Nâng cao trình độ và đạo đức của nhà báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 104 - 125)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Nâng cao trình độ và đạo đức của nhà báo

* Góc nhìn văn hóa tích cực

Nhà báo được coi là chủ thể của hoạt động truyền thông. Như vậy, trong thông điệp về doanh nhân, nhà báo là người đưa thông tin đến với độc giả, cịn độc giả là đối tượng tiếp nhận thơng tin.

Chúng ta nhận thấy, ở góc nhìn văn hóa tích cực, các thơng điệp thể hiện mặt tốt, đóng góp của doanh nhân cho xã hội và đất nước đã được nhà báo đề cập nhiều và tương đối thành công. Điều này cần được phát huy trong thời gian tới.

Tuy nhiên, qua khảo sát các bài báo ở chương 2 và kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận văn thì các thơng điệp ở góc nhìn văn hóa tích cực vẫn chưa được thể hiện sâu và hấp dẫn. Nguyên nhân một phần là trình độ của nhà báo viết về doanh nhân vẫn còn hạn chế.

Cụ thể là nhà báo có thể chưa nắm vững kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành của doanh nhân dẫn đến chưa thể thẩm thấu hết đặc thù hoạt động của doanh nhân. Thông điệp đưa ra mới thể hiện mà chưa đậm nét, có chiều sâu, sức hấp dẫn và lơi cuốn cơng chúng. Các cơ quan báo chí cần quan tâm đến việc cử phóng viên đi học thêm về kinh tế ở các cơ sở đào tạo uy tính trong nước và quốc tế.

Một giải pháp trọng tâm mà tác giả luận văn muốn đề cập, đó là nâng cao đạo đức nhà báo. Nhà báo và cơ quan báo chí phải ln đề cao tính nhân văn, nhân đạo, giữ vững nguyên tắc hoạt động báo chí khi viết về doanh nhân để lan tỏa các thơng điệp tích cực.

Ngày nay trong thời đại kỷ nguyên số, việc thơng tin nhanh, nóng hổi ln là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự sống còn của mỗi cơ quan báo chí. Tuy nhiên trong cuộc chạy đua quyết liệt ấy, khơng ít nhà báo và cơ

quan báo chí vì "sốt ruột" muốn thực hiện mục đích "giành giật" thơng tin mà đã bỏ qua vấn đề trách nhiệm và lương tâm người làm báo, từ đó đánh mất

tính nhân văn và làm suy giảm niềm tin yêu của bạn đọc dành cho báo chí,

các tòa soạn phải chú ý đến sự phát triển đội ngũ phóng viên để họ đi đúng định hướng trong việc đưa thông tin phải đảm bảo các nguyên tắc:

Tính nhân văn trong đưa tin: Ðối với bất kỳ ngành nghề nào, vấn đề

đạo đức nghề nghiệp cũng phải được đặt lên hàng đầu, bởi đây chính là thước đo thang giá trị của việc hành nghề chân chính. Song, với báo chí - một lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù, khi mà chỉ cần vài thông tin viết ra đã có thể mang đến cơ hội đổi thay cuộc đời hoặc có thể đẩy ai đó vào chân tường, vì thế vấn đề đạo đức, lương tâm nghề nghiệp càng cần được chú trọng. Nhìn lại q trình phát triển, có thể khẳng định, nền báo chí cách mạng Việt Nam ln thể hiện được tư tưởng nhân văn, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú của cuộc sống, từ đó đấu tranh loại bỏ những nhân tố xấu trong xã hội, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc, hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ... Song bên cạnh những đóng góp to lớn ấy, những năm gần đây, trước đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, đã và đang xuất hiện cách làm báo rất đáng lo ngại: đó là xu hướng chạy theo những thông tin giật gân, câu khách mà bỏ quên tính nhân văn - "thiên chức" cao cả của báo chí. Ðến nỗi, nhiều người đã phải dùng tới từ "bất

chấp" khi nói về một bộ phận báo chí đương đại, nhất là báo mạng điện tử với những thông tin giật gân, lá cải.

Tiếp cận thông tin một cách khách quan, trung thực: Thiết nghĩ, việc

tiếp cận sự kiện khách quan luôn là ước mơ, cũng là bổn phận của người cầm bút. Nhà báo dù viết bài ca ngợi doanh nhân ở góc nhìn văn hóa tích cực thì cũng cần đảm bảo ngun tắc khách quan, trung thực. Nhà báo có khen cái hay, cái đẹp của doanh nhân thì cũng cần tơn trọng đúng sự thật. Có viết đúng sự thật thì mới được cơng chúng tiếp nhận và tin tưởng. Bản thân doanh nhân khi đọc thơng tin viết đúng về chính mình thì khi đó mới tin vào người cầm bút.

Song việc tiếp cận như thế nào và khai thác thông tin như thế nào lại phụ thuộc vào năng lực mà trước hết là lương tâm, trách nhiệm của mỗi nhà báo. Báo chí cần đưa tin khách quan, trung thực nhưng không phải tất cả những gì mắt thấy, tai nghe đều có thể đưa lên mặt báo. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một nhà báo nổi tiếng, người khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam, ln nhấn mạnh, các nhà báo phải tự mình đặt ra những câu hỏi: viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào? Tức là trước khi đưa ra thơng tin, báo chí phải cân nhắc đến cả tính hiệu quả cũng như sự tác động của thơng tin tới cơng chúng, từ đó lựa chọn cách thức khai thác cho phù hợp. Tính nhân văn của báo chí chính là thể hiện ở chỗ đó. Dù là phản ánh tiêu cực thì thơng tin báo chí cũng phải có hướng tiếp cận để tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực. Phê bình là để cùng tiến bộ chứ không phải theo kiểu một số báo hiện nay đang làm: phê bình để vùi dập, triệt tiêu. Cùng một sự kiện, vấn đề nhưng tài năng, bản lĩnh cũng như cái "tâm" và "tầm" của người làm báo sẽ thể hiện qua cách thức lựa chọn thơng tin, thái độ, góc nhìn của nhà báo trước sự kiện. Và trong xu thế cạnh tranh khốc liệt của truyền thông ở thời đại công nghệ số, chính cách thức xử lý thơng tin sẽ giúp các nhà báo tự phân loại chính mình.

Trong cuộc chạy đua thơng tin hiện nay, báo chí muốn tồn tại và phát huy hiệu quả phải xây dựng được niềm tin với cơng chúng. Vì thế, đứng trước thực trạng báo chí đang đánh mất công chúng và chạy theo lợi nhuận với những thông tin giật gân, vô cảm, vấn đề đặt ra là phải siết chặt lại hệ thống báo chí cũng như quản lý hoạt động báo chí. Những thơng tin lá cải khơng khó phát hiện, những tờ báo chạy theo xu hướng câu khách cũng khơng khó nhìn ra, song vì nhiều lý do vẫn đang tồn tại. Nếu không muốn để "con sâu làm rầu nồi canh", nhất thiết công tác thanh lọc, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm báo chí phải được làm triệt để. Những sản phẩm làm ảnh hưởng tới chất lượng chung của nền báo chí nước nhà cần phải được loại bỏ. Thứ nữa, cơng tác đào tạo báo chí, bao gồm cả đào tạo ban đầu và đào tạo lại, đào tạo nâng cao cũng cần được quan tâm. Bởi muốn tăng tính nhân văn cũng như hàm lượng văn hóa của báo chí, quan trọng nhất là người làm báo phải có lập trường, tư tưởng vững vàng trước cái sai - đúng, có óc phân tích vấn đề và sự khéo léo để chuyển tải thông tin một cách đúng mực, hấp dẫn và có lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, con người.

Trong thời đại báo chí hiện đại, khi mà tin nóng, tin nhanh chính là địi hỏi sống cịn của từng tòa soạn, hơn lúc nào hết, bên cạnh "cái đầu lạnh", mỗi nhà báo còn cần phải có một "trái tim nóng" để khơng bước qua ranh giới mong manh giữa đạo đức hành nghề và sự cám dỗ của vật chất.

Cuộc đấu tranh không ngừng về đạo đức của người làm báo chuyên nghiệp, nhất là nhà báo viết về kinh tế, vốn dĩ dễ dính tới tiền bạc là đấu tranh giữa một bên là sự thật và một bên là cách nắm bắt sự thật. Tuy nhiên, không thể ngụy biện rằng “vì sự thật” mà nhà báo có thể hi sinh những chuẩn mực hành nghề. Công chúng có thể tung hơ lên mây vì những thơng tin mà nhà báo cơng bố, nhà báo có thể làm thay đổi nhận thức của công chúng về một vấn đề này hay vấn đề khác. Nhưng tất cả là ngắn hạn. Nếu sau này người ta

biết rằng nhà báo đã sử dụng phương pháp không ngay thẳng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nghề báo để lấy thơng tin thì cơng chúng - vốn vơ tình và thẳng thắn- sẽ hồi nghi và dẫn tới sụp đổ lịng tin về sự trung thực. Vì thế, nếu nhà báo tác nghiệp bằng phương pháp hạ sách thì chẳng khác nào nhà báo đang ăn dần tương lai.

* Góc nhìn văn hóa phản biện

Cùng với góc nhìn tích cực, viết về cái hay, cái đẹp của doanh nhân mang lại sức lan tỏa trong xã hội thì góc nhìn văn hóa cịn có góc nhìn phản biện.

Trong các tờ báo khảo sát, báo Diễn đàn Doanh nghiệp, tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, tác giả nhận thấy đây là các tờ báo chuyên viết về doanh nhân. Thế nhưng trong thời gian khảo sát lại khơng có bài nào viết ở góc nhìn phản biện về doanh nhân. Đây là hạn chế cần được khắc phục. Bởi vậy, tác giả đề xuất giải pháp với các tờ báo khảo sát là bên cạnh các bài viết ở góc nhìn văn hóa tích cực, mang thơng điệp đẹp về doanh nhân thì cũng cần có các bài viết chứa đựng thơng điệp ở góc nhìn phản biện. Cịn trên Thời báo Kinh tế Việt Nam thì các bài viết ở góc nhìn phản biện cần phải cụ thể và có tính chất mạnh mẽ, thuyết phục hơn, khơng nên chỉ nêu lên vấn đề một cách chung chung.

Bài viết với góc nhìn phản biện khơng phải là dìm doanh nhân, triệt đường sống của doanh nhân. Các viết phản biện phải trên tinh thần xây dựng, chỉ ra các hạn chế, yếu kém, sai phạm của doanh nhân. Đó là trồn thuế, làm hàng giả, hàng kém chất lượng và xả chất thải ra môi trường.

Các bài viết ở góc nhìn này sẽ giúp cơng chúng có cái nhìn đầy đủ hơn về doanh nhân. Đồng thời giúp doanh nhân hồn thiện mình hơn, khắc phục các hạn chế, sai lầm, đóng góp nhiều hơn cho xã hội và đất nước.

Tuy nhiên, tác giả luận văn muốn nhấn mạnh rằng khi viết ở góc nhìn phản biện thì nhà báo phải đề cao đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, không được

lợi dụng việc phát hiện các sai phạm của doanh nhân, doanh nghiệp để tống tiền doanh nhân.

Thực tế hoạt động cho thấy khơng ít nhà báo khi phát hiện ra sai phạm của doanh nhân, doanh nghiệp đã tìm cách uy hiếp, tống tiền doanh nhân. Ví dụ như nhà báo Hà Phan của báo Tiền phong khi phát hiện một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sai phạm. Nhà báo này đã gọi điện đe dọa để cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp. Sau đó nhà báo Hà Phan bị bắt và khởi tố hình sự.

Đó khơng phải là trường hợp duy nhất. Điều đáng ngại là tình trang này đang diễn ra trong thực tế hoạt động báo chí, gây ảnh hướng xấu đến doanh nhân. Các bài viết mang động cơ tống tiền sẽ mang đến thơng điệp sai lệch về doanh nhân, làm khó cho doanh nhân, khơng phải là sự phản biện chân thành về doanh nhân.

Bởi vậy, ở góc nhìn văn hóa phản biện khi viết về doanh nhân, nhà báo phải ln có ý thức, tình thần xây dựng, đề cao đạo đức và trách nhiệm người làm báo. Đồng thời, cần có sự chặt chẽ trong pháp luật, nhất là luật báo chí và các luật có liên quan để hạn chế nhà báo lợi dụng gây khó khăn cho doanh nhân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nhân.

Trào lưu hội nhập và tồn cầu hố dẫn đến áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan truyền thông, không chỉ với nước ngoài mà ngay cả trong nước. Các phương tiện truyền thông cổ điển đánh mất đi vị thế độc quyền trong xã hội. Người phóng viên khơng cịn là "người gác cổng" nữa, sản phẩm của họ trở thành một phần nhỏ trong khối tư liệu đồ sộ được thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau.

Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận. Với

cơ chế thị trường, báo chí sẽ theo quy luật cung cầu, cung cấp những sản phẩm theo nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng. Các tờ báo, kênh truyền hình, trang báo điện tử…cạnh tranh nhau. Bên cạnh những tác động theo hướng tích cực, buộc các nhà báo phải năng động, cố gắng nâng cao chất lượng tác phẩm hơn, thì cơ chế thị trường cũng gây ra những sức ép lớn để tăng doanh thu cho cơ quan báo chí. Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường làm cho một số người làm báo quan tâm đến lơị ích cá nhân, lợi ích kinh tế và coi nhẹ lợi ích xã hội. Các tờ báo chạy theo lợi nhuận, xa rời mục đích tơn chỉ của tịa soạn, báo mạng chạy theo việc đưa tin nhanh, đưa tin câu khách, giật gân, nhan nhản trên các báo là những thơng tin sex, sốc, sến, tình, tiền, tù, tội. Qua khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp và tạp chí Doanh nhân Sài Gịn, tác giả luận văn nhận thấy khơng có hiện tượng trên nhưng nhà báo lại vi phạm đạo đức ở mức độ khác, viết tô hồng doanh nhân làm cho doanh nhân mải say sưa với thành cơng ảo vọng, khơng nhìn vào thực tế là chỉ số cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn so với khu vực và thế giới.

Báo chí có vai trị định hướng dư luận từ đó tác động lên tâm lý xã hội trong đó có doanh nhân. Do vậy, một mặt báo chí cần cổ vũ tinh thần doanh nhân, tơn vinh những doanh nhân có đóng góp tích cực. Mặt khác, trước sự cám dỗ của vật chất khơng ít người làm kinh doanh kiếm tiền bằng cách vi phạm pháp luật, đạo đức. Báo chí cần dũng cảm lên án những hành vi tiêu cực này. Đồng thời, báo chí cần phản ánh chân thực, sâu sắc hiện trạng để nuôi dưỡng một tinh thần doanh nhân chân chính, tránh tư tưởng làm giàu nhanh, bất chấp pháp luật, tầm nhìn ngắn hạn và ít giá trị nhân văn.

Về tổng thể có thể nói là báo chí rất đa dạng, phong phú, đội ngũ làm báo chí đơng đảo và lớn mạnh đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của nhân dân trong nước và nước ngồi về tình hình kinh tế của Việt Nam và vai trò của đội

ngũ doanh nhân Việt trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Hình thức, nội dung, chất lượng báo chí ngày càng nâng cao, kịp thời. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục:

Báo chí chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế nói chung và doanh nhân nói riêng. Người làm báo đôi lúc chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân và trách nhiệm xã hội. Đã có khơng ít bài báo phiến diện, theo đuổi thị hiếu tầm thường của một bộ phận người đọc;

Thông tin số liệu được sử dụng thiếu trung thực, chưa được kiểm chứng; khơng ít người làm báo trình độ chun mơn hạn chế, đạo đức suy thối lợi dụng nghề nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khi những vấn đề tiêu cực của báo chí bị phát hiện thì việc xử lý chậm chạp thiếu tính răn đe;

Báo chí chưa quan tâm thỏa đáng đến những tấm gương doanh nhân điển hình chân chính, sáng tạo, thiết thực để tạo niềm tin và khơng khí cho xã hội. Thay vào đó hay đăng các bài về sự giàu có, xa hoa, tình ái của giới doanh nhân phục vụ câu khách, để bán báo, làm quảng cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa (Trang 104 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)