Sự chủ động của doanh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 101 - 104)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Nâng cao văn hóa doanh nhân

3.1.2. Sự chủ động của doanh nhân

Cùng với sự quan tâm, thay đổi chính sách của Nhà nước góp phần hỗ trợ doanh nhân phát triển càng ngày càng hùng mạnh thì cũng cần sự chủ động của chính đội ngũ doanh nhân trong việc xây dựng văn hóa doanh nhân.

Như chúng ta đã biết kể từ năm 1986, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, mở rộng giao thương với nước ngồi và cơng nhận nhiều thành phần kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng doanh nhân nước nhà phát triển. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước cịn có các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế nhà nước cũng từng bước thay đổi khi chúng ta tiến hành cổ phần hóa. Chính những điều đó đã tạo nên một tầng lớp doanh nhân ngày càng đơng đảo. Hiện nay, chúng ta có khoảng 2 triệu doanh nhân đóng góp cho GDP cả nước ổn định và phát triển, tạo công văn và việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn, với số lượng doanh nhân không hề nhỏ như trên, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có một doanh nhân mang tầm quốc tế và khu vực. Nước ta chưa có doanh nghiệp mang thương hiệu tồn cầu nổi bật như Toyota, Honda, Samsung… Trong số 2 triệu doanh nhân trên thì chúng ta gần như chưa có doanh nhân đủ danh tiếng toàn cầu như Billgate… Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là do đâu?

Một trong các ngun nhân quan trọng nhất đó chính là văn hóa doanh nhân của chúng ta cịn hạn chế. Đó là lối làm ăn chụp giật, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn mang nặng trong mình tư tưởng tiểu nơng, mạnh ai người ấy làm, thân ai người ấy lo… Thậm chí cịn triệt hạ lẫn nhau bằng những biện pháp mà nói theo ngơn ngữ hiện nay là “cạnh tranh khơng lành mạnh”, cịn dân gian thì bảo đó là “trị bẩn”.

Chúng ta chưa thấy một điểm sáng nổi bật trong đội ngũ doanh nhân thành đạt từ việc chú trọng sáng tạo ra các giá trị phục vụ cho đời sống. Doanh nhân Trần Nhật Vượng được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, vị doanh nhân này thành đạt từ đầu tư bất động sản chứ không phải là sáng tạo một sản phẩm mới như máy tính, điện thoại…

Trong tầng lớp doanh nhân nước ta vẫn còn tư tưởng làm ăn cần phải dựa vào “mối quan hệ”. Họ chưa thực sự có tính tự lực, coi trọng sự sáng tạo để tiến về phía trước.

Thậm chí, có tình trạng khi doanh nhân làm ăn có kinh tế thì lại nghĩ đến hoạt động vui chơi mang tính tiêu cực như mua dâm. Tình thần trách nhiệm xã hội, đóng góp với cộng đồng vẫn chưa trở thành lối tư duy thường nhật của doanh nhân. Điều khác biệt mà chúng ta thấy được ở nhiều doanh nhân tên tuổi của thế giới, sẵn sàng hiến phần lớn tài sản cho hoạt động từ thiện, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Hai tỉ phú Billgate và Buffett đã bỏ ra 50 tỉ đô la Mỹ để làm từ thiện là một ví dụ về sự tư duy của người giàu có. Đó cũng là sự

khác biệt giữa văn hóa Đơng - Tây. Người Mỹ và Phương Tây giàu có, khi mất đi họ khơng để lại tiền bạc cho con cái mà họ đều dùng tiền đó để làm từ thiện. Họ đầu tư cho các cơ sở y tế, trường học hay bệnh viện... Cịn phương Đơng là mua vàng chôn hoặc để lại cho con cháu.

Trong khi đó, bộ phận doanh nhân làm chủ các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước thì lại có tư tưởng, lãi thì chia nhau, cịn lỗ thì Nhà nước chịu. Với tư duy đó, việc chèo lái con thuyền doanh nghiệp sẽ không dồn mọi tâm huyết, sức lực và trí tuệ để xây dựng doanh nghiệp hùng mạnh mang tầm quốc tế.

Cùng với đó là tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng làm các doanh nghiệp nhà nước càng nhanh chóng yếu đi, suy kiệt nguồn lực và dẫn đến tan vỡ. Chúng ta đã có nhiều bài học đắt giá. Điển hình nhất là vụ vỡ nợ của Tập đồn Cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam làm thất thốt hơn 80.000 tỷ đồng, rồi Tổng cơng ty Xây lắp dầu khí thua lỗ hơn 3.000 tỷ đồng.

Các hạn chế trên đã làm cho hình ảnh của doanh nhân Việt Nam chưa nổi bật, chưa có doanh nhân mang tầm quốc tế. Khi mà lực lượng doanh nhân trong các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ lượng lớn tài sản và vốn của Nhà nước nhưng làm ăn chưa hiệu quả, thua lỗ kéo dài, lâm vào tình trạng mất cân đối thu chi, buộc phải rao bán doanh nghiệp hoặc tuyên bố phá sản. Chính điều này làm cho thơng điệp về doanh nhân chưa mạng lại dấu ấn, các thông điệp về doanh nhân thiếu sức hút.

Như vậy, chính lực lượng doanh nhân Việt Nam cần phải chủ động nâng cao văn hóa doanh nhân. Cần bỏ tư duy làm ăn chộp giật, manh mún, cạnh tranh không lành mạnh. Doanh nhân cần chú trọng sự sáng tạo ra các giá trị để thúc đẩy sự phát triển của xã hội và có tinh thần trách nhiệm với xã hội nhiều hơn nữa để xây dựng hình ảnh và thương hiệu.

Đối với các doanh nhân là chủ doanh nghiệp Nhà nước thì cần phải có ý thức trách nhiệm khi sử dụng nguồn lực của Nhà nước. Cần có tinh thần đặt lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân lên hàng đầu nhằm chèo lái doanh nghiệp đi lên hòa nhập với thế giới. Doanh nhân phải biết nhục, biết hổ khi được hưởng quyền lợi mà lại làm tổn hại, gây ra tình trạng trì trệ, phá sản. Đồng thời, nhà nước cũng cần có luật và chế tài chặt chẽ để quy trách nhiệm của các doanh nhân làm chủ doanh nghiệp Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)