7. Kết cấu luận văn
3.1. Nâng cao văn hóa doanh nhân
3.1.1. Giải pháp từ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật
luật của Nhà nước
Mỗi bài báo đều chứa đựng một thông điệp nhất định đến với công chúng. Trong luận văn này, tác giả đề cập đến thơng điệp về doanh nhân dưới góc nhìn văn hóa, đó là góc nhìn đẹp, tích cực về doanh nhân và góc nhìn phản biện về các mặt hạn chế của doanh nhân. Muốn có bài báo viết về doanh nhân hay và hấp dẫn thì nhà báo phải có chất liệu, có bột mới gột nên hồ. Để có chất liệu cho các bài báo viết về doanh nhân thì chúng ta cần phải có lực lượng doanh nhân hùng hậu, có những doanh nhân tầm cỡ thế giới, có trách nhiệm với xã hội. Câu chuyện về những doanh nhân vượt qua khó khăn, thử thách, trở thành người thành đạt trong xã hội mang lại nhiều chi tiết hay cho bài viết, chứa đựng các thông điệp đẹp đưa đến công chúng. Bởi vậy chúng ta phải xây dựng lực lượng doanh nhân lớn mạnh và có trách nhiệm với xã hội để họ là đề tài, chất liệu có sức thu hút với cơng chúng.
Do đó giải pháp đầu tiên mà tác giả muốn nhắc đến là sự thay đổi về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về doanh nhân. Đặc biệt là nhận thức của các cơ quan chức năng và các cán bộ làm việc với doanh nhân cũng cần có nhận thức và hành vi đúng đắn để tạo
điệu kiện cho doanh nhân đi lên, cần phải loại bỏ tư duy sách nhiễu, gây khó dễ, vòi vĩnh doanh nhân. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để doanh nhân phát triển.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều phát triển và hội nhập sâu rộng, doanh nhân Việt khơng chỉ xung kích trên mặt trận kinh tế trong nước mà cịn trên trường quốc tế.
Đội ngũ doanh nhân của Việt Nam đã có sự trưởng thành đáng ghi nhận từ khi Việt Nam đổi mới và đặc biệt từ khi chúng ta hội nhập với các nền kinh tế thế giới. Họ đang nổi lên là nhân tố năng động và tích cực trong sự phát triển chung của đất nước.
Thế nhưng, trong thực tế thì doanh nhân, doanh nghiệp vẫn khổ sở với thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính đang là gánh nặng cho doanh nhân, doanh nghiệp. Chỉ riêng thủ tục về thuế và hải quan đã làm cho khơng ít doanh nhân bức xúc.
Trong bài viết “Thủ tục hồn thuế: Trống đánh xi, kèm thổi ngược”, của tác giả Đặng Loan, đăng ngày 6/11/2013 trên báo Hà Nội Mới có nói đến vấn đề này. Tại hội nghị "Đối thoại với doanh nghiệp năm 2013 về thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan" do Bộ Tài chính và Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 5/11/2013 ở thành phố Hồ Chí Minh, đại diện hơn 500 doanh nghiệp đã bày tỏ khá nhiều bức xúc, nhất là trong lĩnh vực thuế.
Đặc biệt, trong bài viết, đại diện Tổng Công ty Liksin tâm tư: "Doanh nghiệp như cá nằm trên thớt, thuế nói gì cũng không dám cãi, mỗi lần làm việc với chi cục là "xanh mặt". Vì vậy thơng tư, hướng dẫn chính sách phải rõ ràng chứ người này hiểu thế này người kia hiểu thế kia thì doanh nghiệp bạc tóc ln".
Bài viết “Thuế làm khổ dân, Thủ tướng xin lỗi”, của tác giả Võ Văn Thành, đăng ngày 29/4/2014 trên báo Tuổi trẻ có trích dẫn nhiều phản ánh của doanh nhân về bất cập trong thủ tục hành chính và thuế.
Theo đó, ơng Alain Cany (ngun Chủ tịch EuroCham), hiện là Chủ tịch một Tập đoàn quốc tế sở hữu Công ty Pizza VN - nhượng quyền thương hiệu của Pizza Hut. Công ty này được cấp giấy phép hoạt động vào năm 2005 và đã mở 30 nhà hàng. Tuy nhiên theo phản ánh của ông Alain Cany tại hội nghị thì nếu như trước đây khi xin mở 30 nhà hàng chỉ mất hai tuần làm thủ tục, gần đây khi Công ty xin mở thêm hai nhà hàng nữa lại phải mất tới... 14 tháng làm thủ tục.
Vấn đề chỉ được giải quyết sau khi có ý kiến từ cấp bộ. Khó khăn vẫn chưa hết khi vào tháng 02/2014, Công ty xin mở thêm 03 nhà hàng tại Hà Nội thì các sở có liên quan đã đề nghị Cơng ty cung cấp rất nhiều loại giấy tờ, có cả những loại giấy tờ mà Cơng ty đã cung cấp trong q trình làm thủ tục 14 tháng trước.
Khơng chỉ nói về khó khăn trong thủ tục, trong bài viết trên còn đề cập đến tình trạng sách nhiễu của các bộ Nhà nước khi làm việc với doanh nhân, doanh nghiệp. Bài báo đã đưa ra ba ý kiến như sau:
Chính sách thuế trong những năm qua cũng có nhiều cải tiến theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, tuy nhiên thay đổi cịn mang tính manh mún, chưa tồn diện. Chưa kể nhiều chính sách ban hành chậm, thể hiện sự lúng túng của cơ quan quản lý. Có chính sách ban hành q đột ngột khơng cho doanh nghiệp thời gian quá độ để chuẩn bị khiến nhiều doanh nghiệp bị sốc. Nhiều chính sách xa rời thực tế, ban hành ra không áp dụng được. Tình trạng văn bản hướng dẫn khơng rõ ràng, đưa đến nhiều cách hiểu, cơ quan thuế địa phương có thể tận dụng kẽ hở này để nhũng nhiễu, gây khó cho doanh nghiệp.
Đó là việc ơng Thái Bình Hịa (người nộp thuế tại Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh): “Ngày 28/4/2015, tơi đến làm thủ tục nộp thuế tại Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh. Suốt từ sáng đến cuối giờ chiều tơi phải chạy đi chạy lại, gặp hết người này đến người kia mà vẫn chưa được giải quyết trong khi giấy tờ để chứng minh hồ sơ của tơi hợp lệ, khơng trễ hạn vì khơng ghi rõ thời hạn nộp thuế. Khi nộp hồ sơ cho nhân viên thuế, nhân viên này nhận hồ sơ mà chỉ xem sơ sài nên đã khẳng định tôi nộp thuế trễ hạn và phải nộp phạt. Phải đến khi tơi mất cơng vơ ích làm theo yêu cầu của nhân viên thuế, chạy đi chạy lại, hồ sơ cũng khơng có gì thay đổi thì nhân viên mới xem kỹ lại và nói: “Sao ngay từ đầu bác khơng nói rõ?”. Nhưng thực ra, lần tiếp nhận hồ sơ đầu tiên, dù tơi nói gì nhân viên thuế này cũng khơng nghe, chỉ một mực khẳng định tôi sai và nạt, giống như giội gáo nước lạnh lên đầu người nộp thuế.
Sau đó tơi được một lãnh đạo Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh hướng dẫn các thủ tục khá cặn kẽ, nhiệt tình để giải quyết vướng mắc. Nhưng nếu như ngay từ đầu nhân viên thuế xem xét kỹ hồ sơ với một thái độ làm việc khác thì đã khơng khiến tơi mất nhiều thời gian vơ ích như vậy”.
Tình trạng này khơng chỉ khiến doanh nhân, doanh nghiệp đau đầu mà ngay cả người đứng đầu Chính phủ cùng đứng ngồi không yên. Cũng theo bài “Thuế làm khổ dân, Thủ tướng xin lỗi”, của tác giả Võ Văn Thành, đăng ngày 29/4/2014 trên báo Tuổi trẻ, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi chủ trì hội nghị với cộng đồng DN ngày 28/4/2014 đã phải thốt lên: “Tôi rất sốt ruột. Doanh nghiệp và người dân nộp thuế mà khó khăn quá. Tôi là người đứng đầu Chính phủ xin lỗi nhân dân về việc đó"
Cịn trong bài viết “Chủ tịch Quốc hội: thủ tục hành chính cay nghiệt, độc ác” của tác giả Lê Kiên, đăng trên báo Tuổi trẻ Online ngày 23/02/2016 thì nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng bức xúc trước thực trạng thủ tục hành chính làm doanh nhân, doanh nghiệp khổ sở. Bài báo đã
trích dẫn ơng Nguyễn Sinh Hùng phải cay đắng thừa nhận khi bàn về Luật được sửa đổi: “Tại sao lại không cấp một lần mà 5 năm lại cấp lại? Thủ tục
hành chính của mình cay độc lắm, độc ác lắm, quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa.
Tự do kinh doanh mà sao nghề chữa bệnh cứu người lại gây cản trở. Chỉ cấp một lần thôi, về sau kiểm tra thấy đủ điều kiện thì hoạt động tiếp, cịn khơng đủ thì thơi chứ sao lại một vài năm lại cấp lại”.
Như vậy, từ các dẫn chứng cụ thể trên, chúng ta thấy rằng tuy Đảng và Nhà nước có quan điểm và chính sách khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ doanh nhân nước nhà phát triển. Thế nhưng các văn bản pháp luật có liên quan đến doanh nhân, doanh nghiệp, nhất là vấn đề thủ tục hành chính cịn nhiều cản trở doanh nhân, gây ra gánh nặng cho doanh nhân. Điều đó địi hỏi Nhà nước cần mạnh tay và quyết tâm hơn nữa trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nhân để lực lượng doanh nhân được tiếp sức vươn ra thế giới.
Một điều nữa cùng cần bàn đến đó là thái độ và tư tưởng của cán bộ nhà nước cần thân thiện và làm việc đúng trách nhiệm khi giao dịch với doanh nhân. Loại bỏ tư tưởng sách nhiễu, vịi vĩnh doanh nhân.
Có như vậy, doanh nhân nước nhà sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa. Mà doanh nhân lại là chất liệu để viết lên các bài viết, các thơng điệp có liên quan đến doanh nhân. Càng có nhiều doanh nhân thành đạt mang tầm quốc tế với trách nhiệm xã hội thì thơng điệp về doanh nhân dưới góc nhìn văn hóa – một góc nhìn đẹp càng có nhiều câu chuyện hay và hấp dẫn, mang tính tích cực đối với doanh nhân và cơng chúng.
Trong giải pháp này, tác giả còn muốn nhấn mạnh đến tinh thần chủ động hội nhập của doanh nhân. Doanh nhân không chỉ chờ đợi vào sự thay
đổi chính sách của Nhà nước mà chính bản thân doanh nhân cũng cần phải tìm cách khắc phục hạn chế của mình, chủ động hòa nhập với quốc tế để khẳng định mình.
Điểm tích cực của sự hội nhập sâu rộng và đa chiều vào dịng chảy chính của nền kinh tế thế giới đó là ngồi việc có thị trường mới để khai thác và sản phẩm mới làm ra, doanh nhân Việt tiếp cận, cọ xát, cạnh tranh, học hỏi được rất nhiều từ đối tác bên ngồi. Nhờ có sự cọ xát, cạnh tranh và hợp tác đó mà đội ngũ doanh nhân Việt càng ngày càng vững vàng và trưởng thành.
Tuy nhiên có một thực tế là ở Việt Nam, xuất phát điểm kinh tế thấp, hạ tầng cơ sở còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nhân bước vào kinh doanh nhưng không qua trường lớp đào tạo. Khơng ít người bước vào kinh doanh do bức bách của cuộc sống mưu sinh, tạo công ăn việc làm cho cá nhân và gia đình. Những người này tự tìm con đường kinh doanh, lúc đầu tự học, vừa học vừa hành, sau đó tham gia những khóa học phát triển bản thân và doanh nghiệp. Một số ít được đào tạo bài bản ở trong nước và nước ngoài.
Hội nhập chắc chắn đòi hỏi doanh nhân phải thay đổi để phát triển, để nâng tầm. Trước đây, khi chưa mở cửa, chúng ta chưa cảm nhận được sức ép. Sau này, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào ngày càng nhiều, hàng hóa ngoại tràn vào Việt Nam; khi các doanh nghiệp Việt thâm nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế thì sức ép tăng lên với doanh nghiệp là hàng giờ hàng ngày. Nhiều đơn vị biết biến sức ép thành động lực để vượt lên trong cạnh tranh. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp khơng thể cạnh tranh và rút khỏi thị trường.
Đã qua rồi giai đoạn mà doanh nghiệp Việt phát triển nhờ vào thay đổi thể chế, môi trường kinh doanh. Giờ đây khi chúng ta đi vào công cuộc hội nhập sâu, rộng, nhất là khi tham gia Hiệp định TPP (Hiệp định đối tác kinh tế
việc tận dụng những cơ hội, thách thức mới và coi đó là một bước ngoặt do chính mình tạo ra để vượt lên chính mình nhằm thực hiện sứ mệnh chủ động “dẫn dắt” công cuộc phát triển của Việt Nam.
Muốn được như vậy, cộng đồng doanh nhân Việt Nam cần tham gia tích cực hơn nữa, đóng góp nhiều hơn để tạo nên những thay đổi về thể chế, chính sách, tự mình cải thiện mơi trường kinh doanh trong nước để đạt được thành công.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí, vai trị của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam như là lực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khoản 3 Điều 51 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước”.
Trong lịch sử lập pháp của nước ta, đây là lần đầu tiên các vấn đề về quyền đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân được hiến định. Khơng những vậy, Hiến pháp năm 2013 cịn đưa ra các quy định rộng mở và thơng thống để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện các quyền kinh tế của mình. Chẳng hạn, tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và khơng bị quốc hữu hóa (Khoản 3, Điều 51); các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật (Khoản 1, Điều 53); Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường (Điều 52). Và quan trọng nhất là Hiến pháp đã khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo bài báo “Doanh nghiệp, doanh nhân trong Hiến pháp 2013”, của GS. TS Nguyễn Thị Mơ, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, đăng ngày 30/3/2014 trên Báo điện tử Chính phủ thì những quy định
về quyền kinh tế, về doanh nghiệp, doanh nhân trong Hiến pháp năm 2013 là “cú hích” pháp lý quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển.
Đó là cơ sở hiến định để các luật mới ban hành hoặc sửa đổi sẽ phải chú ý tới vị trí của doanh nhân, quy định rõ hơn vai trò, quyền lợi, trách nhiệm và tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt sứ mệnh của mình. Điều này sẽ góp phần tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Theo Ơng Hồng Hữu Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hồng Hải, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Nguyên cho rằng: “Với những quy định trong Hiến pháp năm 2013, các doanh nghiệp, doanh nhân thực sự cảm thấy yên tâm khi đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho chính mình và cho đất nước. Bởi quyền lợi hợp pháp được pháp luật bảo hộ, vai trị, vị trí của doanh nghiệp, doanh nhân đã được khẳng định”.
Theo ông Đinh Xuân Hải, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Thái Nguyên:
“Những quy định trong Hiến pháp năm 2013 liên quan đến lĩnh vực kinh tế, trong đó có doanh nghiệp, doanh nhân khơng những thể hiện sự quan tâm tạo điều kiện mà còn là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước, của xã hội đối với những đóng góp ngày càng lớn của đội ngũ này”.
Nhưng để đảm bảo thực thi hiệu quả các quy định trong Hiến pháp năm 2013, Nhà nước cần có chính sách hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân vốn ở thế yếu và dễ bị tổn thương trước những rủi ro, biến động của kinh tế thị trường…
Những quy định trong Hiến pháp năm 2013 liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân sớm được cụ thể hóa và sớm đi vào cuộc sống. Các cơ quan chức năng cần đồng hành trong sự phát triển của doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời các