Góc nhìn văn hóa phản biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 77)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích thơng điệp về doanh nhân

2.2.2. Góc nhìn văn hóa phản biện

Bên cạnh những thơng điệp doanh nhân dưới góc nhìn văn hóa tích cực - góc nhìn đẹp, về doanh nhân trên các phương diện: Nắm bắt cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro, sáng tạo - đổi mới và đạt thành quả bền vững là những góc nhìn đẹp về doanh nhân cần được truyền thông để lan tỏa giá trị nhân văn đó ra cộng đồng và xã hội, cịn có góc nhìn văn hóa phản biện về doanh nhân trốn thuế, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, xả thải ra môi trường…

Mấy năm trước trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đưa thông tin Vedan là thủ phạm “giết” sông Thị Vải. Kết quả khảo sát của Viện Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, mức độ ô nhiễm sông Thị Vải do Công ty Vedan gây ra chiếm 80-90% và phần còn lại là của doanh nghiệp khác trong khu vực. Các doanh nghiệp hiện nay do chạy theo lợi nhuận, để giảm chi phí đầu tư, các doanh nghiệp khơng đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải mà xả thẳng ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước và bầu khơng khí trong khu vực, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Mới đây nhất, báo chí đưa tin Metro Cash & Carry Việt Nam thuộc Tập đoàn Metro - một tập đồn bán lẻ tồn cầu, khơng đóng thuế trong suốt 12 năm hoạt động tại Việt Nam. Theo số liệu của Đoàn Thanh tra, Tổng Cục thuế sau đợt kiểm tra toàn diện Metro Cash & Carry Việt Nam, theo đó cơ quan thuế đã phát hiện các khoản thuế chưa nộp của doanh nghiệp này là 62,647 tỷ đồng.

Đây là hai trong rất nhiều bài viết về doanh nhân dưới góc nhìn văn hóa mang tính phản biện, những mặt trái về doanh nhân cần được nhìn nhận thẳng thắn để đưa ra cái nhìn đa chiều về doanh nhân. Góc nhìn văn hóa phản biện là sự góp ý thẳng thắn để doanh nhân nhận ra sai lầm, giúp doanh nhân hoàn thiện hơn, khắc phục yếu kém để phát triển, đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Nhưng trong thời gian khảo sát từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2015 trên báo Diễn đàn Doannh nghiệp và tạp chí Doanh nhân Sài Gịn, tác giả luận

chưa thấy bài viết nào mang thơng điệp về doanh nhân dưới góc nhìn phản biện như: Trốn thuế, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, xả chất thải ra môi trường… đáp ứng được tiêu chí của luận văn khảo sát là những bài có dung lượng trên 1000 chữ.

Cịn trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, có viết ở góc nhìn văn hóa phản biện. Tuy nhiên số lượng bài viết không nhiều và cũng chỉ viết ở mức độ chung chung, khơng đi sâu, góc độ phản biện không mãnh mẽ. Các bài viết chỉ mang tính nêu vấn đề.

Đơn cử trong tháng 01/2014, tác giả khảo sát trong 20 bài báo viết về doanh nghiệp và doanh nhân thì chỉ có 02 bài phản ánh về vấn đề ơ nhiễm môi trường và tránh thuế, trốn thuế có liên quan đến doanh nghiệp. Đó là bài “Sẽ kiểm sốt chặt chuyển giá tránh thuế”, của tác giả Lê Trà, đăng số 14, ngày 16/01/2014. Bài phản ánh đưa thông tin các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra các cơng ty sữa để kiểm sốt chặt tình trạng chuyển giá tránh thuế. Và bài “Khu công nghiệp gây ô nhiễm mơi trường – cần hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật” của tác giả Hoa Minh, đăng số 5, ngày 06/01/2014.

Như vậy, ở góc nhìn văn hóa phản biện thì báo Diễn đàn Doanh nghiệp và tạp chí Doanh Nhân Sài Gịn, tác giả luận văn khơng thấy bài viết về góc nhìn này. Cịn trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, có viết về góc nhìn này với số lượng bài viết hạn chế. Dù có đề cập thì các bài viết mới chỉ nêu sự việc một cách chung chung, chưa đi vào cụ thể và có tính phản biện mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)