả Phương Anh.

Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 21+22, ngày 24 và 25/01/2014, có bài phản ánh “Giải thưởng doanh nhân Mark of Pespect 2013” của tác giả Trọng Đan. Bài viết tôn vinh các doanh nhân thành đạt. Dù nền kinh tế gặp khủng

khoảng, nhưng các doanh nhân đã khơng bỏ cuộc trước khó khăn, thử thách, nhìn ra cơ hội để duy trì và phát triển cơng ty. Thơng điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh, đi theo khát vọng, đam mê được nhấn mạnh trong lời khẳng định của ông Alex Ricard, Phó Tổng giám đốc, Tập đoàn Pernod Ricard. Ơng lãnh đạo tập đồn hơn 18.000 nhân viên cho rằng tầm nhìn sâu – rộng và bản lĩnh dám chấp nhận thử thách là yếu tố quyết định để đưa doanh nghiệp tăng trưởng dù trong bối cảnh kinh tế như thế nào. “Tôi khâm phục tinh thần vượt qua thử thách mạnh mẽ của doanh nhân Việt Nam. Tôi cảm nhận được ở các bạn hội tụ đầy đủ những tố chất của nhà lãnh đạo: tầm nhìn, đam mê, sẵn sàng đương đầu với thử thách, bắt đầu cuộc hành trình những người khác đã bỏ cuộc và tạo ra những giá trị trường tồn”.

Trong bài “Doanh nghiệp cần mạnh dạn thâm nhập thị trường quốc tế” đăng số 163 (ngày 15/08/2014), trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp, số cuối tuần viết về doanh nhân Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thiết kế AA. Thông điệp bài viết là sự chia sẻ của ông Khánh về việc tìm kiếm, tạo dựng và nắm bắt cơ hội kinh doanh ở thị trường mới. Ơng chia sẻ rằng trước đây ơng rất ngại mảng thi cơng ở nước ngồi vì cho rằng mình cịn thiếu kỹ năng. Thế nhưng, khi ơng nhìn ra cơ hội lớn từ thị trường này thì ơng đã nhanh chân chuyển từ thị trường trong nước sang trọng tâm thị trường quốc tế. Và thực tế đã chứng minh, đó là quyết định đúng đắn của ông và doanh nghiệp. Ngay năm đầu tiên ông đã thu về trái ngọt từ sự nhạy bén trong nắm bắt cơ hội. “Năm đầu tiên, thi cơng cơng trình ở nước ngồi Cơng ty AA

đã có doanh số tăng lên 4-5 triệu USD. Đến nay, sau 5 năm hoạt động, nguồn thu từ hoạt động này của AA đã lên 35 triệu USD, tương ứng với 40% doanh số của Công ty và chúng tôi kỳ vọng, trong tương lai các cơng trình ở nước ngồi sẽ chiếm 60 – 70% doanh số”, ông Khánh cho biết.

Ngay số tiếp theo (số 164) cũng trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp, số cuối tuần, thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh lại được đề cập trong bài báo. Trong bài “Kinh tế biển hướng đi đầy hứa hẹn” của tác giả Việt Dũng, đăng ngày 01/9/2014 không chỉ nhấn mạnh tinh thần tạo dựng cơ hội kinh doanh của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đức Khải mà là câu chuyện đầy thú vị. Ngay ở phần dẫn nhập bài viết, tác giả đã tơ đậm phong cách “nói nhanh làm gọn, nắm thời cơ tức thì” của ơng Khải.

Khảo sát Tạp chí Doanh nhân Sài Gịn, số ra 304, ngày 19/8/2014 với bài phỏng vấn doanh nhân Nguyễn Hữu Chung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần thực phẩm Nippo Ham Việt Nam, đã truyền đi thông điệp một cách ấn tượng và đầy cuốn hút, căng phồng sự kiện, chi tiết hấp dẫn. Và bây giờ chúng ta hãy đi vào khám phá thơng điệp đó.

Bài phỏng vấn mở đầu bằng những lời từ đáy lòng của doanh nhân Nguyễn Hữu Chung, đồng thời cho thấy được nhãn quan tinh tường của ông khi sang Singapore công tác, ơng đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh tuyệt vời làm thay đổi sự nghiệp cuộc đời ơng. Ơng tâm sự: “Khi còn làm cho Teatra

Park, trong một chuyến công tác sang Singapore, tôi nhận thấy nhu cầu tiêu thụ các loại thịt chế biến ở những khách sạn 4-5 sao rất lớn, nếu Việt Nam mở cửa, thị trường khách sạn cấp cao sẽ phát triển và đây có thể là cơ hội cho mình”.

Ơng Chung đã tìm kiếm và nắm bắt cơ hội kinh doanh nhanh chóng, ơng dốc tồn bộ tiền tích cóp sang tận Pháp để học chế biến thực phẩm. Dần dần sự tị mị đã trở thành niềm kinh doanh khiến ơng nghĩ mình phải làm gì đó cho ngành thực phẩm nước nhà. Đến lúc này, thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh trong bài lại có dịp được nhân vật trong bài giãi bày: “Nhưng cụ thể làm gì thì tơi vẫn chưa định hình, cho đến khi nhìn thấy

cơ hội ở lĩnh vực Horeca”, ông Chung nói. Trong hai đoạn đầu tiên của bài

khảo sát, chúng ta thấy tác giả đều sử dụng chi tiết để nhấn mạnh đến việc vị doanh nhân này nhìn ra “cơ hội” kinh doanh.

Ngay từ đầu những năm 1990 của thế kỷ trước, khi mà Việt Nam mới chập chững những năm đầu mở cửa, việc lưu trú ở các khách sạn cao cấp vẫn còn mới mẻ thì doanh nhân Nguyễn Hữu Chung đã mạnh dạn hướng đến bán thịt chế biến ở thị trường đầy tiềm năng này. Ông đến chào hàng tại các khách sạn lớn thời bấy giờ ở Sài Gòn, rồi các mặt hàng thịt chế biến của ông lần lượt đổ bộ vào các khách sạn khác trên cả nước. Từ những ngày đầu nhìn ra cơ hội kinh doanh đến khi chiếm lĩnh thị trường thịt chế biến ở các khách sạn cao cấp ở Sài Gòn, Hà Nội, rồi mở rộng thị trường ra cả nước chỉ mất thời gian 03 năm. Tiếp theo đó, khi có nhiều “ơng lớn” ngoại tràn ngập thị phần này, thì ơng Chung lại tiếp tục thay máu cho Cơng ty của mình khi nắm bắt cơ hội hợp tác làm ăn với đối tác Nhật Bản để nâng tầm thương hiệu.

Có thể thấy trong bài này, thơng điệp về doanh nhân dưới góc nhìn văn hóa là khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh được tác giả thể hiện xuyên suốt bài viết. Tác giả đã cam kết với độc giả lấp đầy thơng điệp đó và đã thực hiện lời hứa bằng nhiều chi tiết thú vị. Kết tinh cho thông điệp này trong bài viết đã được tịa soạn nhấn mạnh bằng cách trích dẫn, bơi đậm câu nói của doanh nhân Nguyễn Hữu Chung: “Muốn thành cơng, trước hết bạn phải u thích cơng việc mình đang làm, dù đó là việc gì”.

Còn bây giờ, chúng ta hãy đến với một câu chuyện về một doanh nhân khác cũng không kém phần thú vị. Bài báo này một lần nữa thể hiện thông điệp về nắm bắt cơ hội, khát vọng của doanh nhân. Đó là bài “Chị Nguyễn Phương Mai - Giám đốc khu vực phía Nam - Navigos Search Việt Nam: Để giấc mơ dẫn đường” của tác giả Phương Qun đăng trên tạp chí Doanh nhân Sài Gịn, số 319, ngày 26/11/2014.

Theo bài báo thì doanh nhân Nguyễn Phương Mai khi từ Nga trở về nước, chị đã quyết tâm bỏ thế mạnh là tiếng Nga để khởi nghiệp kinh doanh – một lĩnh vực mới đối với chị. Chị bắt đầu bằng việc kinh doanh đèn nhập từ nước ngoài về bán tại thị trường trong nước. Chị trực tiếp nhập từ Tây Ban Nha thay vì nhiều người kinh doanh mặt hàng này nhập hàng từ Đài Loan. Sự khác biệt này đã giúp chị thâm nhập được vào phân khúc thị trường khó tính, các khách sạn lớn. Đúng lúc đỉnh cao của kinh doanh thì chị lại phải thực hiện thiên chức làm mẹ, chị đã chọn giải pháp bán Cơng ty để chăm sóc con được tốt hơn. Sau đó, khi tổ chức ACCA vào Việt Nam mở rộng thị trường, chị đã tìm thấy cơ hội cho đam mê kinh doanh của mình. Giấc mơ của chị được vẽ bằng tương lai, tạo ra lực lượng kiểm toán, kế tốn có chất lượng bằng các nước trên thế giới. 07 năm làm việc tại đây, chị đã có những ngày tháng cháy hết mình cho khát vọng, thậm chí có thời điểm chị bị tai nạn gãy chân mà vẫn miệt mài làm việc. “Đó là giai đoạn tơi sống và quyết liệt với giấc mơ của mình”, chị Mai nhớ lại những ngày tháng sôi nổi của cuộc đời mình vẫn cịn

vẹn nguyên trong ký ức chưa xa.

Khi tất cả các quy trình lẫn uy tín của tổ chức này đã chắc chân tại thị trường Việt Nam, chị lại có quyết định đầy bất ngờ. Người phụ nữ giàu khát vọng này ln đi về phía trước. Chị quyết định rời khỏi ACCA khi đang có vị trí nhiều người mơ ước. Bước chuyển đó làm chị khủng hoảng. Bởi sự chủ quan của chị chuyển từ vị trí đối tác phi lợi nhuận đối với các doanh nghiệp sang vị trí của một nhà kinh doanh, dịch vụ. Sau đó chị tiếp tục tìm kiếm và tạo dựng ở hai cơng ty nước ngồi khác. Điểm dừng chân hiện tại của chị là chức vụ Giám đốc khu vực phía Nam của Cơng ty Navigos Search Việt Nam. Chị là một doanh nhân chưa bao giờ phù hợp với sự ổn định và bão hịa. Chị ln đi theo đam mê và khát vọng của mình. “Tơi coi trọng việc chiến thắng

tơi đều có giấc mơ riêng và chính giấc mơ đã dẫn dắt tôi đến những quyết định quan trọng về nghề nghiệp. Hạnh phúc là làm được cơng việc mình u thích, bởi khi đó, cơng việc trở thành cuộc rong chơi hấp dẫn nhất”, chị Mai

chia sẻ trong bài viết.

Bàn về thông điệp này, trong cuộc phỏng vấn sâu của tác giả luận văn với nhà báo Nguyễn Đức Thành, Tạp chí Cơng thương. Nhà báo Thành cho biết: “Đó ln là một chủ đề quen thuộc khi viết về doanh nhân. Thường thì

nó được thể hiện bằng việc khẳng định thành công của doanh nghiệp với dấu ấn cá nhân của các doanh nhân. Đôi khi, đó là những sự so sánh (trước và sau, doanh nghiệp nọ với doanh nghiệp kia,…). Các cơ hội nắm bắt thường được minh chứng bằng những số liệu cụ thể: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận”.

Qua khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp và tạp chí Doanh nhân Sài Gịn, tác giả đã thấy có 105 bài viết mang thơng điệp về nắm bắt cơ hội. Mỗi bài báo viết về một doanh nhân khác nhau, ở lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhưng khi đọc các bài báo trên thì đều tốt lên thơng điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội, khát vọng kinh doanh.

Trong cuộc điều tra xã hội học của tác giả luận văn vào tháng 12/2015 với 300 người (trong đó có 120 nhà báo, 100 doanh nhân và 80 công chúng), khi được hỏi thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh đã được thể hiện như thế nào trên báo in thì có 14,3% cho rằng đã thể hiện rất tốt khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nhân; 35% thể hiện khá tốt, 29,3% ý kiến là bình thường; 21,4% là thể hiện chưa tốt.

Bảng 2.1: Bảng số liệu thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội trên báo in dưới góc nhìn văn hóa

Mức độ thơng điệp Tỉ lệ (%)

Thể hiện rất tốt 14,3

Thể hiện khá tốt 35

Thể hiện bình thường 29,3

Thể hiện chưa được tốt 21,4

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 12/2015 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội trên báo in

dưới góc nhìn văn hóa

Như vậy, từ các bài báo khảo sát trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp và tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, các bài phỏng vấn sâu nhà báo và cuộc điều tra xã hội học của tác giả luận văn vào tháng 12/2015, tác giả luận văn nhận thấy, thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh trên báo in dưới góc nhìn văn hóa đã được thể hiện trong thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2015. Tuy nhiên, mức độ thể hiện chưa thực sự tốt.

2.2.1.2. Thông điệp về doanh nhân dám chấp nhận rủi ro

Đối với doanh nhân thì tinh thần dám chấp nhận rủi ro là điều không thể thiếu. Tinh thần này được thể hiện ở tính độc lập, quyết đốn, tự tin và dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thơng điệp này xuất hiện nhiều trên báo chí. Chúng ta có thể đến với thơng điệp này trong Luận văn của Lê Ngọc Hường, (2011), với đề tài: “Hoạt động PR của Doanh nghiệp và báo in tại thành phố

Hồ Chí Minh”, Khoa Báo chí và Truyền thơng, Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo đó, Hãng tin AP và các đài truyền hình của Nhật Bản đã truyền đi một thông điệp giàu cảm xúc, chạm đến trái tim của hàng triệu người trên thế giới về hình ảnh Chủ tịch Tập đồn nổi tiếng Toyota dám đứng lên nhận trách nhiệm về lỗi lầm của mình và Tập đồn vào ngày 24/02/2011. Sau buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về độ an toàn của các loại xe, Chủ tịch Toyota Akio Toyoda đã gặp gỡ nhân viên, cảm ơn họ đã ủng hộ Công ty trong khủng hoảng. “Khi phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, tôi không thấy cô đơn. Các bạn, những đồng nghiệp của tơi trên tồn nước Mỹ và khắp thế giới đều ở bên tôi”, giọng người đứng đầu hãng sản xuất xe Nhật Bản danh tiếng toàn cầu

bất ngờ nghẹn lại, rồi bật khóc. Khán phịng im lặng, vị Chủ tịch mãi khơng thể cất lên lời và toàn thể những người có mặt cùng vỗ tay khích lệ.

Ơng Chủ tịch Toyota tiếp tục làm mọi người phải rơi lệ “Các bạn đã có

mặt bên tơi, cổ vũ và chia sẻ. Khơng gì có thể diễn tả hết lịng biết ơn những gì các bạn đã dành cho tơi, cho Cơng ty. Tơi chỉ có thể nói một điều đơn giản thế này: Cảm ơn các bạn rất nhiều. Chúng ta, những thành viên Toyota trên toàn thế giới cần suy nghĩ lại mọi chuyện trong hoạt động của chúng ta để giành lại niềm tin khách hàng”. Thông tin trên là một thơng điệp rõ ràng vì

Trong Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp và tạp chí Doanh nhân Sài Gịn mà tác giả khảo sát thì thơng điệp trên cũng chiếm một số lượng khơng nhỏ. Có tất cả 135 bài viết mang thông điệp dám chấp nhận rủi ro. Khuân khổ của luận văn không cho phép tác giả đi vào cụ thể từng bài viết. Tác giả chỉ tập trung vào một số bài viết tiêu biểu mang thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 49 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)